Có thể nói rằng, Microsoft Windows là một sản phẩm vĩ đại, khi bất kỳ ai cũng đều biết đến nó hay đã từng sử dụng nó. Tuy nhiên, ít ai biết được Windows có một lịch sử phát triển rất dài, với những nốt thăng trầm như chính cuộc đời của mỗi chúng ta.
Có tổng cộng khoảng 12 phiên bản chính của hệ điều hành Windows dành cho người dùng cá nhân và hơn 9 phiên bản dành cho người dùng doanh nghiệp, chưa kể các phiên bản nâng cấp nhỏ lẻ và hệ điều hành huyền thoại MS-DOS.
Hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu về lịch sử phát triển của sản phẩm mà có thể ngay chính lúc này các bạn đang sử dụng nó.
Nào, cùng bắt đầu thôi!
1. MS-DOS: THỜI KỲ KHAI SÁNG
Vào đầu những năm 1980, Microsoft đã phát triển thành công hệ điều hành MS-DOS dành cho máy tính IBM. Có thể ở thời điểm hiện tại, DOS quá đổi lạc hậu bởi hệ điều hành này khá đơn giản, đơn nhiệm (chỉ 1 chương trình chạy trên hệ điều hành tại 1 thời điểm) và người dùng phải gõ lệnh để tương tác với máy tính, nhưng ở thập kỷ đó, khi công nghệ máy tính chỉ mới chập chững phát triển, DOS là cả một phát minh vĩ đại.
DOS cho phép người dùng truy cập vào các ổ đĩa, mở file, edit và lưu file và nhiều chức năng khác. Microsoft đã khai thác triệt để thành công ban đầu này để bán phần mềm cho những nhà sản xuất khác và nhanh chóng trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất phần mềm.
2. WINDOWS 1.0 – 3.11: THỜI KỲ TĂNG TRƯỞNG
Windows 1.0
Vào 10/10/1983, Bill Gate đã có một buổi thuyết trình trước công chúng giới thiệu về một hệ điều hành máy tính sắp được ra mắt mang tên Microsoft Windows, có giao diện đồ họa (Graphical Interface) dựa trên nền MS-DOS vốn đã rất thành công trước đó. Và kết quả, phiên bản hệ điều hành Windows 1.0 đã được ra mắt 2 năm sau đó, vào 20/10/1985.
Đây là một hệ điều hành đơn nhiệm, được tích hợp sẵn các phần mềm ứng dụng bao gồm: Windows Paint, Windows Write và một trình soạn thảo từ ngữ đơn giản, lịch biểu, notepad, Control Panel và Command Prompt (Computer Terminal) để người dùng có thể sử dụng lệnh MS-DOS vốn đã quen thuộc.
Windows 2.0 -> 2.1x
Phiên bản Windows 2.0 được ra mắt vào 9/12/1987, kế thừa những thành công từ Windows 1.0 và bổ sung nhiều sự nâng cấp, cải tiến nhất định. Hầu như không có sự đổi mới nào trong phiên bản này, ngoài những cải thiện về hiệu năng thông qua việc tích hợp tốt hơn với những phần cứng mới ra đời.
Điểm nhấn ở phiên bản Windows 2.0 không nằm ở bản thân nó, mà ở các phần mềm ứng dụng có thể chạy được, trong đó nổi cộm nhất bộ phần mềm Microsoft Office (Word, Excel, Powerpoint) và Aldus PageMaker. Các phiên bản 2.1x được tung ra dưới dạng bản cập nhật nhằm vá những lỗi được báo cáo, tăng cường hiệu năng hoạt động.
Windows 3.0
Trong năm 1990, Microsoft đã tung ra phiên bản Windows 3.0, một phiên bản hệ điều hành được cải tiến hoàn toàn với các ứng dụng như Trình quản lý file (File Explorer) quản lý tác vụ (Task Manager) mà chúng ta vẫn còn đang sử dụng ngày nay. Với phiên bản này, Microsoft đã bán hơn 10 triệu bản trong vòng 2 năm.
Đây được xem là một thành công phi thường ở thời điểm đó. Bên cạnh đó, Windows 3.0 đã trở thành hệ điều hành được cài đặt sẵn trong các máy tính được bán ra thị trường, đánh dấu cột mốc quan trong trong lịch sử phát triển của Microsoft.
Trong những năm 1990, những nỗ lực trong truyền thông của Microsoft đã thuyết phục những doanh nghiệp rằng, phần mềm của Microsoft không chỉ tốt nhất mà còn thường xuyên được cập nhật & nâng cấp.
Microsoft đã chi hàng triệu USD vào quảng cáo cáo tạp chí, cũng như nhận được sự chứng thực từ các tạp chí lớn và uy tín trong lĩnh vực phần mềm, giúp Microsoft Windows và Microsoft Office trở thành những phần mềm bắt buộc phải có trên máy tính vào thời điểm đó.
Câu slogan “Bạn muốn đi đâu hôm nay (Where Do You Want to Go Today)?” được phát đi vào năm 1998 không chỉ quảng bá cho sản phẩm của Microsoft, mà còn quảng bá cho chính hình ảnh công ty, rằng Microsoft có thể truyền thêm sức mạnh cho các công ty khác và người tiêu dùng.
3. WINDOWS NT
Windows NT (New Technology) là một phân nhánh trong các phiên bản của hệ điều hành nhà Microsoft. Ban đầu, Windows NT hướng đến đối tượng là người dùng doanh nghiệp, khi phiên bản đầu tiên (Windows NT – phát hành ngày 27/7/1993) của phân nhánh này được sản xuất cho các máy trạm và máy chủ.
Windows NT hỗ trợ kết nối mạng nội bộ (LAN) cực kỳ tốt, và cho phép người dùng tạo nhiều tài khoản trên cùng 1 máy tính, cũng vào thời bùng nổ các mô hình làm việc kết nối mạng nội bộ, các cửa hàng Internet.
Các phiên bản Windows NT nâng cấp sau đó bao gồm Windows NT 3.1 (27/7/1993), 3.5 (21/9/1994), 3.51 (30/5/1995) và 4.0 (24/8/1996) lần lược được ra mắt với nhiều cải tiến vượt trội, trong đó điểm sáng nằm ở Windows NT 3.5 khi bản cập nhật này hỗ trợ rất nhiều loại phần cứng mới, cũng như cập nhật bộ mã Win32 APIs với vai trò cốt lõi để các nhà phát triển bên thứ 3 tạo ra các phần mềm ứng dụng có thể tương thích với những hệ điều hành sau này!
4. WINDOWS 95, WINDOWS 98 & WINDOWS 2000 – PHONG ĐỘ ĐƯỢC GIỮ VỮNG
Windows 95
Trở lại với đối tượng khách hàng mục tiêu là người dùng cá nhân, Microsoft đã phát hành phiên bản kế nhiệm Windows 3.x, mang tên Windows 95 vào 8/1995.
Trong phiên bản này, giao diện được tinh chỉnh trông đẹp mắt và thân thiện hơn, với sự xuất hiện lần đầu của thanh Taskbar, giúp người dùng có thể dễ dàng quản lý tác vụ đang mở.
Đây cũng là phiên bản đánh dấu bước chuyển mình sang nền tảng 32 bit giả lập (nhân Kernel 16 bit vẫn được giữ lại để tương thích với các phần mềm ứng dụng trước giờ).
Windows 98
Cả Windows 95 lẫn Windows 98 đều lấy cái tên ứng với năm phát hành. Windows 98 được Microsoft phát hành vào 25/6/1998 với nhiều sự cải tiến và nâng cấp đáng kể so với Windows 95. Phiên bản này bắt đầu hỗ trợ khá nhiều các driver dành cho những phần cứng mới, cũng như định dạng ổ đĩa FAT32 cho phép tạo ra các phân vùng lớn hơn 2GB.
Microsoft cũng đưa những tính năng kết nối mạng từ Windows NT sang, bao gồm việc thiết lập liên kết mạng nội bộ, chia sẻ file và phần cứng giữa các máy tính trong cùng 1 mạng nội bộ (LAN).
Windows 2000
Windows 2000 là phiên bản nâng cấp dành cho những khách hàng doanh nghiệp, được phát hành vào 17/2/2000. Đây là phiên bản Windows được xây dựng dựa trên nền của Windows NT. Windows NT bao gồm 5 loại phiên bản là Professional, Server, Advanced Server, Datacenter Server và Small Business Server, với quy mô chức năng từ lớn đến nhỏ.
Đây là sự kết hợp giữa nền tảng Windows NT vốn đã thàn công trước đó, kết hợp với phong cách thiết kế giao diện đẹp mắt của Windows 95 và Windows 98.
5. WINDOWS ME – BƯỚC SẨY CHÂN CỦA MICROSOFT
Windows Me là tên viết tắt của “Windows Millenium”, phiên bản hệ điều hành phát hành vào 14/9/2000. Đây là phiên bản Windows cuối cùng được xây dựng dựa trên nền DOS.
Mặc dù trong phiên bản này có sự xuất hiện của phần mềm ứng dụng Edit Video mang tên Windows Movie Maker và tiện ích System Restore (khôi phục hệ thống), Windows Me là một phiên bản “đáng quên” của Microsoft khi tồn tại khá nhiều lỗi, dễ phân mảnh ổ cứng và hệ thống dễ bị treo.
Đa số những người dùng sử dụng Windows trước đó đều bỏ qua phiên bản nâng cấp này.
6. WINDOWS XP – CỘT MỐC VÀNG SON
Microsoft tiếp tục cho ra những sản phẩm mới, bao gồm Windows 2000 (năm 2000) và Windows XP (năm 2001). Windows XP được xem là một trong những phiên bản hệ điều hành Windows thành công nhất mọi thời đại. Windows XP là phiên bản hệ điều hành dành cho người dùng cá nhân đầu tiên của Microsoft, được xây dựng trên nhân NT, thay thế cho nhân Windows 9x vốn được phát triển dựa trên MS-DOS.
Là một hệ điều hành máy tính đa nhiệm (có thể thực thi nhiêu tác vụ cùng một lúc), với giao diện (UI) được thiết kế vô cùng thân thiện, Windows XP nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng trên thế giới lúc bấy giờ. Chắc hẳn các bạn 9x, 8x cũng từng một thời sống cùng với Windows XP, thông qua máy tính cá nhân hay máy tính ở tiệm NET.
Các phần mềm ứng dụng được viết để chạy trên Windows XP cũng nhiều vô số kể, từ những phần mềm văn phòng, đồ họa, lập trình, đến các phần mềm giải trí, game. Đến ngày 9/9/2002, Microsoft tung ra bản cập nhật SP1 dành cho Windows XP với nhiều tính năng mới, hỗ trợ một số phầ cứng mới, trong đó đáng chú ý nhất là USB 2.0. Bản SP2 (6/5/2004) và SP3 (21/4/2008) cũng được tung ra sau đó với những cả tiến trong vấn đề bảo mật và cải thiện độ ổn định.
Thậm chí đến bây giờ – năm 2022, vẫn còn một số cộng đồng sử dụng Windows XP cho công việc và giải trí.
Nhiều năm sau đó, giá cổ phiếu của Microsoft giảm hơn 40 USD/cổ phiếu khi người dùng chờ đợi hệ điều hành tiếp theo được phát hành. Bên cạnh đó, Microsoft bắt đầu đối mặt với đối thủ cạnh tranh truyền kiếp đang gia nhập thị trường – Apple.
Mặc dầu chỉ có Macbook, iMac với hệ điều hành MacOS là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Windows của nhà Microsoft, nhưng Apple có một chiến lược kinh doanh cực kỳ khôn khéo hơn. Ngoài Macbook & iMac, Apple còn tung ra các sản phẩm khác như Iphone, IPod, (đến nay ta còn có Ipad, Apple Watch) với khả năng đồng bộ tuyệt vời giữa các thiết bị thông qua tài khoản iCloud (Apple ID).
Các cuộc khảo sát cho thấy, người dùng có xu hướng chọn Macbook hay iMac cao hơn nếu trước đó họ đã từng sử dụng Iphone hay Ipod. Chưa dừng lại đó, Apple còn chạy chiến dịch truyền thông với tiêu đề “Get a Mac” (mua 1 chiếc Mac), kèm với hình ảnh một hệ sinh thái thông minh, đầy sáng tạo, thân thiện với ngời dùng, bảo mật cao. Kết quả là Microsoft đã phải lặng người nhìn một lượng khách hàng không nhỏ của mình chuyển sang sử dụng sản phẩm nhà Táo.
7. WINDOWS SERVER 2003 & WINDOWS SERVER 2003 R2
Sau thành công của Windows 2000 và Windows XP, Microsoft tiếp tục cho ra phiên bản hệ điều hành tiếp theo dành cho khách hàng khối doanh nghệp – Windows Server 2003. Phiên bản này không có sự khác biệt nhiều so với Windows 2000. Điểm đáng chú ý nằm ở .NET, môi trường làm việc dành cho các nhà phát triển phần mềm ứng dụng được tích hợp sẵn bên trong hệ điều hành này.
Microsoft phát hàn phiên bản nâng cấp Windows Server 2003 R2 vào tháng 12/2005. Các khách hàng đã mua phiên bản Windows Server 2003 trước đó sẽ được hỗ trợ nâng cấp lên Server 2003 RT miễn phí. Cải tiến trong phiên bản này nằm ở cơ chế bảo mật Active Directory Federation Services (nâng cao hơn so với Active Directory), cho phép các dịch vụ bên ngoài được bao gồm trong các quyền Single Sign On (xác thực một lần) của hệ thống mạng nội bộ.
8. WINDOWS VISTA – VẾT NHƠ KHÓ PHAI
Không thể để Apple lấn lướt nhiều hơn nữa, vào năm 2007, Microsoft tung ra phiên bản hệ điều hành được kỳ vọng rất cao, mang tên Windows Vista.
Trái ngược với những kỳ vọng sẽ mang lại sự thành công rực rỡ, Windows Vista lại là một thất bại thảm hại của Microsoft, khi phiên bản hệ điều hành này lại đầy rẫy những lỗi (bug) cực kỳ khó chịu. Chưa dừng lại ở đó, sự cải tiến trong thiết kế giao diện dù đẹp mắt hơn nhưng lại vô cùng kém thân thiện với người dùng.
Trong một nỗ lực vớt vát hình ảnh của doanh nghiệp, Microsoft tung ra chiến lược truyền thông “I’m a PC” (tôi là một PC). Đây vừa là chiến lược củng cố lòng trung thành của khách hàng và nhân viên của Microsoft, vừa là chiến lược đáp trả lại nhà Táo.
Tuy nhiên, có vẻ như nỗ lực này mang lại kết quả không mấy khả quan khi vẫn có rất nhiều khách hàng của Microsoft đã cập bến Apple.
9. WINDOWS SERVER 2008 & WINDOWS SERVER 2008 R2
Microsoft mất hơn 3 năm để cho ra phiên bản hệ điều hành tiếp theo dành cho các máy chủ và máy trạm – Windows Server 2008 (phát hành vào 27/02/2008). Một trong những tính năng được trông đợi và hưởng ứng nhất của Windows Server 2008 chính là hệ thống ảo hóa Hyper-V của Microsoft.
Quyết định này có thể đã được đưa ra để nâng cao khả năng cạnh tranh của Microsoft trong lĩnh vực ảo hóa trong bối cảnh nhu cầu về một hệ thống ảo hóa đang ngày càng tăng trên thị trường công nghệ thông tin. Ngoài ra, Windows Server 2008 còn cho phép người dùng chạy ở chế độ command line (không cần giao diện đồ họa/GUI) để tiết kiệm tài nguyên, điện năng tiêu thụ của các máy chủ.
Phiên bản nâng cấp Windows Server 2008 R2 được Microsoft tung ra vào 22/07/2009. Cũng giống như Windows 2003 R2, khách hàng sử dụng Windows Server 2008 sẽ được nâng cấp miễn phí lên 2008 R2. Phiên bản R2 hỗ trợ môi trường vận hành 64 bit và nhiều cải tiến trong Active Directory, nổi bật nhất là cơ chế Remote Desktop Services (Điều khiển máy chủ từ xa thông qua mạng LAN).
10. WINDOWS 7 – SAI LẦM ĐƯỢC SỬA CHỮA
Để sửa chữa những sai lầm đã mắc phải trước đó, vào năm 2009, Microsoft tung ra phiên bản hệ điều hành kế nhiệm mang tên Windows 7 với nhiều sự cải thiện đáng kể so với Windows Vista.
Và đúng như mong đợi của Microsoft, Windows 7 được cộng đồng PC trên thế giới đón nhận rất nhiệt tình, khi nó mang lại trải nghiệm tuyệt vời. Windows 7 là sự kết hợp của lôi thiết kế giao diện mới mẻ của Windows Vista, tính trật tự, logic và thân thiện của Windows XP, và dĩ nhiên là độ ổn định, bảo mật cao.
Trước khi bản chính thức được tung ra, có hơn hàng triệu lượt đặt trước trên Amazon. Sau 6 tháng phát hành chính thức, đã có hơn 100 triệu bản được bán ra toàn cầu. Con số này tăng lên 630 triệu bản tính đến tháng 7/2012.
Microsoft cũng tung ra chiến lược truyền thông “Windows 7 was my idea” (Windows 7 là ý tưởng của tôi) với thành công rực rỡ, khi giá cổ phiếu của Microsoft bắt đầu tăng trở lại.
11. WINDOWS 8 – VẾT XE ĐỔ CỦA VISTA
Sau thành công rực rỡ của Windows 7, Microsoft tiếp tục cho ra mắt Windows 8 vào ngày 26/10/2012. Đáng tiếc thay, Windows 8 lại đi vào vết xe đổ của Windows Vista khi hệ điều hành này có độ ổn định yếu, tính tương thích kém với các phần mềm ứng dụng, giao diện thay đổi theo hướng kém thân thiện với người dùng.
Sự thay đổi lớn nhất về giao diện của Windows 8 chính là Microsoft đã loại bỏ thanh Start (Thanh sidebar chứa danh sách các chương trình khi ấn vào nút Start trên thanh Taksbar), thay và đó là giao diện Metro xa lạ và kém hiệu quả). Điều này lại một lần nữa khiến một lượng khách hàng của Microsoft đi tìm bến đổ mới, trong đó phần lớn là Macbook và iMac với hệ điều hành MacOS của Apple.
Một điều mà ta có thể hiểu rõ, Microsoft tạo ra giao diện Metro để tạo ra sự đồng nhất giữa Windows dành cho PC và Windows Phone (hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh) lúc bấy giờ.
Ít lâu sau, Microsoft phát hành Windows 8.1 để khôi phục lại thanh Start Menu, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để người dùng quay trở lại bởi vấn đề lỗi và tính tương thích với các phần mềm ứng dụng, driver vẫn chưa được giải quyết triệt để.
12. WINDOWS SERVER 2012 & WINDOWS SERVER 2012 R2
Năm 2012 là thời kỳ mà công nghệ ảo hóa (đám mây) bắt đầu phát triển tại Mỹ và các khu vực lân cận. Đây cũng là mục tiêu mà Microsoft cho ra đời Windows Server 2012 (26/10/2012). Ngoài việc mục tiêu là hệ điều hành được cài đặt lên các máy chủ mạng nội bộ, Windows Server 2012 còn hướng đến các máy chủ Cloud.
Hệ thống Hyper-V có sẵn với vai trò là tài nguyên cho các Cloud Server , dễ dàng tích hợp với tính năng phân phối onsite (tại chỗ) như các máy chủ cục bộ (Local Server).
Tuy nhiên, Windows server 2012 vẫn mắc phải sai lầm thiết kế khi đem cơ chế giao diện Metro vào phiên bản này. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng không nhiều bởi không phải server nào cũng chạy trên nền GUI (giao diện đồ họa).
Phiên bản nâng cấp Windows Server 2012 R2 (phát hành ngày 17/10/2013) mở rộng phạm vi sử dụng của PowerShell, hỗ trợ “onsite” tốt hơn, tích hợp các dịch vụ đám mây tốt hơn.
13. WINDOWS 10 – SỬA CHỮA MỌI SAI LẦM
Đến ngày 29/7/2015, Microsoft cho ra mắt phiên bản hệ điều hành Windows 10 (mới nhất tính đến năm đầu năm 2021). Windows 10 cho thấy Microsoft đã có một nổ lực to lớn trong việc lắng nghe ý kiến của người dùng và đưa chúng vào quá trình thiết kế và phát triển.
Tính năng thanh Start menu đã được đưa vào trở lại với nhiều cải tiến mới, nhưng vẫn kế thừa những điểm ưu việt từ những phiên bản Windows thành công trước đó (Windows 7, Windows XP).
Một điểm sáng mới khác của Windows 10 chính là phần mềm diệt Virus “Windows Defender” được tích hợp sẵn bên trong hệ điều hành. Phần mềm này tốt đến mức hiện nay người dùng hầu như không cần sử dụng phần mềm của bên thứ 3 để bảo vệ chiếc máy tính của mình.
14. WINDOWS SERVER 2016
Sau thành công của Windows 10, Microsoft cũng đưa ngôn ngữ thiết kế của Windows 10 vào phiên bản hệ điều hành tiếp theo cho các máy chủ – Windows Server 2016 (26/09/2016).
Bên cạnh đó, phiên bản này ra đời dựa trên bối cảnh xu hướng ảo hóa server, khi nhiều máy chủ ảo (container) có thể chạy độc lập bên trong một máy chủ vật lý. Điều này đòi hỏi sự gọn nhẹ của hệ điều hành, và dĩ nhiên, Windows Server 2016 có thể đáp ứng tốt.
15. WINDOWS SERVER 2019
Windows Server 2019 là phiên bản hệ điều hành dành cho máy chủ mới nhất tính đến thời điểm hiện tại (3/2021), được phát hành vào 6/10/2018.
Phiên bản này kế thừa những đặc điểm ưu việt của phiên bản trước đó (Server 2016) và bổ sung những nâng cấp, bao gồm bảo mật được tăng cường, container nhỏ và gọn hơn, hỗ trợ tốt nền tảng hạ tầng siêu hội tụ (Hyperconverged infrastructure – HCI), công cụ quản lý máy chủ Project Honolulu, và đặt biệt là Windows Subsystem trên Linux, cho phép người dùng cài các máy chủ Windows ảo trên máy chủ mẹ chạy hệ điều hành Linux.
20. WINDOWS 11 (KỶ NGUYÊN MỚI ĐẦY HỨA HẸN)
Vào ngày 5/10/2021, Microsoft phát hành phiên bản hệ điều hành kế nhiệm – Windows 11. Phiên bản hệ điều hành này được xem là con bài chiến lược của Microsoft để có thể cạnh tranh với MacOS khi Apple tung ra chip M1 tối ưu riêng dành cho MacOS và iPadOS, và xa hơn là lấy lại ánh hào quang vốn có như những năm 2000. Những điểm đáng chú ý ở Windows 11 bao gồm:
- Giao diện được tối ưu thân thiện hơn với người dùng, đặc biệt là trên các thiết bị màn hình cảm ứng.
- Hiệu năng được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là trên các mẫu laptop với thời lượng pin dài hơn, xử lý nhanh hơn.
- Khả năng tương thích với các ứng dụng Android thông qua Amazon Appstore.
- Windows Defender với nhiều cải tiến vượt trội.
LỜI KẾT
Như vậy, chúng ta đã cùng điểm qua chặng đường phát triển của hệ điều hành Microsoft Windows rồi. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy cho chúng mình 1 like, share hoặc đánh giá nhé! Thân chào!
Nguyễn Đức Vũ – Simple Page
# Nguồn: hocMarketing.org