Tại sao kinh doanh phải làm Branding? Có thể nói, các doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức rất cao về thương hiệu và giá trị thương hiệu. Nhờ có vậy, họ đã gây dựng nên một brand quá hùng mạnh và biến nó trở thành con số hữu hình. Thương hiệu không chỉ còn là giá trị cộng thêm mà đã trở thành một tài sản có giá trị tương đương với tài sản hữu hình. Nói cách khác, MỘT DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU MẠNH SẼ CÓ NHIỀU LỢI THẾ HƠN DOANH NGHIỆP CÓ THƯƠNG HIỆU YẾU TRƯỚC BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG. Dưới đây là 5 lý do tại sao kinh doanh phải làm Branding hãy cùng Simple Page tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1/ Brand kích thích nhu cầu sở hữu của khách hàng
Trên thế giới có một cuộc đua ngầm Đó là cuộc đua hàng hiệu. Chiếc túi đắt giá nhất hiện nay được thế giới ghi nhận lên đến gần 4 triệu USD. Vì sao người ta sẵn sàng chi trả một con số khổng lồ như thế để sở hữu một chiếc túi? Đó chính là giá trị của thương hiệu.
Thương hiêu khoác lên cho khách hàng sự đẳng cấp và xa hoa. Vô hình chung, brand chính là bộ mặt của chủ nhân. Thương hiệu càng cao cấp, sự đấu tranh để sở hữu được nó càng tăng cao.
2/Brand tạo nên văn hóa
Làm thương hiệu tạo nên một cộng đồng những người có chung sở thích, mong muốn, đẳng cấp. Chính từ đó, thương hiệu tạo nên văn hóa và sự giao thoa văn hóa tạo thành luồng sóng vận động lên xuống trên thị trường, kích thích cung cầu.
Thương hiệu tạo nên xu hướng như văn hóa uống trà sữa của giới trẻ, sau đó là văn hóa uống trà chanh… tạo nên hàng trăm thương hiệu và hàng trăm cửa hàng mọc lên như nấm sau mưa. Thương hiệu cũng có thể trở thành đạo tin tạo thành một tập thể khách hàng trung thành, chỉ tin và sử dụng sản phẩm duy nhất của thương hiệu đó
3/Brand tạo sự khác biệt hóa
Một câu hỏi thường trực khi bắt đầu kinh doanh: Tại sao khách hàng lựa chọn bạn khi có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu tương tự?
Đó là sự khác biệt hóa Thương hiệu giao tiếp với khách hàng bằng ngôn ngữ của riêng nó. Bằng ngôn ngữ khác biệt đó, thương hiệu thuyết phục khách hàng lựa chọn doanh nghiệp và ghi nhớ doanh nghiệp, trở thành một bộ phận trung thành gắn bó với thương hiệu. Giống như con người, mỗi thương hiệu đều được gắn một nhãn. Thông qua nhãn, khách hàng hình thành kinh nghiệm tích cực hoặc tiêu cực về sản phẩm
4/ Brand giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng dễ dàng hơn
Đứng về góc độ kinh tế, khi doanh nghiệp vừa gia nhập thị trường, thị trường chưa ổn định, kinh doanh thua lỗ… thì giá trị thương hiệu vẫn là số dương. Bởi vì, brand là một tài sản vô hình nên tất cả các tài sản công ty đều bị khấu hao, trừ thương hiệu. Chính vì vậy, có không ít các doanh nghiệp đã phá sản nhưng để sở hữu thương hiệu của doanh nghiệp này vẫn cần phải trả một số tiền nhất định theo định giá brand
Không chỉ vậy, những doanh nghiệp đã làm được thương hiệu đồng nghĩa với việc họ đã tạo dựng cho mình một tập khách hàng quen và trung thành. Điều đó dễ dàng giúp doanh nghiệp ổn định tình hình hơn so với những công ty chưa được công chúng biết đến.
5/ Brand tạo niềm tin cho khách hàng
Brand chuyên nghiệp tạo nên cảm giác về một doanh nghiệp uy tín, có quy mô và tổ chức, khiến khách hàng cảm thấy tự tin hơn khi hợp tác cùng doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói, đầu tư cho thương hiệu là một quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tài chính không kém gì các tài sản hữu hình. Vì vậy, hãy xây dựng cho mình một bộ thương hiệu thật chuyên nghiệp!
Theo Brandsvietnam
Ánh Tuyết – Tổng hợp và Edit.
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp 16 tiêu chí lựa chọn sản phẩm kinh doanh
- 50 Checklist xây dựng lợi thế cạnh tranh kinh doanh trên Internet
- 8 Điều đắt giá trong kinh doanh giúp công ty Thái Công phát triển
- Lộ trình xây dựng mô hình kinh doanh thời trang trong 12 tháng
- 5 cách kinh doanh online trên tiktok lợi nhuận cao 2021