Đây là vấn đề của rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp mà mình tiếp xúc trong quá trình tư vấn MKT cho doanh nghiệp.
Sau đây SimplePage sẽ nêu ra một vài nhận định cá nhân, mời AE góp ý thảo luận thêm
Mục lục bài viết
1. DN đã khai thác tối đa thị phần trong thị trường
Đây là chia sẻ của 1 chị giám đốc của DN sản xuất dù đã chiếm 40% thị phần lĩnh vực nhưng con số này chỉ dao động tăng giảm 1-2% mỗi năm. Lý do vì thị phần mà DN chiếm lĩnh đã maximum với năng lực DN hiện tại, con số khách hàng vào/ra trong năm ở mức cân bằng thì việc để tăng trường 5-10% mỗi năm là rất rất khó.
Vì vậy để tăng trường DN này phải mở rộng thị trường từ VN ra global hoặc thay đổi làm thêm dòng sản phẩm mới, cũng như cách tiếp cận khách hàng mới.
2. Sản phẩm thiếu tính mới
Sản phẩm thiếu tính mới cả về tính năng lẫn bề ngoài sẽ khiến KH cảm thấy nhàm chán, họ sẽ chuyển sang sử dụng các SP có sự mới mẻ hơn. (điển hình là các dòng ngành sp FMCG)
Các chiến lược để tăng trưởng từ sản phẩm
– Làm mới sản phẩm cũ
– Tăng giá trị cho sản phẩm
– Sáng tạo sản phẩm mới
– Bán combo…
3. Nút thắt ở khâu vận hành nội bộ
Đây là yếu tố rất khó thay đổi của DN vì DN nếu đã tồn tại lâu thì việc phải thay đổi quy trình, vận hành, công cụ sử dụng (nói chính là ra thay đổi cách làm việc của nhân sự) là một công việc khó.
Khó ở đây là khó chứng minh cho DN thấy được kết quả sau khi thay đổi và khó ngay cả bên tư vấn triển khai vì phải đi sâu vào nội bộ DN. Và điều này cứ dây dưa mãi sẽ khiến DN gặp nút thắt khó gỡ trong nhiều năm.
4. Năng lực, tư duy và tầm nhìn của chủ DN
Vấn đề này liên quan đến vận hành DN ở trên vì thực ra văn hóa DN mang phong cách chủ DN đó. Cho nên ở góc độ một chủ DN, khi DN đã vào luồng vận hành ổn định, dù đi ngang hay tăng trưởng nhẹ họ cũng sẽ bằng lòng và ngại thay đổi vì rủi ro khá lớn.
Ngoài ra còn liên quan đến tư duy và tầm nhìn của chủ DN trong thị trường, nếu có kiến thức + năng lực + tầm nhìn rộng lớn thì DN sẽ tăng trưởng vượt bậc.
5. Thay đổi – chuyển dịch mô hình chậm
Thị trường hiện nay thay đổi quá nhanh cả về thị hiếu người dùng lẫn channel tiếp cận, chỉ trong 10 năm từ 2012-2022 xu hướng kinh doanh online đã có nhiều sự lựa chọn hơn rất nhiều:
– Từ truyền thống sang online (chợ rao vặt, diễn đàn, FB)
– Từ sử dụng website sang các MXH (FB, Zalo, Insta, Tiktok)
– Từ MXH chuyển sang sàn TMĐT Shopee, Lazada, Tiki
– Và hiện tại là xu hướng kết hợp MXH và TMĐT (Social ecommerce) với điển hình là Facebook Shop, Tiktok Shop sắp ra mắt…
Thị trường thay đổi chỉ trong vài tháng, vài năm trong khi DN muốn thay đổi mô hình vận hành để thích nghi với một kênh bán hàng mới cần ít nhất 6 tháng – 1 năm, chưa tính đến việc tìm đúng nhóm nhân lực để triển khai hiệu quả. Đây là nỗi đau mà mình là của rất rất nhiều DN hiện tại ở VN
Kết luận
Thế mới thấy việc kinh doanh bây giờ cực kỳ khó, đặc biệt là trong 2 năm trở lại đây càng khó khăn gấp x100 lần. Nhưng nhìn về mặt tích cực thì đây cũng là yếu tố thúc đẩy sự sự thay đổi nhanh, tiến bộ nhanh của DN lẫn nhân sự. Thay đổi hay là chết?
Có thể bạn quan tâm: