Đợt này mình sẽ chia sẻ nhiều về các dạng công thức, quy trình mà mình đã đúc kết được, nhiều công thức bạn sẽ chẳng thấy ở bất cứ đâu… vì đôi khi nó là do mình tự tạo ra @@, mọi người có thể áp dụng nó thử theo từng phần mà mình chia sẻ nhé, chắc là sẽ hữu ích cho các bạn mới tập tành vào nghề viết. Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thủ thuật tạo tiêu đề hấp dẫn. Hãy cùng Simple Page tham khảo nhé.
Người ta cứ nói nghề Content là cái nghề mà mọi thứ đều có thể viết bằng cảm xúc, phải từ cảm xúc ra thì nội dung nó mới hay. Nhưng với mình thì tất cả mọi thứ nó đều có một góc nhỏ, góc này là góc để chúng ta có thể ứng dụng công thức, quy trình, vào việc viết Content, và vẫn đạt được kết quả như mong muốn.
—–> Dùng công thức thì nó cũng chẳng phải là thiếu sáng tạo gì đâu, hãy thử áp dụng nó đi rồi dần dần bạn sẽ dễ thở hơn trong công việc.
Việc ứng dụng công thức thì nó giống như việc chúng ta đang được trải nghiệm case study của người khác, từ đó tạo ra 1 kết quả nhất định (đúng hay sai chưa biết), nhưng quan trọng là nó nhanh, và từ việc nhanh này thì chúng ta có thể hiểu được bản chất vấn đề thông qua thực chiến, tự trải nghiệm đúng sai, tự đúc kết cho mình công thức nào là đúng là sai…. và quan trọng nhất là tạo ra quán tính khi viết content, lúc đó cảm xúc nó mới có đất diễn.
Mục lục bài viết
TIÊU ĐỀ LÀ ĐẦU CÂU CHUYỆN
Nếu như xét theo công thức Aida thì tiêu đề là nơi QUAN TRỌNG NHẤT để thu hút sự chú ý của người đọc. Theo những thống kê hiện nay của Buzzsumo thì người ta chỉ có 2.76s (trung bình) để xem 1 bài viết và quyết định xem có ấn “xem thêm” để đọc hết bài viết đó hay không trên Facebook, mà mỗi ngày thì trên tường nhà có hàng trăm, hàng nghìn bài viết được đăng tải
—-> Bạn phải trở nên thú vị trong mắt người dùng thì bạn mới có thể cạnh tranh lại với các bài viết khác. Tiêu đề là một trong những yếu tố đầu tiên để bài viết trở nên thú vị
Nói đơn giản, ví dụ bạn là một nhân viên văn phòng, bạn lướt newfeed vào một buổi tối mệt mỏi sau giờ làm. Liệu bạn có hứng thú với 1 tiêu đề “phát triển bản thân là con đường ngắn nhất của thành công”? chắc chắn là không, hoặc chỉ có số ít những người có đủ năng lượng dư thừa, vẫn cố gắng làm việc dù đêm muộn thì mới cố gắng click vào coi (tỉ lệ không cao). NHƯNG, nếu như tiêu đề là “Top 10 quán ăn ngon mới nhú tại TP HCM” thì tỉ lệ bạn xem bài viết này có cao không? Chắc chắn là có rồi, vì nay là cuối tuần mà.
Tiêu đề luôn là nơi mà chúng ta nhìn vào đầu tiên (chỉ sau bức ảnh), hoặc chính tiêu đề cũng sẽ nằm trong bức ảnh, và nó cũng là nơi truyển tải thông điệp. Chính nó sẽ là yếu tố khiến người đọc biết chúng ta đang viết gì và… “ồ, nó thú vị quá”, “ồ, mình đang rất cần”….
—–> Và nó sẽ khiến người đọc DỪNG LẠI, bấm XEM THÊM, nếu không thì nội dung bên trong có hay như thế nào, họ cũng sẽ bỏ qua.
—–> HẤP DẪN KHÁCH HÀNG ngay từ ánh mắt đầu tiên đó chính là tiêu đề và hình ảnh (hoặc hình ảnh trong tiêu đề luôn)
Về vấn đề hình ảnh thì Minh sẽ không thảo luận trong bài, phần này thì Minh sẽ nói về tiêu đề trước, tạo được 1 tiêu đề hay nó phải qua các bước như thế nào, qua các lộ trình nào và có công thức để tạo tiêu đề hay không. Trước khi đọc tiếp thì like phát cho Minh có động lực nào.
PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG – YẾU TỐ CỐT LÕI ĐỂ CHỌN CHỦ ĐỀ – ĐẶT TIÊU ĐỀ
Thực sự, việc viết 1 tiêu đề có nhắm tới khách hàng luôn là yếu tố cốt lõi để chúng ta tiếp cận được những khách hàng tiềm năng đúng chất và tạo ra kết quả cao. VD: Kênh tik tok là 1 ví dụ điển hình về việc phải phân tích tệp khách hàng. Bạn có thể tạo ra những video hài hước và Funny nhưng để được reach đúng tệp khách hàng thì hầu như rất khó, đa số những người like video đều là những tệp trẻ, những tệp like vì đam mê. Nếu bạn đang bán rèm cửa chẳng hạn mà reach vào tệp đó, khi đăng video rèm cửa lên chẳng có mấy like mặc dù kênh 400 500k sub.
Lật ngược vấn đề lại, có những kênh channel nhắm vào tệp khách hàng rất chuẩn như những kênh dành cho sản phẩm giáo dục hay kinh doanh, mọi người có thể xem thử kênh kiến thức chứng khoán của Mr Trần Thịnh Lâm, mặc dù chỉ có 40 50k sub nhưng tỉ lệ follow, bám sát rất cao (lướt thử những người đã tim, follow thì hầu như là người kinh doanh, người chơi chứng khoán và những tệp trẻ năng động, không phải tệp từa lưa nữa).
Việc phân tích tệp khách hàng ngay trong tiêu đề cũng vậy, nó sẽ là thứ để giúp chúng ta có thể LỌC khách hàng ngay từ tiêu đề, hoặc khiến cho chủ đề VIRAL nếu chúng ta đánh đúng vào những vấn đề mà tập khách hàng đó quan tâm. Các vấn đề căn bản cần phân tích khi phân tích khách hàng (dùng chung cho all việc viết content chứ không phải chỉ mỗi tiêu đề nha):
-
– Các vấn đề mà khách hàng đang quan tâm về sản phẩm: VD Mỹ phẩm dưỡng da thì là có khô da không, có độ ẩm tốt không, có mắc tiền không, dùng được bao lâu….
-
– Các “khủng hoảng” mà khách hàng đã và đang gặp phải: VD: dùng phải mỹ phẩm giả bị nám mặt, dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc bị kích ứng da, dùng mỹ phẩm thái nổi dị ứng mụn nhọt (càng nhiều càng tốt, càng mới càng tốt, bắt trend)
-
– Những mong muốn tương lai mà khách hàng đang muốn có nhưng nhiều đơn vị chưa làm được: cái này nên làm form khảo sát khách hàng cũ, hoặc xem review trên các app như shopee, Tiki, Fanpage để tìm hiểu.
-
– Những mẫu chuyện trong ngành: càng real càng tốt, càng liên quan nhiều tới sản phẩm càng tốt (chuẩn bị cho nội dung)
-
– Những phân khúc của khách hàng tiềm năng: càng chi tiết càng tốt: ví dụ: người đi làm cả buổi tối, người đi làm đêm, người thường xuyên đi công tác (thay đổi khí hậu), người thường xuyên ngồi máy tính (ảnh hưởng ánh sáng xanh),… sâu hơn nữa, người thường xuyên ngồi máy tính nhưng nhiều tiền, ít tiền, trung bình v.v….
Thường ở việc phân tích khách hàng để viết content, nếu chúng ta càng phân tích kỹ và càng thấu hiểu khách hàng thì chúng ta càng có nhiều khả năng tìm ra được các ĐIỂM CHẠM đối với khách hàng.
* Nguyên lý điểm chạm *
Thông thường, chúng ta viral quảng cáo, bài viết của chúng ta tới 100.000 người, nhưng không phải ai cũng like bài viết của chúng ta, thường thì chỉ những người nào đang quan tâm tới đúng vấn đề trong tiêu đề, hoặc đó là điều mà họ đang gặp phải hoặc đang tìm kiếm thì may ra họ mới bắt đầu quan tâm và tương tác với bài viết. NHƯNG, chỉ có khoảng 10-15% (tỉ lệ cao rồi đó) người có điểm chạm vào lúc đó, bữa sau họ lại có điểm chạm về cái khác….
——> Nếu chúng ta chỉ viết thường xuyên về 1 vài chủ đề, chúng ta sẽ:
-
– Không thể bắt được đúng điểm chạm của 70-85% còn lại
-
– Không thể mở rộng chủ đề (bị bí chủ đề theo 1 khoảng thời gian
-
– Không có nhiều ví dụ về điểm chạm trong bài viết (dành cho người không thích nhưng vẫn đọc bài viếT)
-
– KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TẠO RA ĐỘ TRUST (vì lượng kiến thức hạn hẹp)
.
——> CẦN PHẢI ĐA DẠNG ĐIỂM CHẠM đối với khách hàng, và nhất là 1 người có thể chạm 3-5 điểm thì càng lúc họ càng tin tưởng chúng ta nhiều hơn. Ví dụ Minh viết về kiến thức content, kiến thức kinh doanh, kiến thức cuộc sống, kiến thức đầu tư, kiến thức phát triển bản thân….. là 5-7 điểm chạm lớn. Trong mỗi điểm chạm lớn còn có content website, content fanpage, content group, content ebook…. trong content fanpage thì đa dạng chủ đề như viết bài bán hàng, SEO fanpage, viết tiêu đề fanpage hay v.v….
Lưu ý: đa dạng điểm chạm nhưng cũng còn tùy nha, ví dụ 5 điểm chạm lớn thì phải cùng 1 tệp khách hàng. Ví dụ như người kinh doanh thì họ quan tâm những chủ đề lớn là kinh doanh, marketing, đầu tư, quảng trị v.v… dù đa điểm chạm nhưng vẫn hướng tới 1 khách hàng nhất định
CHỐT: hãy phân tích khách hàng càng kỹ càng tốt, hiểu cả cách ăn nói, tâm lý, hành động, sở thích của họ nữa thì càng tốt. Càng rõ bao nhiêu thì “nhạy” chủ đề, “nhạy” tiêu đề bấy nhiêu.
TRENDING LUÔN LÀ KING
Như đã nói ở phần trên, trending là một “điểm chạm” ngon nghẻ. chỉ cần 1 tiêu đề trending cũng đủ để chúng ta có được một bài viết vài trăm like. Điển hình như đợt vừa rồi Facebook có 1 đợt update mới về việc các bài viết có từ khóa liên quan tới b.á.n h.à.n.g sẽ bị giảm tương tác. Minh có viết 1 bài thông báo về việc đó và… ~500 like mặc dù nick của Minh lúc trước bị bóp reach và reach các bài chỉ ở khoảng 100-150 Link bài viết
—-> Việc bắt trend ở thời điểm thích hợp sẽ rất dễ khiến cho bạn có bài viết tương tác cao… và ngành nào, nghề nào cũng vậy, đừng để mình vuột khỏi tầm tay các chủ đề , tiêu đề bắt trend nhé, vì Content là việc nuôi dưỡng các bài viết tương tác cao theo năm theo tháng. NHƯNG, chọn rend thì cũng nên chọn thông minh.
DỤNG TỪ TRONG TIÊU ĐỀ
Dụng từ trong tiêu đề là một trong những điều tối quan trọng. Nó sẽ biến tiêu đề của bạn trở nên bí ẩn, nghiêm trọng, đau đơn hơn (hay nói đúng hơn là tăng cảm xúc của người đọc khi họ đọc qua tiêu đề). Với những cách dụng từ thông minh thì nó sẽ dẫn dắt người dùng và tạo cho họ 1 cảm giác… “à, thì ra là mày, đây là bài viết mà mình phải đọc”.
Thực ra, quan trọng nhất vẫn là chủ đề của bài viết, chủ đề đúng trend, đúng cái họ cần thì họ sẽ đọc thôi. Nhưng, rõ ràng nếu chúng ta thêm các
từ khóa quan trọng dạng “bí mật, công thức, cách làm… hay về cảm xúc thì là khủng khiếp, cấp bách, nhức nhối” thì mức độ quan trọng của tiêu đề sẽ cải thiện và người đọc sẽ MUỐN đọc nội dung này hơn.
Ngoài ra, Minh còn một vài lưu ý dành cho các bạn làm content về tiêu đề như:
-
– Càng là từ khóa “ít xuất hiện” thì càng hot.
-
– Càng là những “cụm từ mới” thì càng hot.
-
– Càng là những “từ ghép sáng tạo” thì càng hot
-
….
Ví dụ như tiêu đề này có cụm từ “tiêu đề bánh cuốn” chẳng hạn, bài này có thể ít like vì đây là 1 dạng kiến thức và là bài viết dài nên có thể sẽ ít like nhưng cụm từ trên là một trong những cụm từ mới, ít xuất hiện, sáng tạo và phù hợp với nhóm người đọc.
TĂNG THU VÀ GIẢM CHI TRONG TIÊU ĐỀ
Đây là một loại kiến thức mà Minh tự đúc kết ra được khi làm trong ngành kinh doanh, khi mà ngày ngày đều phải viết những Content cho nhóm khách hàng là những người làm quảng cáo, làm kinh doanh. Cái mà người làm kinh doanh quan tâm thực sự chỉ là “tăng thu và giảm chi”.
Và ngay cả khách hàng cũng vậy, bất cứ sản phẩm nào đó mà khách hàng mua, nó cũng đều phải có 1 mục đích nào đó, hoặc là họ cần tính năng của nó hoặc là họ đang kháo khát sở hữu nó vì nó giúp ích được cho họ, thỏa mãn cảm xúc của họ. Trong tiêu đề cũng vậy, khi bạn viết 1 nội dung, bạn phải đánh thức được sự “tăng thu và giảm chi” trong tâm trí người dùng.
.
Tăng thu và giảm chi có nghĩa là chúng ta sẽ giúp khách hàng tăng thu… và giảm chi . Đùa đấy, tăng thu và giảm chi là mình sẽ khiến khách hàng có thêm nhiều giá trị dương, và giảm bớt các giá trị âm. Trong kinh doanh là nó tăng doanh thu và giảm chi phí. Nhưng, đối với khách hàng của chúng ta (người mua sản phẩm) thì nó không chỉ là tiền.
-
– Tăng thu và giảm chi trong thời gian
-
– Tăng thu và giảm chi trong cảm xúc
-
– Tăng thu và giảm chi trong giá cả.
Người ta thường nói, thời gian là tiền bạc. Nếu như bạn đang viết bài viết về dạng kiến thức thì chúng ta đâu thể nào đánh vào tiền bạc được, mấy admin group mà thấy nói tới tiền bạc nhiều là họ xóa bài viết ngay. Lúc này, chúng ta phải đánh vào nhiều hơn các giá trị về cảm xúc và thời gian.
+ Tăng thu và giảm chi trong cảm xúc: hay nói đúng hơn là tăng niềm vui, giảm nỗi buồn, tăng khao khát, giảm tiêu cực…. VD như “bí mật đằng sau những tiêu đề bánh cuốn” thì nó hàm ý sẽ giúp mình tạo được những tiêu đề hay ho, những bí kíp giúp chúng ta tạo ra tiêu đề cuốn hút người dùng. Nó tạo cho mình 1 cái cảm giác sau khi đọc xong mình sẽ “có được kỹ năng tạo tiêu đề hay” —-> tăng cảm xúc, giảm nỗi buồn khi tạo tiêu đề quá khó mà làm quài không hay.
+ Tăng thu và giảm chi trong thời gian: VD: “bí mật đằng sau những tiêu đề bánh cuốn… nhưng chỉ tạo trong 2 phút”. Đôi khi chúng ta phải tốn cả 15-30p để tạo ra 1 tiêu đề hay ho cuốn hút người dùng nhưng đăng này chỉ cần 2p (giảm thời gian) là tạo ra được rồi —-> giảm chi về thời gian
KHÔNG CHỈ TIÊU ĐỀ, NÓ CÒN LÀ ĐOẠN MỞ ĐẦU
Nếu như bạn là người viết nội dung trên Fanpage thì đây là một điều cực kỳ quan trọng mà bạn phải lưu ý. NGƯỜI DÙNG SẼ XEM CẢ 3 DÒNG ĐẦU chứ không chỉ xem mỗi tiêu đề. Và 3 dòng đầu là yếu tố quan trọng nhất để chúng ta có thể giữ chân khách hàng lại.
3 dòng đầu nó được coi là yếu tố I – Intereset trong Aida, khi khách hàng đã bị thu hút bởi yếu tố atention (tiêu đề, hình ảnh). Tiếp theo đó tầm mắt của họ sẽ xem tiếp 3 dòng đầu tiên của bài viết và nếu chúng ta có thể tạo ra sự hứng thú của họ ngay trong 3 dòng đầu thì tỉ lệ xem tiếp bài viết là rất cao (đôi khi họ xem tiêu đề xong mà thấy nói dài dòng quá là nghỉ luôn k đọc
VD: BÍ MẬT ĐẰNG SAU NHỮNG TIÊU ĐỀ “BÁNH CUỐN”
(Tất tần tật các thủ thuật, kỹ thuật, tips trick, giúp tạo ra 1 tiêu đề hấp dẫn)
#Kỹ_năng_content_a_bờ_cờ
——-
3 dòng đầu của mình dưới tiêu đề là những “sự thú vị”, thủ thuật, tip trick, kỹ thuật là một trong những gì mà bất cứ ai cũng muốn xem thử. Ví dụ như Life hack đi chẳng hạn, bạn có thể xem những video life hack và từ đó bị cuốn vào vòng xoáy xem video khi nào không biết. Một trong những cách mà mình hay ứng dụng trọng 3 dòng đầu là:
-
– Đánh vào nỗi đau (đặt ra 1 câu hỏi xoáy vào nỗi đau: “có phải bạn đang bị….”)
-
– Đánh vào những điều mà khách hàng hay bị cuốn (thủ thuật, công thức, tip trick)
-
– Đánh vào những vấn đề mà thị trường đang gặp hoặc trend
-
– Mở đầu bằng 1 câu chuyện
-
– Nói 1 triết lý gì đó và dẫn chứng thân thiện
-
– Mở đầu bằng một sự thú vị và ngược đời…
-
– …..
TỔNG KẾT
Tiêu đề là yếu tố quan trọng nhất, mình có viết hay tới đâu mà tiêu đề dở thì 80% khách hàng lướt qua luôn rồi. Vì vậy hãy cố gắng rèn luyện việc viết mỗi ngày và từ đó tạo ra 1 phong cách đặt tiêu đề riêng cho mình, nếu ai rãnh và có thủ thuật đặt tiêu đề hay ho hãy chia sẻ với tui nhé để tui đăng bài test thử.
Chúc các bạn thành công.
Nguồn Leo Minh
Ánh Tuyết – Tổng hợp và Edit.
Có thể bạn quan tâm: