Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống mình luôn luôn trong trạng thái “tệ liên tục”, ít thì trong cả 1 tuần, nhiều thì cả 1 tháng hoặc có khi là nữa năm, 1 năm…. Và lúc nào mình cũng trong trạng thái cố gắng hết sức nhưng kết qua lại không ra?
Và khi đó, chúng ta tiêu cực, công việc càng lúc càng trì trệ, chúng ta sẽ nhận các “công kích” từ sếp, từ đồng nghiệp, từ gia đình, người yêu…. Chúng ta chán nản , mệt mỏi, tự trách móc bản thân, trách đời, trách người khác…. và cuối cùng là đổ lỗi, do môi trường k phù hợp, do đồng nghiệp xấu tính, ác cảm với mình, do sếp không thừa nhận năng lực…. và chúng ta chọn cách nghỉ việc.
Mình là người đã từng ở trong hoàn cảnh đó, và bây giờ thì mình là người đang chứng kiến những đồng nghiệp, những nhân viên của mình trải qua trạng thái đó… và dần dần nhân sự ra đi. Có ai đang gặp trường hợp này ở cả 2 vị trí không nhỉ?
Đây sẽ là bài viết ở cả 2 góc nhìn, cả nhân viên lẫn người làm lead, cùng giải quyết trường hợp chán nản, mất động lực. Và, ý chính mà Simple Page muốn đúc kết chính là Làm việc ở trạng thái DƯ THỪA NGUỒN LỰC. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân chính của “CHÁN VIỆC” chính là làm việc trong trạng thái “RÁNG”
Thực sự như vậy, chúng ta ai đi ra đời làm việc thì cũng sẽ luôn mong muốn sau một khoảng thời gian dài, mình sẽ có thay đổi, mình sẽ có những sự đột phá, những cột mốc để đánh dấu:
– Lương bổng tăng lên
– Cấp bậc tăng lên
– Kiến thức
– Mối quan hệ
– Thành quả công việc
Nhưng rồi ai cũng sẽ … sụp hầm (hầu hết) những ước mơ của mình, cảm thấy chán nản sau một khoảng thời gian nhìn lại… nhưng rốt cuộc cũng phải làm tiếp, rốt cuộc cũng phải vì “cơm áo gạo tiền gì sát đất” mà tiếp tục làm việc trong trạng thái KHÔNG NIỀM VUI. (hay đúng hơn là “tồn tại” chứ không còn sống nữa. Thường nguyên nhân của nó sẽ là:
– Làm việc hoài không ra kết quả
– Mất định hướng, không biết làm gì
– Làm mãi một việc lặp đi lặp lại
– Làm việc trong môi trường kém, bị công kích thường xuyên
– Giữ mãi 1 mốc kết quả, không tăng trưởng được
– Làm việc trong thời gian dài 3-5 năm k thay đổi vị trí
– Bị các vấn đề công sở, chịu đựng trong thời gian dài (nói xấu, tham sân si, dèm pha, lừa lọc, ăn cắp chất xám…)
– ……
Những điều trên chắc rất nhiều anh em chúng ta gặp phải đúng không? Chúng ta thường xuyên gặp phải trường hợp đó… và đôi khi còn là những áp lực về cuộc sống, về gia đình, về tương lai. —-> chúng ta làm việc trong trạng thái RÁNG.
– Ráng viết cho xong bài này… rồi mai lại viết tiếp bài khác
– Ráng làm cho xong project này… sát giờ… rồi xong lại tiếp lại làm dự án khác…
– Đợi chờ tới deadline rồi mới ráng làm cho xong việc
– Ráng kiếm đủ tiền trả nợ trong tháng, tiền trả góp trong tháng, để cuối tháng là vừa đủ tiền cũng chẳng dư…
…..
Ráng quá… thành quá cố luôn nếu ai đang gặp trường hợp này thì kể về câu chuyện của mình dưới comment nào… đồng cảm cùng nhau, và mình cùng giải quyết.
Dư thừa nguồn lực là gì?
Hay nói đúng hơn, là làm việc trong trạng thái dư thừa nguồn lực là gì? Hãy nói tới những cảm xúc của bản thân, liên tưởng tới những điều mà mình đã từng trải qua. Có bao giờ bạn:
– Làm việc với tâm trạng thoải mái, cảm thấy thời gian thật dư dả
– Làm việc với bao nhiêu niềm vui, sáng mở mắt ra là háo hức đi làm.
– Làm việc với sự an tâm tuyệt đối, cảm giác có nhiều khoảng trống
– Làm việc với tâm thế “chủ động”, không ngại việc, không ngại va chạm với bất cứ ai.
– …..
Nói chung là rất phê, rất tích cực và rất rất rất… muốn làm việc. Mọi nỗi âu lo đều tan biến —-> đây là trạng thái mà bất cứ người nhân viên nào cũng muốn có, và ngay cả leader cũng muốn tạo cho nhân viên của mình một trạng thái như vậy… nhưng thường là chẳng thể hoàn hảo… và nhân sự thì không phải ai cũng nhận thức được
NHƯNG, chúng ta vẫn có thể tạo ra môi trường dư thừa nguồn lực thông qua các yếu tố có thể nhìn thấy được như:
– Dư thừa tiền
– Dư thừa thời gian
– Dư thừa kiến thức
– Dư thừa mối quan hệ
– …..
Hay nói đúng hơn, khi chúng ta nhận một việc, chúng ta sẽ ở trạng thái: “năng lực của mình luôn luôn lớn hơn vấn đề” —-> công việc, vấn đề đó chỉ là muỗi, thoải mái mà làm. Khi ở trạng thái này thì chúng ta sẽ làm việc rất hăng say, rất sáng tạo, rất …. an yên, và chính chúng ta có thể tạo ra môi trường đó bằng các cách bên dưới.
DƯ THỪA MÔI TRƯỜNG
SỰ AN TÂM ĐẾN TỪ CÔNG TY VÀ SẾP
Ngày xưa, khi Minh còn quá bị cuốn vào việc phát triển bản thân, suy nghĩ rất nhiều về mình nên làm gì, nên cải thiện ntn để công việc có thẻ tốt hơn. Lúc đó, bản thân mình thì nghĩ rằng sự cố gắng của bản thân là nhất, chỉ có mình mới có thể cứu lấy mình… nhưng khi lên 1 vị trí leader, và quan sát các vị trí leader ở cty mình và cả công ty khác thì góc nhìn của mình đã bị thay đổi hoàn toàn.
ĐA SỐ NHÂN VIÊN LÀM VIỆC Ở TRẠNG THÁI DƯ THỪA NGUỒN LỰC…LÀ BỞI VÌ HỌ CÓ ĐƯỢC MỘT SỰ AN TÂM TỪ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC, ĐỒNG ĐỘI, SẾP.
Nồi nào thì ấp vung nấy, môi trường hòa hợp với bản thân thì con người sẽ chủ động làm việc, chủ động cày mà không cần ai nhắc (xét trên 1 người bth, người lười biếng thì ko bàn cãi)
– Dân sáng tạo nhìn văn phòng là thấy toàn đồ chơi cool ngầu, màu sắc tràn trề
– Dân kế toán thì lúc nào văn phòng cũng ngăn nắp, vật dụng gọn gàng
– Dân coder thì hơi một chút điên, hơi một chút bừa bộn
Nhưng đó mới là thế giới của họ, đó mới là nơi họ dấn thân, đó mới là nơi xứng đáng để họ cống hiến, dốc hết sức mình…. còn nếu 1 môi trường tệ, môi trường mà mỗi người đều làm việc độc lập, môi trường mà 1 người bị cô lập…. thì dù giỏi như thế nào, có cố gắng ntn thì họ cũng không thể phát huy. Những nhân tố môi trường có thể kể đến:
– Sự hòa hợp môi trường
– Sự hòa hợp con người
– Sự AN TÂM đến từ người lãnh đạo: cái này cực kì quan trọng, một người sếp khiến người khác an tâm thì nhân viên tự khắc thấy phải dấn thân, sự an tâm đó đến từ:
+ Sếp là người có tầm nhìn
+ Sếp là người hiểu chuyện, biết đối nhân xử thế
+ Sếp là người có tiếng nói đối với những team khác, đối với toàn công ty
+ Sếp là người có kiến thức sâu rộng
+ Sếp là người gánh team (CỰC QUAN TRỌNG) ở những thời điểm nhất định
+ Sếp nghiêm có, nhượng bộ có, hiểu và nc được với các thành viên trong team
+ Sếp là người CÀY nhiệt nhất
+ Sếp có sự tương tác, đủ cứng để trị các thành phần trong team
+ …..
– Chế độ phúc lợi, lương bổng, thăng tiến rõ ràng, rành mạch.
Môi trường tốt, đất lành chim đậu, tâm an đạt việc. Cái này thì tùy hên xui may rủi, nhân sự thì đôi khi khó mà chọn được môi trường tốt… nhưng các leader thì có thể tự tạo ra cho mình môi trường tốt, ít nhất là để nhân viên team mình không bị ăn hiếp, không bị trôi dạt tự thân vận động, có tinh thần đoàn kết cả team
—–> tự nhiên thấy an tâm, dư thừa môi trường. Ai mà chẳng cảm thấy hp khi môi trường tốt chứ đúng k, tâm trạng tốt thì tự nhiên cv sẽ tiến triển
DƯ THỪA KIẾN THỨC
“Kiến thức càng sâu rộng, tầm nhìn càng được cải thiện”. Nếu bạn có thể update được kiến thức của mình tăng trưởng theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy con người mình phát triển và không bị cảm thấy “đuối kiến thức”.
Một ví dụ đơn giản, công ty Minh là một đơn vị đào tạo về Marketing, nhân viên sales dù mới hay cũ thì mỗi ngày cũng phải ngồi trực chat, tư vấn toàn cho các chủ doanh nghiệp, các nhân sự marketing về phần mềm, về chiến lược, về thị trường, về case study….
Nếu bạn là một người học vẹt, tư vấn theo những gì được giao, bạn sẽ cảm thấy như mình là 1 người sáo rỗng, ngồi tư vấn thứ mà mình còn chẳng biết nó là gì —-> tự lừa dối bản thân, tự lừa dối khách hàng… Từ đó bạn sẽ đâm ra tâm lý sợ hãi, + thêm những lần bị khách hàng hỏi vặn vẹo, chả biết tư vấn làm sao —-> bị tự ti về kiến thức. —–> CHÁN NẢN
Đây cũng là một tình trạng chung của tất cả mọi người, ai rồi cũng sẽ đến lúc gặp phải vấn đề này, không bị khi gặp khách hàng thì cũng bị khi làm việc chung với đồng nghiệp hoặc sếp. Cách giải quyết thì chỉ có HỌC, học càng nhiều càng tốt, học càng rộng càng tốt, học càng đa dạng chủ đề càng tốt, học thêm cả kiến thức xã hội, kiến thức về mọi thứ xung quanh chứ không chỉ công việc…. Mình giỏi thì mình sẽ không rơi vào trạng thái chán nản vì thiếu hụt kiến thức.
DƯ THỪA THỜI GIAN
KPI KPI KPI, DEADLINE DEADLINE DEADLINE. Thực sự thì có 1 quy luật, con người càng vào cuối deadline thì càng cày nhiệt, càng sáng tạo… nhưng dù vượt qua được ngưỡng deadline đó thì chúng ta cũng mãi sống trong trạng thái thấp thỏm lo sợ.
– KPI cá nhân 1 tháng 60tr, mà 15 ngày mới có 5tr… nửa tháng sau cong đít lên cày
– KPI viết bài 1 ngày 2 bài, mà chiều 3h còn chưa động bút… vắt giò lên mà gõ chữ
– KPI xem 1 ngày 10 video, 10h đêm… “thôi chơi thêm trận game nữa rồi băt đầu học:
-…..
Chúng ta sống trong sự cày cuốc vào những phút cuối cùng… chúng ta có mệt không? Có chứ, nhưng nhiều người mãi chả bao giờ dứt ra khỏi những sự việc như vậy. Chúng ta sống trong sự “thỏa mãn nhất thời”, đầu tháng bán được 5tr, nghĩ rằng mình có năng lực, nghĩ rằng tháng này sẽ bán được… rốt cuộc buông lơi bản thân, không bán hàng nữa…. tới ngày 15 mới chợt nhận ra.
Hoặc có những người còn tệ hơn nữa là họ sống trong “sự ảo tưởng năng lực”, họ nghĩ rằng họ vẫn đủ năng lực để đạt được kpi đó, chỉ cần họ cố gắng là được…. và họ cũng toàn đợi tới cuối mùa họ mới làm
—–> Sống và làm việc trong tình trạng nước tới chân mới nhảy, lúc nào cũng bấp bênh, lúc nào cũng lo sợ.VÀ HỌ KIỆT SỨC
Tới phút cuối cùng, lỡ mà có sự kiện gì đó xảy ra như Facebook chết, Mất mạng, cúp điện…. là họ buông lơi, bỏ qua việc đó luôn… và họ ăn chửi… và họ nhục… và họ lại tiếp tục cuộc sống như vậy mãi mãi
BAO GIỜ THÌ BẠN MỚI THOẢI MÁI VÌ LÚC NÀO CŨNG ĐI TRƯỚC DEADLINE? Bây giờ hoặc không bao giờ, đạt kpi 60tr trước hạn 10 ngày đi, mới ngày 20 đã đạt kpi… và lúc đó bạn sẽ có 10 ngày tận hưởng cuộc sống thú vị, cuộc sống thoải mái, cuộc sống chẳng có gì lo âu … KHÔNG GIEO HẠT, THÌ ĐỪNG MONG HÁI QUẢ, bạn không vượt KPI trước thời hạn thì chẳng có khoảng thời gian thoải mái nào diễn ra đâu… đừng có mơ hihi.
DƯ THỪA KẾT QUẢ
Nó cũng giống như KPI và Deadline… chúng ta nếu có thể đạt được kết quả ổn, kết quả vượt khả năng… và ngoài ra còn tạo ra những thứ khác ngoài doanh số… thì chúng ta sẽ có nhiều case study, làm dày thành tích của mình hơn. VD: Khi đã đạt KPI Sales rồi, chúng ta còn có thể đạt các kết quả:
– Hoàn thành 1 khóa học được cấp chứng chỉ
– Tạo mối quan hệ với 3-5 khách hạn, có các buổi hẹn cafe
– Viết được các bài viết hay để chia sẻ
– Tạo được các ebook, mindmap, inforgraphic
– Tạo được các sự kiện tự tổ chức
– Làm được 1 bộ tài liệu
– Kiếm được 1 đơn hàng to
Chúng ta nên tạo ra các cột mốc kết quả tự chỉ định, từ đó đạt các kết quả đó… hoặc ít nhất đạt các cột mốc kết quả mà sếp đưa ra. Từ đó chúng ta sẽ dư thừa kết quả và cảm giác yên tâm sẽ đến rất nhiều.
DƯ THỪA TÀI CHÍNH
Với những ai đang trong tình trạng cuối tháng hết tiền thì… ĐÂY, đây là vấn đề của bạn đây, hãy đọc và ngẫm nghỉ đi nào hơi những đỗ nghèo… à mà thôi. Nói chung là tình hình cày 10tr cũng hết, 20tr cũng hết, 30 tr cũng chẳng dư…. bạn sẽ chẳng thể nào vui vẻ được khi trong người không có tiền… và tới 1 sự kiện nào đó như người yêu cần mượn, gia đình gặp chuyện… bạn sẽ cảm thấy bất lực… bất lực nhiều lần sẽ cảm thấy tự ti, mệt mỏi, chán nản. (có ai đang ở trong vấn đề nào không?)
Cách giải quyết cho vấn đề này thì tùy vào cách quản lý tài chính cá nhân của mỗi người thôi, nếu mình có thể dư dả ra được 1 khoảng 50tr, 100tr thì bảo đảm tinh thần của mình sẽ rất rất rất thoải mái, đừng để hết tiền rồi mới kiếm tiền, hãy cố gắng kiếm tiền mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút … thì chúng ta sẽ có thể dư thừa tài chính
——> đừng mãi sống trong cảnh thiếu thốn, cuối tháng phải sống khổ, ráng cho qua tháng hoặc ứng lương. Hãy kiếm tiền thôi.
DƯ THỪA MỐI QUAN HỆ
Cái này chúng ta sẽ thấy ở những người hướng nội, sự chán nản và mệt mỏi khi phải sống ở môi trường mà mình không thể đồng cảm… hoặc không được đồng cảm trong thời gian dài —-> Mình sẽ bị cô lập, không có nhiều mối quan hệ, không có ai ở cạnh bầu bạn, lúc buồn cũng chẳng có ai để tâm sự hoặc cafe nói chuyện
——> thiếu mối quan hệ cũng là một trong những nguyên nhân khiến con người chán nản.
Những mối quan hệ mà chúng ta cần có trong cuộc sống:
– Mối quan hệ đồng nghiệp
– Mối quan hệ bạn bè thân thiết
– Mối quan hệ gia đình
– Mối quan hệ đối tác
– Mối quan hệ sinh hoạt (cộng đồng, group, bạn bè online)
– Mối quan hệ tri kỷ (nếu ai có được thì tuyệt vời
– ….
Càng nhiều mối quan hệ mà chúng ta join được vào trong cuộc sống thì chúng ta càng dư thừa mối quan hệ, chúng ta sẽ có thể sống nhiều cuộc sống khác nhau…. và cuộc sống của chúng ta sẽ thú vị, vui vẻ hơn rất nhiều.
TỔNG KẾT
Cuộc sống là một chặng đường dài, sự vui vẻ tích cực thì nó phải trải đều mỗi ngày, trải đều theo năm tháng chứ không phải lúc tiêu cực chúng ta đi nhậu một bữa, chúng ta đi chơi game, đi bay lắc 1 bữa là có thể giải quyết ổn thỏa. Nó chỉ là những liều thuốc giảm đau tạm thời, chí có sống ở trạng thái DƯ THỪA NGUỒN LỰC thì nó mới là liệu pháp trị liệu lâu dài và đem đến cuộc sống hạnh phúc, luôn vui vẻ trong công việc.
Để cuộc sống, công việc dù rất nhiều việc phải làm… Nụ cười vẫn trên môi mỗi ngày, đọc kĩ đi… cho đời làm việc nó hạnh phúc. Chúc bạn thành công!
Nguồn Leo Minh
Ánh Tuyết – Tổng hợp và edit.
Có thể bạn quan tâm:
- TỔNG HỢP 200 BÀI VIẾT HAY NHẤT TRÊN CỘNG ĐỒNG DIGITAL MARKETING NĂM 2020
- 8 Checklist đào tạo nhân viên Content cho người không chuyên
- CHECKLIST MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA CEO THAY THẾ, ĐẠT HIỆU SUẤT CHUYỂN ĐỔI 100-200TR THẾ NÀO? (Tự kỷ thôi, chứ cũng khó đo lường lắm!)
- Checklist Viết Bài Content Chuẩn SEO Siêu Tối Ưu, Siêu Chất Lượng
- Cách tạo landing page đẹp miễn phí chỉ với 10 bước đơn giản