Mục lục bài viết
Fintech là gì
Fintech là một khái niệm hay một thuật ngữ mới xuất hiện gần đây, đây là thuật ngữ tiếng Anh được kết hợp giữa 2 thuật ngữ khác đó là : Finance = Tài chính + Technology = Công nghệ. Vậy thì Fintech được hiểu là Công nghệ tài chính.
Thuật ngữ này xuất hiện từ sau năm 2008 nhưng đến nay khi công nghệ 4.0 nổ tra thì nó mới được thực sự quan tâm. Nó làm thay đổi các cách thức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng , tiền tệ và tập trung mạnh nhất vào lĩnh vực tài chính. Fintech được mở ra như một linh vực hoàn toàn mới ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói riêng và ngân hàng nói chung.
Công nghệ tài chính Fintech ở đây được hiểu cụ thể chính là những sản phẩm, ứng dụng, dịch vụ, quy trình…mới của công nghệ được áp dụng vào thị trường tài chính giúp cho nó nâng cao hiệu suất hiệu quả hơn so với trước đây. Hoàn thiện hơn các dịch vụ, sản phẩm tài chính phù hợp với thời đại Internet giúp người tiêu dùng thuận tiện và nhanh chóng hơn trong mọi nhu cầu.
Hiện nay đa phần ai cũng đang sử dụng Fintech nhưng không hiểu nó là như thế nào, 3 năm trở lại đây Fintech dành được thế ưu tiên khi có quá nhiều công nghệ mới hỗ trợ tài chính tốt nhất hình thành một dịch vụ mới.
Hệ sinh thái Fintech là gì
Hệ sinh thái Fintech thực ra là một cái tên gọi hay nói cách khác nó là môi trường để cho Fintech phát triển. Ở Việt Nam hiện nay hệ sinh thái Fintech tồn tại dựa vào 3 yếu tố: Khả năng tiếp cận thị trường, hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cạnh vốn.
Hệ sinh thái Fintech hiện len lõi trên thị trường tập trung vào các mảng sau:
- Trung gian thanh toán
- Tài chính cá nhân
- Cho vay ngân hàng
- Công nghệ bảo hiểm
- Ngân hàng số
- Điểm tín dụng
- Gọi vốn cộng đồng
Công ty công nghệ tài chính – Fintech
Hiện các công ty Fintech chính là đơn vị cung cấp dịch vụ chính, đảm nhận chạy chương trình, thiết kế tạo ra những sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng Internet, điện thoại di động cho các ngân hàng và công ty tài chính. Trước đây thì con số đó rất hiếm nhưng hiện nay được mở ra rất nhiều với 154 công ty Fintech trên thị trường Việt Nam còn trên thế giới con số ước tính lên đến 10.000 công ty Fintech.
Đặc điểm của Fintech
Fintech trong ngân hàng là hỗ trợ các dịch vụ chuyển và thanh toán tiền còn đối với lĩnh vực tài chính thì nó chính là nền tảng kết nối người đi vay với bên cho vay mà không nhất thiết phải đến gặp trực tiếp. mọi quá trình như tiếp cận, đăng ký và hoàn thiện thủ tục, xét duyệt tự động đều được hỗ trợ gián tiếp thông qua công ty cho vay sử dụng Fintech.
Fintech hoạt động dựa trên trí tuệ nhân tạo, xem đây như là một chú robot có thể nhận diện, thông kê và thiết lập các nhu cầu, dịch vụ tài chính thông qua hệ thống thuật toán mà các công ty thiết lập riêng cho mình. Chính vì điều đó nên hiện nay mọi người thấy rằng các ứng dụng cho vay online đều có quy trình vay tương đối giống nhau. Fitech là bước khởi đầu của công nghệ 4.0 trong tài chính nó dành thay đổi thói quen của người tiêu dùng, người vay từ truyền thông sang online giúp cho khách hàng của ngân hàng, công ty tài chính có thể hiện thức hóa các công việc trước đây thực hiện truyền thống trực tiếp.
Với Fintech nó còn thay đổi nguồn nhân lực tài chính trong tương lai, bạn không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu rõ và làm được các công việc liên quan đến công nghệ thông tin, nhân lực không dùng nhiều như trước đó mà 1 người có thể hỗ trợ nhiều khách hàng trong một lần.
Sản phẩm Fintech
Đồng tiền điện tử – Bitcoin
Đồng tiền điện tử hay gọi là Bitcoin là một trong những sản phẩm nổi bật trong ngành tài chính hiện nay. Đây là một loại tiền điện tử hay tiền kỹ thuật số phân cấp được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet như điện thoại, máy tính hay máy tính bảng mà không cần qua một đơn vị tài chính nào cả.
Đồng Bitcoin có thể dùng để giao dịch chung giữa nhiều nước với nhau mà không thông qua ngân hàng hàng hay công ty//đơn vị kết nối trung gian. Và hiện có rất nhiều sàn trên Internet dùng để mua bán tiền Bitcoin, nó được nhìn nhận như đồng tiền thực có giá trị lưu thông, giá trị thanh toán hoặc dự trữ. Đây là sản phẩm hay thành tựu nổi bật của công nghệ tài chính Fintech trong những năm gần đây.
Ví điện tử
Ví điện tử là một hình thức của một tài khoản điện tử, giúp người dùng có thể thanh toán tất cả các chi phí, hóa đơn qua mạng Internet. Mọi người hình dung nó như một chiếc đựng tiền vô hình và được mã hóa trên thông quan một app điện thoại, người dùng ví có thể nhận tiền hay chuyển tiền cho bất kỳ ai bất kỳ đơn vị nào qua taifa khoản của họ cung cấp chỉ cần có thiết bị kết nối Internet.
Ở Việt Nam mọi người có thể biết đến một số loại nổi tiếng như: Momo, Payoo, ViettelPay, ZaloPay….
Trên thế giới ví điện tử có chức năng thanh toán lớn nhất, mọi quốc gia có thể sử dụng nếu có nhu cầu mua sắm quốc tế, chuyển tiền quốc tế : Paypal, Airpay, Google Wallet, ebay…
Cho vay vốn
Tiên phong cho Fintech trong vay vốn chính là Lending Club, một câu lạc bộ cho vay ở Mỹ. Họ ứng dụng công nghệ để đem đến khoản vay nhanh nhất, người vay có thể nhận đươc khoản vay mà không cần đến gặp mặt. Đến nay hình thức này khá phổ biến ở tất cả mọi nơi trên thế giới thông quan sản phẩm App Vay Tiền Online. Giờ đây để vay vốn, để tìm nhà đầu tư rót vốn mọi người chỉ cần sử dụng 1 app hay 1 website bất kỳ, sau đó đơn vị app sẽ kết nối người vay với bên cho vay sau đó 2 bên thỏa thuận về điện kện …
Một hình thức hiệu quả nhất của sản phẩm vay vốn đó là app vay tiền online, mọi người có thể chọn những app mình monng muốn tiến hành chọn hạn mức, kỳ hạn và đăng ký hồ sơ ngay trên đó. Rất nhanh chóng sẽ nhận được khoản vay theo yêu cầu, tiền chuyển đến tài khoản ngân hàng và khi thanh toán mọi người có thể chuyển khoản online.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều đơn vị áp dụng cho vay tín dụng, tài chính thông quá app như: Doctordong, Vamo, Senmo, Robocash, Uvay, Zvay…không chỉ công ty tài chính mà các ngân hàng cũng bắt đầu thực hiện cho vay theo hình thức này.
Hỗ trợ giao dịch chứng khoán
Trước đây muốn giao dịch, mua bán chứng khoán mọi người phải đến trực tiếp tại các sàn giao dịch hoạch mua trực tiếp từ đơn vị bán nhưng giò đây thì khác nhờ công nghệ Fintech mà những nhà đầu tư có thể tham gia mua bán cổ phiếu theo nhu cầu của mình. Hiện nay chỉ với chiếc điện thoại hay máy tính kết nối mạng nhưng ai có nhu cầu đầu tư chứng khoán, mau bán thì có thể tiến hành trực tiếp mà không cần phải qua môi giới.
So sánh dịch vụ Gobear
Thay vì tìm kiếm từng thông tin của các công ty tài chính thì giờ đây mọi người có teher sử dụng các ứng dụng so sánh dịch vụ, tiêu biểu hiện nay là Gobear- nền tảng so sánh các dịch vụ tài chính ở châu Á lớn nhất, chính xác và dễ thực hiện. Vậy nên công cụ này giúp người có nhu cầu về đầu tư hay vay tài chính đều có thể tìm thấy các thông tin minh bạch nhất.
Chuyển tiền online
Mọi người có lẽ đã quá quen thuộc với cách thức chuyển tiền lúc trước, mọi giao dịch đều phải thực hiện ở ngân hàng. Muốn chuyển tiền cho ai đó bạn phải mang tiền mặt đến ngân hàng hoặc chọn cách trích tài khoản ngân hàng bằng giấy ủy nhiệm chi ở các chi nhánh. Nhưng nhờ công nghệ Fintech mà hiện nay mọi người không cần mất thời gian điền giấy tờ ở ngân hàng chuyển tiền mà có thể ngồi ở nhà đăng nhập ứng dụng chuyển tiền để chuyển bất kỳ ngân hàng nào hay bất cứ lúc nào.
Ứng dụng hiện nay mà ngân hàng áp dụng đó là Internet Banking ( Website) Mobile Banking ( app trên điện thoại) hoặc bank plus để chuyển tiền online nhanh chóng.
Ví dụ về Fintech
Fintech trong tài chính
Với Fintech tài chính thì mọi người có thể suy nghĩ ngay đến những ứng dụng cho vay nhanh hiện nay như:
- App vay tiền nhanh Doctordong: Ứng dụng hỗ trợ vay online 100% không chỉ trên điện thaoij mà ngay cả máy tính, hồ sơ đăng ký trực tuyến và được duyệt tự động không phải gặp mặt giúp người vay có được khoản vay nhanh chóng, việc vay onlien qua app giúp công ty cho vay có thể hỗ trợ tất cả mọi nơi không nhất thiết là phải xây dựng cơ sở chi nhánh khắp cả nước.
Fintech trong ngân hàng
Ứng dụng Mobile banking là một trong những ví dụ điển hình về công nghệ tài chính của ngân hàng, đó là một app do ngân hàng quản lý và hợp tác với các công ty Fintech để phát triển. Thông qua ứng dụng người sử dụng thẻ ATM có thể quản ký tài khoản của mình, xem lịch sử giao dịch, chuyển tiền cho số tài khoản, số điện thoại, số thẻ…một cách nhanh chóng và an toàn mà không cần đến ngân hàng. Không chỉ vậy mà có thể nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn dịch vụ, sinh hoạt, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn.
Fintech trong chứng khoán
Hiện nay thay vì mở nhiều sàn giao dịch với đội ngũ nhân viên số lượng lớn thì giờ đây các công ty mô giới có thể chuyển mình sang hình thức online. Người chơi chứng khoán không cần đến sàn giao dịch, không cần gặp người tư vấn hỗ trợ và có thể đặt lệnh mua bán với cổ phiếu đang niếm yết trên sàn. Như vậy có thể giúp người đầu tư quyết định được thời gian mua và bán của mình, giúp người chơi theo dõi thông tin cổ phiếu hàng ngày.
Một số ứng dụng tiêu biểu như: Olympatrade, Mitrade…
Chuyển đổi số Ngân Hàng tại Việt Nam
Ngân hàng số là sự thay đổi tất yếu nhằm đáp ứng sự thay đổi kỳ vọng của khách hàng, được hỗ trợ bởi những đột phá trong công nghệ, tăng trải nghiệm khách hàng, và tăng hiệu quả kinh doanh.
Ngân hàng Số cũng thể hiện sự chuyển đổi từ việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách truyền thống sang không gian số hóa và trực tuyến.
Các Ngân Hàng Tại Việt Nam Cần Tiếp Cận Chuyển Đổi Số Thế Nào?
-3 Yếu Tố Chính Khi Chuyển Đổi Số Ngân Hàng
1. Giải Pháp Công Nghệ: Lựa chọn giải pháp phù hợp, có khả năng scale-up, bảo mật, và mở rộng.
2. Tăng Trải Nghiệm Khách Hàng: Trải nghiệm online, không chi nhánh
3. Hiệu Quả Kinh Koanh: Tăng trưởng kinh doanh
– 3 Bước thực hiện
1. Xác định hiện trạng
– Nghiên cứu thị trường/xu hướng ngân hàng số toàn cầu, Trung Quốc
– Nghiên cứu thị trường/xu hướng ngân hàng số Việt Nam
– Đánh giá hiện trạng của ngân hàng dựa trên: Công nghệ, Trải nghiệm khách hàng, và hiệu quả kinh doanh.
– Lựa chọn giải pháp: Tự xây dựng hay mua ngoài.
2. Xác định phạm vi chuyển đổi
– Thiết kế mô hình: Phạm vi sản phẩm và phạm vi công nghệ
– Xác định vai trò của bộ máy nhân sự từ cao cấp đến toàn bộ nhân sự (CEO->nhân viên)
– Lên lộ trình
– Triển khai, phân tích, đánh giá, thay đổi và lặp lại cho đến khi hiệu quả.
3. Triển khai chuyển đổi
– Thành lập trung tâm, tổ chức và giao nhiệm vụ thực hiện
– Lựa chọn đối tác công nghệ
– Triển khai -> vận hành -> đánh giá -> điều chỉnh.
3 Yếu Tố Cốt Lõi
1. Công Nghệ (Technology)
– Có khả năng mở rộng đến với khách hàng mass, lượng giao dịch cao
– Có khả năng tích hợp với các kênh truyền thống để phân tích khách hàng
– Các hệ thống mở có thể giao tiếp bằng API
– Năng lực xử lý dữ liệu và phân tích (Bigdata)
– Kiến trúc ngân hàng mở, xử lý thời gian thực (real-time)
– Độ bảo mật, an toàn cao nhất.
2. Trải nghiệm khách hàng (User experience)
– Xây dựng vòng đời khách hàng
– Xây dựng vòng đời nhân viên
– Thiết kế trải nghiệm sản phẩm / dịch vụ
– Hiểu sâu khách hàng
– Omni Channel Marketing : Hiểu và tương tác với khách hàng 24/24
– Vận hành dựa trên dữ liệu (Data-driven)
3. Kinh Doanh (Business Model)
– Đề xuất được giá trị khách hàng
– Ra được các phạm vi sản phẩm mới, phù hợp với tập khách hàng mới ví dụ micro finance.
– Cần cơ cấu tổ chức mới dựa trên nhân tài công nghệ để vận hành
– Ra các quy trình mới phù hợp với sản phẩm/ kinh doanh/ trải nghiệm mới
– Số hóa / tự động hóa quy trình dựa trên dữ liệu và chuyển đổi số.
4. Đánh Giá Mức Độ Trưởng Thành Về Chuyển Đổi Số Ngân Hàng
– Mức 1 (Digital Bank 1.0): Phân tán: Các năng lực Ngân hàng số không có hoặc có nhưng bị phân tán và không được lập kế hoạch khai thác và sử dụng theo Khung Ngân hàng số 1.0
– Mức 2 (Digital Bank 1.0): Mới nổi: Các năng lực Ngân hàng số đáp ứng theo Khung Ngân hàng số 1.0
– Mức 3 (Digital Bank 2.0) : Đang phát triển: Các năng lực Ngân hàng số có đầy đủ nhưng chỉ khai thác hiệu quả một phần và phù hợp với các thực tiễn tốt trên toàn cầu theo Khung Ngân hàng số 2.0
– Mức 4 (Digital Bank 2.0): Trưởng thành: Các năng lực Ngân hàng số có đầy đủ và khai thác hiệu quả phần lớn và phù hợp với các thực tiễn tốt trên toàn cầu theo Khung Ngân hàng số 3.0
– Mức 5 (Digital bank 3.0): Dẫn đầu: Khả năng Ngân hàng số đáp ứng theo tiêu chuẩn toàn cầu, liên tục được tinh chỉnh theo nhu cầu của khách hàng dựa trên Khung ngân hàng số 3.0
5. Các Mô Hình Ngân Hàng Số Trên Thế Giới
– Ngân Hàng Số Mới (WeBank của Tencent, MyBank của Alibaba, TymeBank)
Hướng tới thành lập một ngân hàng số mới, tách biệt và tập trung vào thị phần mục tiêu cụ thể với các định vị giá trị khách hàng cụ thể thông qua thành lập một ngân hàng (số) riêng biệt. Ngân hàng này sẽ có mô hình hoạt động và kiến trúc riêng biệt, ảnh hưởng tối thiểu bởi các năng lực hiện tại. Thông thường ra mắt với sản phẩm dịch vụ hạn chế (ví dụ: dịch vụ bán lẻ cơ bản, tập trung vào tiền gửi, thanh toán hoặc cho vay) và phát triển trên nền tảng này.
– Số Hóa Ngân Hàng (City Bank, SCB, Commonwealth)
Xây dựng trên nền tảng chiến lược kênh hợp nhất, hỗ trợ trải nghiệm khách hàng đồng nhất trên các kênh. Ngân hàng số kênh hợp nhất sẽ hỗ trợ tương tác trên nhiều điểm tương tác khách hàng, ghi nhận nhiều thông tin, thấu hiểu khách hàng, tương tác được cá nhân hóa và tối ưu. Mô hình này cũng tập trung hướng khách hàng tới mô hình vận hành “digital first”, giảm thiểu tương tác vật lý tới thời điểm mang lại giá trị hoặc bắt buộc bởi cơ quan quản lý nhà nước trên nền tảng mô hình vận hành xử lý thẳng.
– Kết Hợp Cả 2: Mở Ngân Hàng Số Mới + Số Hóa Ngân Hàng Truyền Thống (VPBank, DBS,..)
Phương pháp tiếp cận tổng hợp của lựa chọn (1) và (2) thông qua thiết lập một ngân hàng số mới áp dụng với một thị phần, định vị giá trị khách hàng cụ thể, ngay trong thời điểm xây dựng. Phương án này chuyển đổi năng lực hiện tại của ngân hàng sang hỗ trợ mô hình số hóa kênh hợp nhất. Cả hai sáng kiến này vận hành song song, đảm bảo tối ưu hóa giá trị kinh doanh và thời gian ra thị trường. Các năng lực vận hành được chia sẻ bao gồm hệ thống ngân hàng lõi, kiến trúc báo cáo… trong khi bộ phận tiếp cận khách hàng của hai sáng kiến rất khác biệt.
Cơ hội và thách thức của Fintech
Khi tất cả các nhu cầu, vấn đề được đưa lên mạng Internet thì có nhiều nhiều thuận lợi và rủi ro
Xem video Nguồn chính thống CNBC
Lợi ích từ Fintech 4.0
Với công nghệ 4.0 kết hợp với Fintech thì đem lại rất nhiều điểm lợi cho ngành tài chính – ngân hàng:
- Phục vụ các nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, bất kỳ lúc nào và ở đâu
- Khoảng cách không gian và thời gian bị xóa bỏ, một công ty không cần thiết phải đầu tư cơ sơ hạn tầng rộng lớn mà chỉ cần đầu tư mạnh vào mảng công nghệ thông tin là có thể tiếp cận và phục vụ nhu cầu cần khắp mọi nơi
- Lợi ích cho những công ty tài chính ngân hàng vì hiện nay dân số Việt Nam trẻ, đa phần đều sửu dụng thiết bị di động thông minh và máy tính, nên lượng khách hàng tiềm năng luôn có sẵn.
- Chưa có các ràng buộc nhiều về pháp luật, hiện nay chưa có một pháp lý nào liên quan hay quản lý sâu vào các công nghệ tài chính nên các công ty có thể tự do hoạt động dịch vụ của mình mà không có các rào cản
- Hỗ trợ giới trẻ Việt khởi nghiệp thành công, hiện nay các bạn trẻ tập trung vào các dự án khởi nghiệp từ công nghệ thông tin đặc biệt là Fintech
Thách thức của Fintech
Lợi thì thực sự có lợi nhưng bên cạnh đó có rất nhiều thách thức và rủi ro mà mọi người khó lường trước.
- Chính công nghệ là nền tảng cho nên các vấn đề bảo mật sẽ có nguy cơ bị rò rỉ hoặc bị ăn cắp. Hoạt động trên nền tảng Internet nên buộc Fintech phải đối mặt với nạn ” tin tặc” lấy cắp thông tin
- Một công ty Fintech hiện nay khi thành lập đối mặt với rất nhiều đối thử cạnh tranh và việc cạnh tranh Fintech hiện nay là rất lớn, đây là thị trường béo bở mỗi một ai nhảy vào đều phải lường trước được điều này
- Nó làm cho những đơn vị hoạt động truyền thống gặp nguy hiểm, nguy cơ phá sản
- Đội ngũ nhân lực còn hạn chế, vậy nên không thể phát huy tối đa 100% hiệu quả của công nghệ tài chính
- Thị trường vay vốn hỗn loạn, các rủi ro về lãi suất, thanh khoản, nợ xấu ngày càng tăng bởi điểm thuận lợi đến từ các công nghệ vay vốn Fintech.
- Cạnh tranh thị trường vay vốn tăng nhanh bất chấp pháp luật, pháp lý về lĩnh vực này vẫn chưa hoàn chỉnh nên đó là điểm bất lợi cho cả người vay lẫn đơn vị cho vay
Fintech lừa đảo
Không tránh khỏi vấn đề nay, bản chất của Fintech là tốt là hỗ trợ cho lĩnh vực tài chính- ngân hàng ngày càng phát triển và hiện đại nhưng cái gì cũng có 2 mặt sáng – tối của nó và Fintech cũng không ngoại lệ
Mặt xấu của Fintech trong ngân hàng hiện nay:
- Việc rủi ro trong màng Fintech thanh toán thì rất ít nhưng vấn đề nhiều nhất đó là cho vay vốn ngân hàng, vay vốn cá nhân, vay vốn cộng đồng , tiền số…đây tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư bởi vì Fintech tài chính và ngân hàng hướng đến phân khúc khách hàng nhiều rủi ro, các khoản vay vẫn chưa có bảo hiểm tiền gửi và thiếu minh bạch.
- Bên cạnh rủi ro cho người người đầu tư mất tiền mà người đi vay sử dụng dịch vụ của Fintech cũng đối mặt với những nguy hiểm về vấn đề lãi suất và chi phí không minh bạch
Thực trạng cho thấy rằng có nhiều vấn đề lừa đảo xảy ra quanh Fintech hiện nay.
Ví dụ: Ở Trung Quốc sau vụ đổ vỡ của Ezubao thì thống kê cho rằng có đến 2.100 trang ngân hàng cho vay ở Trung Quốc được cảnh báo thì một trong những số đó là lừa đảo và nhà đầu từ có khả năng sẽ mất toàn bộ tiền .
Ví dụ: Công ty Cổ phần Modern Tech đã lừa đảo hơn 15 tỷ đồng của các nhà đầu tư, công ty này đã huy động vốn gắn mác Singapore, Ấn Độ.. để phát hành cố phiếu nhưng thực ra là phát hành đồng tiền số thay vì phát hành cổ phiếu như hợp đồng.
Fintech 4.0 ảnh hưởng như thế nào đến ngân hàng
Tính đến thời điểm này thì Fintech hoạt động rất mạnh mẽ và tác động trực tiếp vào ngân hàng bằng cách đem đến nhiều cơ hội mới cho lĩnh vực tài chính. Chính vì sự phát triển quá mạnh mẽ của tài chính đã đem lại rủi ro lớn cho ngân hàng truyền thống.
- Trước đây ngân hàng chính là điểm vay vốn, tư vấn tài chính lớn nhât và đáng tin cậy nhất nhưng hiệu nay với sự hỗ trợ của Fintech các công ty tài chính ra đời ngày càng nhiều, nó khắc phục toàn bộ những hạn chế của ngân hàng, toàn bộ khách hàng đều bị ảnh hưởng khi mọi dịch vụ của ngân hàng đều được tài chính đi trước 1 bước. Vậy nên đây là ảnh hưởng lớn đến ngân hàng
- Dịch vụ thanh toán của ngân hàng: Bạn quen thuộc với hình thức Fintech trong thanh toán bằng ứng dụng Internet Banking của ngân hàng nhưng hiện nay không chỉ có ngân hàng mới làm được việc chuyển tiền, thanh toán online mà các công ty tài chính, các ví điện tử hay các ngành nghề khác cũng có thể tạo nên những ứng dụng thanh toán mới mẽ, ưu đãi và nhanh chóng hơn.
Vậy nên ngân hàng truyền thống hoặc thay đổi hoặc bị bỏ lãi phía sau, buộc ngân hàng gồng mình chạy đưa theo Fintech để có thể chiếm được khách hàng trước.
Danh sách các công ty Fintech tại Việt Nam
Các starup ứng dụng fintech tại Việt Nam phần lớn đều có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 70%). Thống kê đến cuối 2019 có khoảng 155 công ty hoạt động có ứng dụng lĩnh vực fintech tại Việt Nam. Khoảng 37 công ty hoạt động mảng thanh toán, 22 công ty hoạt động lĩnh vực BLockchain, Crypto & Remittance, và trên 25 công ty lĩnh vực cho vay nhanh.
Công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán:
- Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam – Vn Pay
- Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến – Momo
- Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt – Payoo
- Công ty cổ phần Zion – Zalopay
- Công ty cổ phần và công nghệ dịch vụ Moca
- …
Công ty Fintech trong ứng dụng vay :
- Doctor Đồng
- Robocash
- Cashwagon
- Lenbox
- LendTop
- Vamo
- Tamo