Triển khai các plan, chiến lược digital marketing sao cho vừa hiệu quả, vừa tối ưu được tối đa các chi phí đầu ra là một trong những vấn đề rất đau đầu mà các doanh nghiệp startup đang phải đối mặt . Để không bị thụt lùi phía sau, tất nhiên bắt buộc mọi doanh nghiệp đều phải không ngừng thay đổi để giải quyết các vấn đề về chuyển đổi số, ứng biến với nó hằng ngày. Bài viết này được ra đời với hy vọng có thể hỗ trợ thêm một góc nhìn nhỏ nào đó cho các chủ doanh nghiệp, startup, các nhà bán hàng cũng như những người sắp có ý định thành lập các công ty startup trong việc làm sao đó để triển khai hiệu quả các chiến lược digital marketing cũng như quảng bá hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.
Mục lục bài viết
Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
Mỗi một chiến dịch tiếp thị đều hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu nhất định. Doanh nghiệp Startup cần định hướng mục tiêu cho chiến dịch để tạo hình mẫu và chân dung khách hàng. Các thông tin để bạn xây dựng danh tính khách hàng như: Tên, nhóm tuổi, công việc, nghề nghiệp, thu nhập, kênh họ yêu thích,…
Tầm quan trọng của việc xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
- Khám phá các nhu cầu và mong muốn của khách hàng: Bằng cách đánh giá mục tiêu, bạn sẽ biết được khách hàng muốn gì và cần gì từ doanh nghiệp. Khi hiểu được điều này, bạn sẽ học được cách bán hàng và những ưu đãi nào nên áp dụng. Đây là bước đầu tiên khi bạn bắt đầu triển khai dịch vụ Digital Marketing.
- Hiểu được các quyết định mua hàng: Khi biết được xu hướng mua sắm, bạn sẽ nhận ra khi nào và ở đâu là nơi xuất hiện trước mắt khách hàng tốt nhất. Ví dụ như bạn có 95% khách hàng nghiên cứu thông tin trực tuyến trước khi tiếp cận doanh nghiệp. Lúc này, bạn sẽ dùng những thông tin mang tính định hướng liên quan đến những gì họ tìm kiếm. Từ đó hướng họ đến quyết định mua hàng và trở thành khách hàng thân thiết với doanh nghiệp.
- Insight về hành vi: Bạn sẽ biết được khách hàng của mình dành thời gian ở đâu trên mạng và cả ngoài đời. Ngoài ra, bạn sẽ biết được cách tương tác với họ, tiếp cận với khách hàng mới, nên sản xuất nội dung nào và trên nền tảng nào.
- Nội dung có định hướng: Khi hiểu rõ những mong muốn, mục đích, nhu cầu,… của khách hàng mục tiêu, bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về nội dung nào có thể hấp dẫn họ. Từ đó, bạn sẽ sản xuất và phát triển nội dung nhắm trúng đích và tiết kiệm được nguồn lực hiệu quả.
Cách vẽ bản đồ chân dung khách hàng mục tiêu
Để vẽ bản đồ chân dung khách hàng khi triển khai Digital Marketing, bạn hãy áp dụng theo các bước sau:
Bước 1: Xác định Customer Persona
Bắt đầu vẽ bản đồ chân dung khách hàng mục tiêu từ những thông tin cốt lõi như: Giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, chức vụ,…
Bước 2: Tìm hiểu từ các ví dụ
- Ví dụ bạn đang xây chân dung khách hàng cho chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình. Bạn sẽ chọn khách hàng nữ tên Thủy, 28 tuổi, đã lập gia đình và có con gái 2 tuổi. Công việc chính của chị Thủy là nhân viên văn phòng tại TP.HCM và khá là bận rộn. Ngoài ra, chị còn tham gia diễn đàn dành cho phụ nữ, gia đình và đọc tin tức về thực phẩm, bữa ăn dinh dưỡng,…
- Dựa trên thông tin này bạn sẽ vẽ nên bản đồ chân dung khách hàng về chị Thủy như: Sống tại HCM, 28 tuổi, nhân viên văn phòng, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, thường tìm kiếm địa chỉ mua thực phẩm sạch,…
Bước 3: Thấu hiểu nhu cầu người mua
- Tiếp theo, bạn đặt câu hỏi mang tính chất theo dõi và nuôi dưỡng khách hàng mục tiêu. Bạn có thể dùng bảng khảo sát hoặc thăm dò ý kiến để có những thông tin tốt nhất từ người mua. Từ đó, bạn sẽ hiểu được liệu họ thực sự cần sản phẩm hay chỉ tò mò cơ bản.
- Vậy đối với khách hàng là chị Thủy sẽ cần đến giải pháp gì trong hoàn cảnh này? Vì thường xuyên bận rộn nên chị Thủy sẽ có nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi gần nhà. Những nơi mà chị có thể mua nhiều sản phẩm cùng lúc và tiết kiệm được nhiều thời gian. Đặc biệt điều chị quan tâm là thực phẩm chất lượng, luôn tươi ngon,…
- Sau khi bổ sung thêm các nhu cầu thì chân dung khách hàng của chị Thủy sẽ gồm: Sống tại HCM, 28 tuổi, là nhân viên văn phòng, quan tâm đến thực phẩm sạch, yêu cầu là cửa hàng tiện lợi gần nhà, có nhiều sản phẩm,…
Bước 4: Đối phó với những sự phản đối thường thấy
- Tương tự như ở những bản đồ khác, bản đồ chân dung khách hàng cũng sẽ có những trở ngại ngăn cản khách hàng mua sắm. Điển hình như những khó khăn, thất vọng, mối quan tâm sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian để khám phá các trở ngại này và thêm chúng vào bản đồ.
- Tiếp tục về khách hàng là chị Thủy sẽ tồn tại những trở ngại như: Chị đi làm về khoảng 19h thì cửa hàng sẽ không còn nhiều rau xanh, giá nhỉnh hơn bên ngoài, sản phẩm chế biến sẵn không hợp khẩu vị gia đình,…
Bạn cần cố gắng khám phá triển vọng của người mua như: Mối quan tâm, nhu cầu, nỗi thất vọng, vị trí trong chu trình mua hàng, yêu cầu, đòi hỏi cụ thể,…
Tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm
SEO nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp Website bạn được xếp hạng cao hơn trên Google. Ngoài ra còn xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm khác nhằm để tăng Traffic đến trang Web.
Yếu tố quan trọng nhất của tiếp thị kỹ thuật số là thông điệp, nhưng nếu không SEO thì nó sẽ khó chạm đến khách hàng. Mặc dù thông điệp đó có ý nghĩa đến đâu thì cũng trở nên vô nghĩa nếu không tiếp cận được đối tượng mục tiêu. Vì vậy, khi triển khai Digital Marketing, ngoài nội dung thì bạn đừng quên đầu tư cho Keyword, bố cục bài viết, sử dụng công cụ tăng Traffic,…
Bạn có thể thiết kế và phát triển Website của mình dựa vào dựa vào công cụ tìm kiếm. Sau đó bạn có thể điều chỉnh để trang Web trở nên hữu ích và cung cấp nhiều thông tin.
Tuy nhiên, thuật toán của các công cụ tìm kiếm luôn được thay đổi có lợi cho người dùng hơn. Lúc trước Google sẽ xếp hạng Website theo số lần mà trang đó sử dụng một từ khóa cụ thể. Nó dẫn đến tình trạng nhồi nhét Keyword quá mức nên Website chất lượng cũng dễ dàng bị đánh bại. Vì vậy mà hiện nay Google sẽ ưu tiên chất lượng hơn là mật độ từ khóa của Website.
Một số yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá chất lượng gồm:
- Sự liên quan đến tìm kiếm của người dùng.
- Chuyên môn của doanh nghiệp, ủy quyền và cung cấp thông tin đáng tin cậy.
- Tính khả dụng trang Web của doanh nghiệp.
- Website thân thiện với thiết bị di động và khả năng thích ứng với các trình duyệt.
- Có tốc độ tải trang (Pagespeed) tốt.
Các yếu tố này sẽ giúp cho Website của bạn có trải nghiệm tốt và giúp tăng thứ hạng tốt hơn.
Thường xuyên cập nhật bài blog
Mỗi ngày sẽ có hàng ngàn doanh nghiệp ra đời cùng với các chiến dịch quảng bá được triển khai. Nếu bạn không muốn bị thụt lùi thì phải không ngừng cập nhật nội dung trong cuộc chiến này. Vì vậy, hãy cập nhật thường xuyên các thông tin và thông điệp quảng bá của bạn trên Blog. Không những vậy, bạn hãy tăng cường tương tác và giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Lưu ý, nội dung của bạn phải giải quyết được vấn đề của khách hàng và phải nhất quán. Ngoài ra, các Keyword phải liên quan với nhau vì nó là yếu tố giúp Website đạt thứ hạng cao.
Những lợi ích của việc bạn giữ cho nội dung Website của mình luôn mới khi triển khai Digital Marketing:
- Cực tốt cho việc SEO Website: Các công cụ tìm kiếm rất thích nội dung mới, bài chất lượng để thỏa mãn người dùng của họ. Do đó, những Website này sẽ được ưu tiên thu thập thông tin thường xuyên hơn. Nếu áp dụng các phương pháp SEO tốt, chắc chắn Website của bạn sẽ Rank Top nhanh chóng.
- Tốt cho các trang mạng xã hội của doanh nghiệp: Nội dung bạn đăng trên mạng xã hội là yếu tố quan trọng nhất. Nếu thường xuyên cập nhật nội dung, nó sẽ giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả.
- Phù hợp với người dùng: Nội dung mới sẽ giúp người dùng trở nên vui vẻ hơn khi được cung cấp các thông tin bổ ích. Khi họ vui vẻ sẽ dễ dẫn đến chuyển đổi, đăng ký, giới thiệu Website hoặc mua sắm.
- Đây là tín hiệu cho thấy Website của bạn đang hoạt động: Khách hàng sẽ tin tưởng hơn đối với những trang Web có nội dung mới liên tục. Và họ thường sẽ có quyết định mua sắm ngay trên các Website này.
- Cập nhật là hoạt động cốt lõi của tiếp thị nội dung: Nếu như không có nội dung, bạn sẽ không thể thực hiện tiếp thị trực tuyến được. Vì vậy, điều dĩ nhiên là bạn cần sản xuất nội dung thật đều đặn. Ngoài việc thúc đẩy nhận thức về thương hiệu thì đây là cách giúp các doanh nghiệp Startup tăng doanh thu vượt trội.
Tiếp cận bằng Email cá nhân hóa
Đây là kênh tương tác hữu hiệu nếu bạn muốn tạo mối quan hệ với khách hàng khi triển khai Digital Marketing. So với các hình thức khác, Email sẽ ít làm phiền khách hàng và cũng tiết kiệm chi phí. Nếu bạn cá nhân hóa Email sẽ dẫn dắt khách hàng mở và đọc Email, doanh nghiệp sẽ trở nên gần gũi hơn.
Đầu tiên, bạn cần khảo sát và nghiên cứu hành vi, xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu. Nó sẽ giúp bạn xây dựng nội dung Email phù hợp với khách hàng tiềm năng của mình.
Bước tiếp theo là bạn chọn nhà cung cấp dịch vụ Email tự động để tương tác với khách hàng. Nó sẽ tương tác với họ theo từng đặc điểm về thói quen, sở thích, mối quan tâm,….
Thông qua hoạt động cá nhân hóa Email Marketing, bạn sẽ nhận được các lợi ích như:
- Tăng khả năng người nhận mở và nhấp vào Email của doanh nghiệp.
- Giúp điều chỉnh cách giao tiếp của bạn phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng khác nhau.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Đầu tư vào Social Media Marketing
Hiện nay, mạng xã hội đang phát triển rất lớn mạnh và tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trẻ. Bạn có thể tận dụng các kênh này để tăng sức lan tỏa thương hiệu của mình đến khách hàng tiềm năng.
Khi triển khai Digital Marketing, bạn hãy xây dựng hệ thống Social Media và đăng bài thường xuyên. Mỗi bài đăng, bạn nên kết hợp với hình ảnh hoặc Video để thu hút người xem hiệu quả hơn. Kèm theo đó là thường xuyên tương tác kịp thời để tăng thiện cảm với khách hàng.
Bạn có thể sử dụng nhiều mạng xã hội theo những cách khác nhau như:
- Facebook giúp bạn thu thập Insights khách hàng và hiểu rõ hơn về hiệu suất mỗi bài viết.
- Bạn có thể dùng Youtube để tạo ra những Video hấp dẫn nhằm giới thiệu sản phẩm mới hoặc những bài hướng dẫn.
- Twitter: Là kênh giúp bạn truyền đi tin thức nhanh chóng và tăng tính năng chia sẻ ngay lập tức.
- LinkedIn: Bạn có thể sử dụng để tuyển nhân viên mới hoặc dùng để chia sẻ nội dung của sản phẩm/ thương hiệu sâu rộng hơn.
- Instagram sẽ giúp bạn tiếp cận nhanh chóng với khách hàng tiềm năng trên di động.
Đẩy mạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là một dịch vụ cần thiết khi doanh nghiệp triển khai Digital Marketing. Đây là cách giúp gia tăng thiện cảm của khách hàng và là kênh quảng bá thương hiệu, xúc tiến bán hàng hiệu quả. Ngày nay, khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà còn đánh giá về các chương trình bảo hành, hậu mãi, hỗ trợ tư vấn,… Dịch vụ khách hàng tận tâm và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đi xa hơn và thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.
Khác với chiến lược tiếp thị truyền thống, Digital Marketing cần nhiều yếu tố để tạo nên thành công. Với vốn đầu tư và phạm vi năng lực, các doanh nghiệp Startup nên chọn phương pháp tiếp thị thông minh. Ngoài ra, nó còn phải mang lại hiệu quả nhanh chóng, tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet.
Nắm được 6 bí quyết triển khai Digital Marketing trên, trước tiên các doanh nghiệp Startup hãy tập trung phát triển thương hiệu. Sau đó, chuyển sang các bước thu hút khách hàng và đẩy mạnh doanh số bán hàng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có chân dung khách hàng khác nhau. Vì vậy, tùy vào sản phẩm/ dịch vụ của mình mà bạn chọn phương pháp phù hợp nhé!
Nguyễn Đức Vũ – Simple Page
( #Nguồn: Navee )
Nếu bạn còn thắc mắc gì, vui lòng liên hệ admin qua:
HOẶC FACEBOOK NÀY => FACEBOOK