– “Tại sao bạn nhân sự chị chăm fanpage ra nhiều tương tác nhưng không ra đơn như mong đợi?”
– “Tại sao profile em đăng cũng nhiều lượng like, share nhưng không ra hiệu quả và khách hàng tiềm năng?”
– “Tại sao website anh luôn có traffic vào site những không có được khách hàng mua hàng?”
Đó là những câu hỏi phổ biến mà khách hàng và học viên hỏi mình. Bạn hãy nhìn vào thực trạng hiện nay, bạn phải công nhận với Ngáo Content một điều là không hề khó để có được lượng tương tác nhất định trên Facebook hiện nay. Bạn chỉ thử reup lại bài viết hay hay một câu nói trending, sâu sắc nào đó cũng đủ thu về hàng tá lượng tương tác ổn áp có đúng không?
Và đa số nội dung trên Facebook hiện nay của các doanh nghiệp và mô hình kinh doanh nhỏ đều được đăng tải rất ngẫu hứng, và mục đích chủ yếu là được nhiều tương tác.
Dưới đây là 3 lầm tưởng về tính hiệu quả của content marketing đa kênh mà ít cá nhân/ doanh nghiệp nhỏ lưu tâm. Nếu không cẩn thận, bạn có thể hao tốn rất nhiều chi phí đầu tư content marketing về lâu dài, và thậm chí làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu chỉ vì những lầm tưởng này. Đây chính là gọng kiềm ngăn cản bạn nhỏ mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển thương hiệu.
Mục lục bài viết
1. Tương tác cao, nhưng sao ít khách hàng?
Lượt tương tác không phải là chỉ số duy nhất và quan trọng nhất để đo hiệu quả content marketing
Lượt tương tác trên Facebook quả thật có sức hấp dẫn lớn. Với một bài viết nhiều like/share/cmt thì luôn luôn hấp dẫn hơn một bài viết lèo tèo vài ba cái tương tác. Nhưng không ít chủ doanh nghiệp nhỏ còn mù mờ về tiếp thị đã bị chúng đánh lừa, rằng tương tác nhiều nghĩa là:
– Khi triển khai nội dung trên Fanpage được lượng tương tác cao thì cho là fanpage của mình đang được khách hàng yêu thích, họ sẽ ấn tượng và biết đến thương hiệu của mình nhiều hơn, và thậm chí, mình sẽ bán được hàng nhiều hơn. Đó là lý do mà nhiều người lạm dụng seeding hay các hình thức ngắn hạn để có được lương tương tác tốt.
– Đối với các profile cá nhân, nhiều người lầm tưởng mình đặt lượng tương tác cao ngất thì đã là hiệu quả, nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại không có.
– Đối với website, tỷ lệ tự khóa tăng vọt theo từng ngày, traffic tăng cao do đi các keyword dễ đucợ lượng search lớn hàng tháng nhưng thậm chỉ không có một khách hàng mua hàng trên đấy.
Thế đấy, mặt trái của tương tác cao đó chính là:
Nếu tập trung vào chỉ số Engagement để đánh giá hiệu quả content marketing, bạn sẽ hao tốn rất nhiều chi phí về lâu dài.
Từ lượt tương tác cao đến hiệu quả KPI mà chủ bạn kỳ vọng thường là một chặng đường khá xa đấy.
Hãy tự hỏi mình những câu dưới đây để biết liệu bạn đã bỏ sót điều gì trong quá trình đó:
– Những người tương tác đó có phải là khách hàng mục tiêu của bạn?
– Lượt tương tác cao ấy có cho ra tỉ lệ chuyển đổi cao hay không?
– Sẽ có bao nhiêu người đã tương tác sẽ ấn tượng về thương hiệu và sản phẩm của bạn? Hay họ chỉ dừng lại ở việc thích bài viết?
Mỗi ngày khách hàng của chúng ta tiếp thu hàng trăm hàng nghìn bài viết trên các kênh, thời gian họ bỏ ra để nhớ đến hoặc đọc bài viết của bạn chỉ như một cái liếc mắt. Trường hợp nếu bài đăng của bạn có tính viral cao, thì việc người ta làm cũng chỉ là nhấn vào nút share và ghi vài dòng cảm nghĩ.
Nhưng sau đó thì sao?
Thì sẽ không còn ai thấy chúng nữa.
Tệ hơn, họ có thể share nội dung của bạn, có thể nhớ đến nội dung, nhưng sẽ chẳng mảy may để tâm tới thương hiệu của bạn vì chúng chẳng có sự liên quan. Một sự thật mất lòng rằng, một bài đăng dù có nhiều lượt share hay tương tác nhiều đến đâu, nhưng nếu chúng không đem lại một tác động nào đến thương hiệu của bạn, thì hiệu quả lúc này chỉ nằm tròn trĩnh ở con số 0.
2. Content marketing riêng lẻ sẽ làm hỏng hình ảnh thương hiệu
Content marketing cho từng kênh phải có chiến lược rõ ràng và đi theo một kế hoạch cụ thể để đạt được đúng KPI mà bạn kỳ vọng. Mình thấy rằng, với các cá nhân hay doanh nghiệp khi triển khai hoặc thuê các freelancer nhỏ lẻ nhận chăm fanpage, viết content cho website thường không có chiến lươc rõ ràng và chỉ quan tâm đến 1 trong rất nhiều kênh truyền thông của thương hiệu.
Mặt trái của thực trạng này chính là:
Tiếp thị riêng lẻ trên các kênh triển khai, thiếu chiến lược tổng thể là mức trần rất thấp, ngăn cản doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô trong tương lai.
Bạn phải biết là tiếp thị, đặc biệt là content marketing là một chiến lược cần sự đồng nhất giữa các kênh: website, social media, offline…
Nếu doanh nghiệp nhỏ có nhiều hơn 1 kênh truyền thông, việc chăm sóc riêng lẻ từng kênh sẽ khiến tiếp thị không hiệu quả, thậm chí làm hỏng hình ảnh thương hiệu, vì mỗi kênh sẽ truyền thông một kiểu khác nhau.
Thông điệp và tính cách mà thương hiệu đưa ra cần thống nhất ở tất cả các kênh truyền thông. Câu chuyện lớn nhất của việc làm tiếp thị, trước mắt là để tăng doanh thu, nhưng về lâu dài lại là xây dựng thương hiệu vững mạnh mà không phải sao!
3. Content marketing không tuân theo Guideline
Content marketing không tuân theo Guideline được nghiên cứu từ trước sẽ làm loãng thông điệp truyền thông
Cách quản lý nội dung của hầu hết các đơn vị ngày nay thường rất ngẫu hứng. Hôm nay bạn thích đăng gì lên fanpage thì đăng, có hững với 1 trend gì đó thì viết và đăng lên profile, thấy từ khóa nào đó hay hay thì đưa lên website.
Mặt trái này bạn không được bỏ qua nếu không muốn tiếp tục vung tiền qua cửa sổ:
Hãy nhớ rằng nội dung ngẫu hứng, manh mún sẽ không đem lại hiệu quả, làm loãng thông điệp truyền thông và tổn hại hình ảnh thương hiệu của bạn.
Thực trạng các fanpage hay profile hiện nay hay bị lậm vào việc chia sẻ nhưng nội dung viral, những câu nói trending hoa mỹ để câu like mà quên tiếng nói thương hiệu của mình như thế nào. Và như đã nói ở trên, lượng tương tác không phải là tất cả. Tương tác cao nhưng nhìn lại inbox page không có lấy 1 khách hàng tiềm năng, trên website không có nổi một khách hàng đặt hàng thì cũng bằng thừa.
Khi có một chiến lược tốt để xây các kênh, khách hàng sẽ hình dung dễ dàng được bộ mặt của profile bạn là ai, fanpage bạn tên gì, webiste hoặc blog cá nhân của bạn như thế nào. Các chiến dịch content marketing đa kênh cần có liên quan và được tính nhất quán kết hợp với yếu tố truyền thông xuất hiện hợp lý, điều này sẽ giúp tô đậm hơn hình ảnh thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng.
Nếu không có guideline cụ thể ngay từ đầu, mải mê chạy theo những thói quen trên, đến một ngày nào đó bạn sẽ vò đầu bức tai nói rằng “mình không còn gì để chia sẻ với khách hàng của mình nữa rồi…”.
Đừng khiến các kênh của bản trở thành một quyển nhật ký với lộn xộn những thông tin chồng chất, không cái nào thực sự liên quan đến cái nào.
Sẵn đây thì chia sẻ lại bài cũ đã từng share
3 KHÓ KHI LÀM CONTENT MARKETING
Khi bạn làm Content Marketing nghĩa là bạn đã đang và sẽ làm những điều này:
– Truyền tải những tâm tư của sản phẩm – dịch vụ để dễ dàng tiếp cận công chúng
– Hình thành cộng đồng, nhận thức và xây dựng thương hiệu
– Đem lại chuyển đổi cho doanh nghiệp
– Làm cuộc sống “màu sắc” hơn
Đối với mình đây là một công việc đầy màu sắc và ý tưởng. Chính vì đầy màu sắc nên không phải lúc nào cũng là màu hồng của vui vẻ và dễ dàng. Trong quá trình làm việc mình đã kinh qua 3 KHÓ của content marketing và hôm nay sẽ chia sẻ với mọi người. (Thật sự là nhiều hơn nhưng đây là 3 khó phổ biến nhất )
Khó 1: Tìm Insight – Thấu hiểu khách hàng
Vấn đề vò đầu bức tai của hàng triệu marketer, freelancer, chủ doanh nghiệp,… Nói đơn giản nó chính là những suy nghĩ, mong muốn và khát vọng nhưng được ẩn dấu ở sâu bên trong của khách hàng.
Cái khó của quá trình tìm Insight trong Content marketing là việc phải đào sâu “xoa đúng chỗ đau, gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng để thỏa mãn họ, khiến họ thấy “wow” hài lòng và yêu thích sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Mình thấy nhiều người lầm tưởng rằng hiểu insight khách hàng đơn giản là việc chỉ ra được những đặc điểm của khách hàng mục tiêu, từ sở thích hay hành vi gì đó từ những data có sẵn. Thực tế thì insight khách hàng là “sự thật ngầm hiểu”, khách hàng có bao giờ trực tiếp nói ra điều đó đâu khó là ở chỗ bạn phải nghiên cứu, quan sát, phân tích và tìm ra nó. Đây mới là quá trình khó khăn thật sự trong việc tiếp cận khách hàng.
Giữa một thị trường đầy rẫy cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ, thì chính insight sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh và những điều khác biệt để bạn tiếp cận với khách hàng. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp nào tìm ra insight khách hàng chính xác hơn, độc đáo hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công.
Khi doanh nghiệp triển khai Content Marketing và không hiểu rõ Insight của khách hàng là gì thì từ việc giao tiếp đến truyền thông, từ bán hàng hay làm marketing cũng hệt như việc khách hàng đang ngứa ở tay nhưng bạn lại cật lực đi gãi ở chân vậy
Khó 2: Khó tìm – Khó tạo ra thông điệp đánh vào cảm xúc của khách hàng mạnh mẽ
Nhìn vào hình bên dưới nhé bạn sẽ thấy rằng một thông tin muốn chuyển thành thông điệp thì phải cần được truyền tải qua những cấu trúc content nhất định như những công thức phổ biến như AIDA, PAS, SSS, Strings,… Đây là những công thức rất dễ học. Và được áp dụng phổ biến. Ngoài ra còn có những cách viết khó hơn nhất là dạng kể chuyển thì mỗi người mỗi cách.
Mình không có thói quen bắt ép bản thân hay các nhân viên của mình phải viết theo một công thức rập khuôn nào cả nhưng trước khi các bạn viết hay thì có thể căn cứ vào những công thức trên để làm “điểm tựa” và viết đúng hơn.
Và nếu bạn chỉ dừng lại ở mặt THÔNG TIN thì hành vi của người đọc chỉ dừng lại ở việc BIẾT đến bạn
Nếu bạn chỉ truyền tải nội dung ở mặt THÔNG ĐIỆP thì người đọc chỉ dừng lại ở việc sinh ra một HÀNH ĐỘNG nào đó.
Nhưng để THÔNG ĐIỆP của bạn trở nên GIÁ TRỊ thì tần suất xuất hiện phải đủ nhiều. Thời nay thì bạn có quá nhiều kênh để xuất hiện và tiếp cận khách hàng, từ nhưng kênh 0đ đến những hình thức chạy ads, truyền thông,… rồi từ định dạng này đến những hình thức tiếp cận kia,… vân vân và mây mây
Đó chính là lúc bạn cần một chiến lược nội dung ra đời để quản lý hết tất tần tật nhưng thứ phải làm. Bao gồm các công việc như:
– Triển khai content marketing cho kênh nào?
– Mỗi kênh sẽ làm gì?
– Nên viết gì? tại sao viết?
– Ngân sách bao nhiều là đủ?
– Đo lường hiệu quả ra sao?
– … (đủ thứ cái trên đời @@)
Nghe nhiều thứ phải lo quá nhỉ? Thật tế là còn nhiều hơn thế nữa @@ khó khăn là nằm ở đây. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không có thới quen lập một bảng kế hoạch, làm tới đâu chỉnh tới đó nên đôi khi may mắn không chớm nở thì toang vì không kiểm soát được quá nhiều thứ.
Khó 3: Làm cách nào để viết content thu hút & thuyết phục được khách hàng?
(nói đến các cá nhân, freelancer marketer,… đang cần rèn luyện)
Câu chuyện của ý tưởng, tiêu đề, cách viết, triển khai ra sao,…luôn là thứ khiến nhiều người đau đầu.
Để có được những điều đó bạn hãy luyện tập và “nạp” thêm kiến thức hoặc tìm một người mentor thật tốt để dẫn dắt.
Đối với kỹ năng viết, mình nghĩ viết hay thì khó nhưng viết đúng thì chỉ cần bạn luyện tập đúng hướng và có phương pháp thì sẽ được thôi.
Một mình khó tạo thói quen. Để tạo thói quen viết bạn cũng cần có đội nhóm, động viên, giám sát, hỗ trợ. Chọn đúng nơi để học và luyện cũng là một vấn đề cần cân nhắc. Quan trọng là hãy làm và đúc kết.
Một số kinh nghiệm đúc kết
Cách thức để viết sao cho thu hút sao cho chuyển đổi thì được nhiều người chia sẻ lắm rồi nhưng mình nghĩ trong số đó sẽ có những điều rất quan trọng và nhiều bạn thường bỏ qua.
➤ Hãy viết có mục đích, hãy luôn có chiến lược rõ ràng
Sự bùng nổ content marketing làm cho nhiều freelancer, marketer hình thành thời quen viết chỉ vì phong trào.
Tất nhiên việc luyện viết là rất tốt, bạn càng viết nhiều thì bạn sẽ càng giỏi thôi. Nhưng sẽ rất tuyệt vời và có ý nghĩa nếu nội dung bạn viết có mục đích thật sự nào đó.
“Trong thế giới hiện đại của doanh nghiệp, nó vô dụng để trở nên sáng tạo khi bạn không thể bán được ý tưởng đó” – David Ogilvy
Đừng chỉ viết một bài viết để nuông chiều cảm xúc của bản thân. Hãy quy thời gian, công sức, chất xám của bạn thành “tiền” và “hiệu quả” của thực tế để cân đo đong đếm.
➤ Khám phá công việc từ một góc độ mới
“Mạch máu” của một Content Creator chính là khả năng sáng tạo. Thiếu sáng tạo, thì còn gì để tạo ra giá trị nữa đâu… bởi nếu không có sự sáng tạo, mình sẽ không thể tìm đâu ra ý tưởng cũng như phương hướng triển khai ý tưởng ấy.
Một Content được gọi là thành công khi nó chứa đựng những điều bạn không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào khác. Nhưng đôi khi, việc đưa ra những ý tưởng mới sẽ trở nên khó khăn nếu bạn tập trung quá nhiều vào quá trình sáng tạo nội dung.
Thực ra, nếu bạn đã từng có cảm giác những gì mình viết ra đều đã được viết trước đó, thì bạn không phải là người duy nhất đâu. Hoặc, cũng có thể bạn là người sai!
Việc tìm được một “điểm sáng” mới từ các chủ đề đã được nghiên cứu kỹ lưỡng là hoàn toàn khả thi khi bạn chịu khó thay đổi quan điểm của mình một chút.
Có rất nhiều nguồn để bạn tìm kiến ý tưởng, từ đối thủ, từ đồng nghiệp từ đối tác,…Đối với những yếu tố cần sự độc đáo và sáng tạo thì bạn hãy cố gắng dành một khoảng thời gian trong ngày tầm 15-30 phút để tìm hiểu về những xu hướng mới, tìm kiếm thêm vè nhu cầu của khách hàng, các giải pháp mới hay ho cho doanh nghiệp/ khách hàng của bạn,….
➤ Nắm kiến thức chuyên môn
Điều tiên quyết phát có để vào “ngành”. Cái khó ở đây là các bạn thường không biết nên bắt đầu từ đâu nên không biết nên làm gì. Bạn có đang đặt câu hỏi đó không? (có thể bình luận bên dưới khó khăn của bạn, Tâm sẽ hỗ trợ tư vấn trong khả năng của mình )
Việc các bạn cần để phát triển trong ngành marketing này là học cả những kỹ năng chuyên môn và giỏi cả nhưng kỹ năng mềm. Kỹ năng chuyên môn thì có cả ngành ngang và ngành dọc cũng cần bạn phải chú ý và chọn lọc kiến thức phù hợp để update. Vì vậy cân nhắc xem thế mạnh, điểm yếu và nguồn lực của bản thân ra sao để chọn phương pháp học tập đúng hướng thì mới mong phát triển nhanh được.
Và không biết bắt đầu từ đâu thì hãy cứ làm gì đó đi bạn ạ! Vì có làm gì cũng là bắt đầu mà không phải sao. Tham gia một khóa học (khóa content của Tâm chẳng hạn ), đọc một cuốn sách, tìm hiểu và viết một chuỗi series từ những kiên thức bạn chưa biết,…
➤ Action Action Action liên tục
Có làm thì mới có kết quả. Dù là kết quả tốt hay không tốt thì vẫn hơn là không làm. Bạn sẽ chỉ có câu trả lời về kỹ năng viết, về sai lầm của bản thân, về những cái chưa hay chưa hiệu quả khi bắt tay vào action!
Hãy cứ viết nhiều vào (nhưng viết có mục đích nhé! – điều 1). Sau đó, dõi theo tính hiệu quả của bài viết. Nếu thất bại, hãy tìm nguyên nhân và cải thiện nó. Những bài học có được từ thất bại thực tế đem lại cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn so với những bài học trong sách vở hay lý thuyết hoặc đọc từ chia sẻ trải nghiệm của người khác.
➤ Không bỏ cuộc
Content marketing là một quá trình dài hạn. Không phải ai có khả năng có thể sản xuất ra “siêu phẩm” ngay từ bài viết đầu tiên. Khi mới bắt đầu thất bại là một chuyện hoàn toàn bình thường. Vì vậy, bạn cũng đừng vì những đánh giá khắt khe từ sếp, khách hàng làm nhục chí.
Cứ tiếp thu những điều đó và cố gắng hoàn thiện sản phẩm thêm một lần nữa…rồi một lần nữa… Từ những thất bại này, về sau bạn sẽ biết những gì mình nên tránh. Đồng thời, kỹ năng viết cũng trở nên cứng cáp hơn. Điều này mình chắc chắn!
Nếu bạn muốn hiểu rõ về chiến lược content marketing triển khai như thế nào thì tham khảo thử khóa học content marketing đa kênh của Tâm nhé. Comment bên dưới cho Tâm về những khó khăn của bạn trong việc triển khai content bên dưới nhé! – Vướng chỗ nào Tâm giải đáp chỗ đó!
Trần Hoàng Ngọc Tâm – Cofounder SimplePage Việt Nam
Ánh Tuyết – Tổng hợp và Edit.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách biến 1 Headlines thành 30 Headlines khác nhau & Ý tưởng đặt tiêu đề content siêu hay
- Content pillar là gì? Tất tần tật về Content Pillar
- Nhân viên content là gì? Những điều có thể bạn chưa biết
- FULL [100+] mẫu content thu hút làm quảng cáo mới nhất
- Tất tần tật về Social Content là gì chi tiết nhất 2021