Mục lục bài viết
- 1. Hãy sử dụng 1 con số để tạo sự ghi nhớ, ấn tượng
- 2. Đặt những câu hỏi cho người đọc
- 3. Hãy tạo ra những cấu trúc mới lạ, bất thường cho title
- 4. Dùng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca…
- 5. Dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng
- 6. Dùng cấu trúc bỏ lửng mà dấu lửng hiện diện ở giữa tít.
- 7. Phản bác lại các câu nói “hot” hay câu nói từ người nổi tiếng
- 8. Tạo ra một mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả không thể không tìm hiểu.
- 9. Tiêu đề kiểu trích dẫn
- 10. Đặc biệt:
- 11. Nhắm mục tiêu
- 12. Định vị
- 13. Cam kết
- 14. Thông tin
- 15. Tránh các tiêu đề
1. Hãy sử dụng 1 con số để tạo sự ghi nhớ, ấn tượng
Các con số có tác dụng rất tốt trong các tiêu đề. Những con số sẽ tạo ra sự tin cậy và một hình ảnh chính xác cho câu tiêu đề. Số lẻ thường gây sự chú ý tốt hơn số chẵn (riêng số 10 là một số chẵn ngoại lệ). Ví dụ:
– 5 bước xây dựng 1 chiến dịch quảng cáo hiệu quả
– Nhận định của 18 chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới
– Từ 0 đến 1.4 triệu visitor trên kenh14: Bài học về việc xây dựng lượng truy cập
– Nhận định của 18 chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới
– Từ 0 đến 1.4 triệu visitor trên kenh14: Bài học về việc xây dựng lượng truy cập
2. Đặt những câu hỏi cho người đọc
Tôi đánh giá rất cao cách đặt tiêu đề này, nhất là trên facebook, đó là 1 cách tăng tương tác vô cùng tuyệt với. Tiêu đề dạng này đặt ra một câu hỏi, nó khơi gợi trí tò mò của người đọc, đồng thời hàm ý rằng: “Câu trả lời ở trong chiếc hộp bí mật này, tất cả những gì bạn cần làm, đó là click chuột”. Ví dụ:
– Làm digital marketing ở đâu tốt?
– Admicro trong mắt bạn là gì?
– Quảng cáo Adx của Admicro giúp bạn bán hàng tăng gấp đôi?
– Content marketing – anh là ai?
– Làm digital marketing ở đâu tốt?
– Admicro trong mắt bạn là gì?
– Quảng cáo Adx của Admicro giúp bạn bán hàng tăng gấp đôi?
– Content marketing – anh là ai?
3. Hãy tạo ra những cấu trúc mới lạ, bất thường cho title
Cái này thì không có công thức chung, do sự sáng tạo của mỗi người, thành công thì tốt, không thành công thì gạch đá là chuyện đương nhiên.
– Fake PR? Nguyên nhân? Tại Sao? và Vì đâu? mình lại lừa mình?
(Một tiêu đề với năm dấu chấm hỏi, choáng thật)
(Một tiêu đề với năm dấu chấm hỏi, choáng thật)
4. Dùng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca…
Việc áp dụng ca dao, tục ngữ… trong tiêu đề bài viết tạo cảm giác thân quen, khơi gợi tình cảm, gây ấn tượng với người đọc. Ví dụ:
– Digital marketing 2017 “Bình cũ rượu mới”
– Google tố cáo Microsoft và Nokia “ném đá giấu tay”
– Web giá rẻ – Tiền nào của nấy
– Digital marketing 2017 “Bình cũ rượu mới”
– Google tố cáo Microsoft và Nokia “ném đá giấu tay”
– Web giá rẻ – Tiền nào của nấy
5. Dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng
Các tác phẩm điện ảnh, ca khúc, tác phẩm văn học nổi tiếng vốn được nhiều người yêu thích, biết tới, có một lượng công chúng nhất định. Cũng giống như việc sử dụng ca dao, tục ngữ… trong tiêu đề bài viết, tít đặt theo tên các tác phẩm nổi tiếng tạo cảm giác thân quen, gây ấn tượng với người đọc. Ví dụ:
– Chiến lược marketing tựa tác phẩm kinh điển của Kim Dung
– Tôn Tử marketing pháp
– Tôn Tử marketing pháp
6. Dùng cấu trúc bỏ lửng mà dấu lửng hiện diện ở giữa tít.
Dấu lửng dùng trong tiêu đề để biểu thị rằng người viết chưa diễn đạt hết ý, khuyến khích người đọc click để có nhiều thông tin hơn. Ví dụ:
– Làm chiến lược marketing thì chú ý gấp …
– Tư vấn fanpage hiệu quả …
– Làm chiến lược marketing thì chú ý gấp …
– Tư vấn fanpage hiệu quả …
7. Phản bác lại các câu nói “hot” hay câu nói từ người nổi tiếng
Ví dụ câu nói của Ngọc Trinh: Không có tiền thì cạp đất mà ăn à?
8. Tạo ra một mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả không thể không tìm hiểu.
– Làm digital marketing bài bản: Ngồi một chỗ, kiếm ngàn đô !
– Chiến lược marketing vô cùng đơn giản với admicro
– Chiến lược marketing vô cùng đơn giản với admicro
9. Tiêu đề kiểu trích dẫn
Đưa tên riêng lên đầu tít và trích dẫn câu nói của một nhân vật nổi tiếng, có uy tín, khiến người đọc có cảm giác nguồn tin mà tác giả dẫn ra là chính xác, đáng tin cậy.
10. Đặc biệt:
Tiêu đề của bạn bao gồm các chi tiết hỗ trợ đặc biệt và tính cấp bách?
VD: 5 bước đơn giản để biến cuộc sống của bạn từ tốt đến tuyệt vời
11. Nhắm mục tiêu
Bạn đã nhấn mạnh vào độc giả tiềm năng của bạn trong tiêu đề?
VD: Binh pháp tôn tử trong Marketing trên Internet
VD: Binh pháp tôn tử trong Marketing trên Internet
12. Định vị
Tiêu đề của bạn có khác biệt/nổi bật trong số nhiều tiêu đề cạnh tranh khác?
13. Cam kết
Bạn đã thu hút sự tò mò người đọc của bạn, hoặc sử dụng phép ẩn dụ để làm cho tiêu đề của bạn đáng nhớ hơn?. Tiêu đề của bạn có lặp âm, có âm vần ? Tiều đề của bạn có những lời nói bất ngờ hay sự mẫu thuẫn đi ngược lại quan niệm của đám đông ?
VD: Anh thợ đánh giày bỗng chốc trở thành tỷ phú.
Mâu thuẫn giữa “sự giàu có” và “thợ đánh giày” buộc người đọc tìm ra “làm thế nào” và “tại sao” người thợ làm tóc có thể trở nên giàu có.
Mâu thuẫn giữa “sự giàu có” và “thợ đánh giày” buộc người đọc tìm ra “làm thế nào” và “tại sao” người thợ làm tóc có thể trở nên giàu có.
14. Thông tin
Tiêu đề của bạn có phải là một giọng điệu trong cuộc hội thoại ? Lựa chọn động từ đúng: Các động từ sử dụng trong tiêu đề của bạn đóng một vai trò quan trọng trong cách tiếp cận độc giả. Sử dụng động từ bắt buộc hoặc hành động.
15. Tránh các tiêu đề
Mơ hồ, chung chung, thiếu căn cứ để hiểu. Ví dụ:
-10 phút để trở thành 1 chuyên gia Marketing ở Việt Nam
– Giúp mình với các bạn ơi!
– Mong chỉ giáo
-10 phút để trở thành 1 chuyên gia Marketing ở Việt Nam
– Giúp mình với các bạn ơi!
– Mong chỉ giáo
📌Nguồn: Sưu tầm – ảnh #Truong_doanh_nhan_HBR