Tỷ lệ thoát trang (bounce rate) là phần trăm số phiên truy cập mà chỉ truy cập duy nhất một trang trên website, và sau đó rời đi ngay mà không nhấn vào bất kỳ nội dung nào khác. Vậy tỷ lệ thoát trang có xấu không? Nó ảnh hưởng đến website như thế nào? Cùng Simplepage tìm hiểu 7 mẹo SEO thông minh giúp cải thiện tỷ lệ thoát trang của bạn. Qua đó tăng độ tương tác cũng như sự hài lòng của người dùng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục bài viết
- Tỷ lệ thoát trang cao có xấu không?
- 7 mẹo hay để giúp giảm tỷ lệ thoát trang
- 1. Tốc độ tải trang
- 2. Mở rộng những ý định mà khiến khách hàng thỏa mãn
- 3. CTA thông minh
- 4. Sử dụng cách viết kim tự tháp ngược
- 5. Làm cho việc tìm kiếm trên trang web phải trở nên đơn giản
- 6. Thêm phương tiện
- 7. Giảm nhấp chuột điên cuồng và nhấp chuột chết
- Kết luận:
Tỷ lệ thoát trang cao có xấu không?
Đây là một câu hỏi mọi người hay hỏi. Thông thường, tỷ lệ thoát càng thấp thì càng tốt. Ví dụ: Khách hàng của bạn truy cập vào trang chủ và bạn muốn đưa họ đến trang sản phẩm hay trang thanh toán của bạn. Trong tình huống này, tỷ lệ thoát cao chắn chắn là xấu. Nhưng liệu tỷ lệ thoát trang cao có ảnh hưởng đến SEO? Câu hỏi này phức tạp hơn.
Để rõ ràng thì Google không sử dụng tỷ lệ thoát để đánh giá. Nó không phải là một tín hiệu xếp hạng cho Google. Điều này cũng cho thấy rằng, Google
Vậy giờ bạn đã biết giảm tỷ lệ thoát trang sẽ không tự động cải thiện thứ hạng của bạn trên Google. Nhưng giảm tỷ lệ thoát của bạn có thể có tác động tích cực đến website hay landing page của bạn. Trên thực tế, tỷ lệ thoát trang thấp sẽ phần nào đánh giá được khách truy cập của bạn đang hài lòng khi truy cập website của bạn.
Trước khi đi vào 7 mẹo này, tôi muốn nói rõ ràng với bạn rằng mục tiêu không phải là giảm tỷ lệ thoát của bạn. Nó chỉ là một con số, không phải là tất cả. Mục tiêu cuối cùng là để tăng mức độ tương tác cũng như sự hài lòng của khách hàng. Nếu chỉ giảm tỷ lệ thoát trang thì sẽ không làm được gì cả. Nhưng nếu bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cung cấp cho họ những thứ mà họ đang tìm kiếm. Bạn làm cho khách hàng hạnh phúc. Đó mới chính là những gì mà tôi muốn có gắng truyền tải. Do vậy, chúng tôi đang tìm cách để làm cho người dùng trở nên hạnh phúc hơn. Sau đây là 7 mẹo giảm tỷ lệ thoát trang cơ bản trong SEO.
7 mẹo hay để giúp giảm tỷ lệ thoát trang
1. Tốc độ tải trang
Đầu tiên tôi sẽ nói về tốc độ tải trang. Nghe có vẻ không hấp dẫn lắm, nhưng tôi đã đưa nó vào đây, đưa lên đầu tiên. Bởi vì trong tất cả các mẹo này, cải thiện tốc độ trang của bạn có lẽ là cách số một để giảm bounce rate.
Bạn cũng biết rằng người dùng họ không kiên nhẫn đợi quá 3 giây để có thể tải hết trang và sẽ thoát trang ngay lập tức. Và hiển nhiên là nếu khách hàng không truy cập vào xem trang web của bạn, thì một nội dung hay, một website đẹp, CTA thu hút khách hàng,… đều trở nên vô nghĩa. Do vậy, nó gần như đảm bảo chắn chắn sẽ giảm tỷ lệ thoát trang của bạn. Đây chính là lý do số một mà theo tôi, bạn nên cải thiện tốc độ tải trang.
Tốc độ tải trang cũng là yếu tố quyết định thứ hạng website của bạn trên Google. Tất nhiên là nó cũng chỉ là một yếu tố nhỏ trong rất nhiều yếu tố khác. Nhưng nếu bạn cải thiện mức độ hài lòng và tương tác của khách hàng với tốc độ tải trang, thì điều đó sẽ có tác động đến SEO lớn hơn nhiều. Đó là lý do số một để bạn cải thiện tốc độ, không phải vì lợi ích xếp hạng, mà là để hài lòng người dùng.
2. Mở rộng những ý định mà khiến khách hàng thỏa mãn
Mẹo thứ hai để giảm tỷ lệ thoát trang đó chính là mở rộng mức độ thỏa mãn ý định của người dùng. Tự nghĩ xem bạn đang muốn nói về điều gì? Bạn có đang đáp ứng được mục đích mà mọi người đến với trang web của bạn ngay từ đầu không.
Ví dụ: Khi ai đó tìm “Áo Polo nam”. Thì bạn muốn xếp hạng cho “Áo Polo nam”. Tuy nhiên, bạn không thực sự biết được mục đích của người tìm kiếm là gì. Họ có muốn mua áo Polo nam không? Họ có muốn nhận xét về những chiếc áo Polo khác không? Họ đang tìm kiếm hình ảnh về Áo Polo nam? Và nó có thể là một trong bất kỳ những thứ đó. Chúng ta càng có thể đáp ứng được ý định đó trên landing page hoặc website, hoặc liên kết đến các trang khác trong phạm vi rộng hơn, thì chúng ta sẽ làm tốt trong việc giảm tỷ lệ thoát trang.
Vậy làm sao để bạn có thể làm được điều này. Vì vậy, bạn hãy xem tất cả những keyword được người dùng tiềm kiếm và xem tất cả các kết quả xếp hạng ở trang đầu tiên và nội dung cho trang web của bạn phải có đủ tất cả nội dung mà các trang top đầu có. Nếu bạn không cung cấp hơn hoặc đủ với 10 kết quả xếp hạng hàng đầu, thì có lẽ bạn không thỏa mãn được người dùng. Do vậy, bạn có thể sắp xếp lại nội dung của mình. Thứ hai là chuẩn bị những câu trả lời đầy đủ hơn, sâu hơn. Nói thêm về nội dung dài trong hoạt đồng tìm kiếm. Nội dung dạng dài thường không phải là một yếu tố xếp hạng. Nhưng nếu bạn có thể trả lời câu hỏi đầy đủ, chi tiết hơn, thì sẽ tác động tốt hơn. Vì vậy, trả lời câu hỏi tốt hơn sẽ làm tăng thêm sự hài lòng của khách hàng.
3. CTA thông minh
Thứ ba, dùng CTA(call to action) thông minh. Thông thường, Bạn đang cố gắng điều hướng khách hàng để khiến họ nhấp vào CTA và mua sản phẩm, để được hỗ trợ tư vấn,…
Cách thông minh nhất để cải thiện CTA của bạn là hãy bao gồm cả từ khóa xếp hạng đó ở trong chính CTA . Điều này có nghĩa là hãy truy cập Google Search Console hay Moz Keyword Explorer, tìm những gì các trang của bạn thực sự đang xếp hạng và lấy những từ khóa hàng đầu đó và chèn chúng vào chính CTA. Ví dụ: nếu trang của bạn nói về thuốc bổ, tôi có thể có CTA cho biết “Thêm vào giỏ hàng” hoặc tôi có thể có CTA cho biết “Xem giá thuốc bổ”.
Về mặt tâm lý, điều này mạnh hơn 100 lần so với việc nói “Thêm vào giỏ hàng” bởi vì tôi vừa nhập “xem giá thuốc bổ” vào Google, và aha, nó đây. Tôi muốn xem thử giá thuốc bổ trên thị trường. Vì vậy, nếu CTA của bạn có chứa từ khóa thì đó là một cách rất thông minh và là cách đơn giản để cải thiện mức độ tương tác và giảm tỷ lệ thoát trang của bạn.
4. Sử dụng cách viết kim tự tháp ngược
Cách viết kim tự tháp ngược được xem là quy tắc vàng trong việc viết content. Lối viết này được rất nhiều những chuyên gia áp dụng cho những bài viết trực tiếp và thu được nhiều kết quả thành công. Do vậy, đây cũng là một cách để làm thỏa mãn những thắc mắc, nỗi đau của khách hàng. Bắt đầu bằng việc trả lời nhanh câu hỏi, sau đó đi vào chi tiết và sau đó là nội dung của bạn. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ quan trọng. Vì vậy, nếu bạn muốn lấy chúng, bạn hãy cho họ thấy những gì bạn hứa với họ để họ xem tiếp. Đó là tất cả về việc tạo nội dung hấp dẫn hơn, thu hút mọi người và có nội dung tốt, rõ ràng, trông tuyệt vời và hoạt động tốt.
5. Làm cho việc tìm kiếm trên trang web phải trở nên đơn giản
Bạn hãy cố gắng làm cho trang web của mình có thể dễ dàng tiềm kiếm. Nếu bạn có thể cung cấp một giải pháp tìm kiếm dễ dàng hơn Google, điều đó sẽ làm cho người dùng có lý do để tìm kiếm trang web của bạn thay vì quay lại Google để tìm tiếp. Điều này được tính là một số trang không truy cập. Nếu họ tìm kiếm trên trang của bạn, tức là bạn đã thu hút được họ. Họ đang xem nhiều hơn nội dung trên trang web của bạn và qua đó giúp giảm tỷ lệ thoát trang. Do vậy, tôi thích thực hiện tìm kiếm trên trang web rất rõ ràng, đơn giản. Đặc biệt là nếu bạn là một trang web nặng về tài nguyên và mọi người nghĩ rằng họ có thể tìm thấy những gì họ muốn trên trang web của bạn, Bạn hãy cải thiện nó. Cố gắng để họ xem được nhiều nhất những nội dung trên trang web của bạn thay vì thoát ra và tìm trên Google.
6. Thêm phương tiện
Thứ 6 chính là thêm hình ảnh, video và các phương tiện khác nhau. Hãy kết hợp các định dạng của bạn. Đây là điều mà chúng tôi đã học được. Một người bình thường vào trang web của bạn để đọc tin tức, nếu chỉ toàn chữ, họ đọc xong sẽ thoát ra ngay. Tuy nhiên, nếu bài blog của bạn có thêm hình ảnh, video chèn vào, họ sẽ ở lại để xem lâu hơn, hoặc có thể xem hết video. Vì vậy, việc trộn các phương tiện thường làm tốt hơn nhiều so với việc chỉ thêm content hoặc chỉ thêm video hoặc hình ảnh của chính nó.
7. Giảm nhấp chuột điên cuồng và nhấp chuột chết
Cuối cùng, điều mà tôi đã làm gần đây và tôi muốn nói với các bạn đó là những cái nhấp chuột giận dữ và nhấp chuột chết. Nghe lạ phải không nào!
Vậy nhấp chuột giận dữ là như thế nào?
Có nghĩa là người dùng họ nhấp chuột điên cuồng vào một thứ gì đó mà họ nghĩ là nút hoặc một liên kết mà nó không hoạt động. Tương tự với nhấp chuột chết. Họ đang đánh vào một cái gì đó trên trang web của bạn. Đó có thể là một văn bản màu đặc biệt như này, đó có thể là một hình ảnh,… mà họ cho là có liên kết, hoặc họ nghĩ là một lời kêu gọi hành động và nó không hoạt động. Hoặc cũng có thể là một hình ảnh giống như cái nút.
Và để có thể đo lường và theo dõi vấn đề này, bạn có thể dùng phần mềm bản đồ nhiệt (heatmap). Bản đồ nhiệt sẽ giúp bạn quan sát được một cách trực quan của người dùng khi truy cập vào landing page thông qua màu sắc:
- Màu nóng sẽ là nơi tương tác nhiều
- Màu lanh là nơi tương tác ít
Nền tảng Simplepage đã tích hợp bản đồ nhiệt cho landing page, giúp bạn có thể đo lường và theo dõi landing page một cách hiệu quả nhất. Nó sẽ cho bạn biết những lần nhấp chuột dữ dội và nhấp chuột chết của khách hàng. Và qua đó bạn cũng hiểu khách hàng của mình hơn và qua đó giúp tối ưu landing page của bạn.
Xem thêm tính năng heatmap tại đây:
Liên hệ livechat hoặc tôi để được trải nghiệm miễn phí tính năng này những tính năng nâng cao khác nhé!
Kết luận:
Trên đây là 7 mẹo thông tin giúp giảm tỷ lệ thoát trang mà mình đã trình bày đầy đủ. Hy vọng kiến thức này sẽ mang lại cho bạn những cái nhìn sâu sắc hơn, và chắc chắn nó sẽ làm giảm yếu tố thoát trang. Nếu bạn có mẹo nào hay hơn, hãy bình luận bên dưới để mọi người cùng biết nhé. Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ đến cộng đồng. Chúc các bạn thành công.
Có thể bạn quan tâm:
CTR là gì? Cách cải thiện tỷ lệ nhấp trong SEO
SEO Landing page – Cách viết content Landing Page đốn gục trái tim khách hàng tạo chuyển đổi siêu cao
Cách SEO Landing Page lên top bền vững A-Z