Social commerce – thuật ngữ nghe có vẻ học thuật quá nhưng thật ra là bán hàng trên mạng xã hội, thông qua một số kênh phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Instagram… Dù tiếp xúc với social commerce hàng ngày nhưng chúng ta có thật sự hiểu rõ về nó với từng nền tảng khác nhau? Nếu chưa, mời bạn khám phá ngay nhé!
Mục lục bài viết
SOCIAL COMMERCE LÀ GÌ?
Social commerce là khái niệm bán hàng trực tiếp thông qua nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp. Lưu ý: nếu bán hàng thông qua các sàn như Shopee, Lazada thì sẽ gọi là E-commerce (thương mại điện tử). Bán hàng trực tiếp chính là chìa khoá để phân biệt social commerce với các hình thức khác.
Một số hình thức thương mại trên social commerce dễ thấy đó là: đặt hàng ngay trên bài post, thông qua fanpage hoặc trên livestream.
SOCIAL MEDIA MARKETING LÀ GÌ ? PHÂN BIỆT SOCIAL MEDIA MARKETING VÀ SOCIAL COMMERCE
Khi nhắc đến social commerce, hẳn bạn sẽ có một chút băn khoăn giữa nó với khái niệm social media marketing.
Social commerce sẽ cho không chuyển người dùng đến các trang hàng trực tuyến như social media marketing và cho phép họ thanh toán trực tiếp ngay trên nền tảng tương tác tại thời điểm phát sinh đơn hàng.
Chúng ta thấy khách hàng có thể nhấp vào “mua ngay” ngay tại thông tin quảng cáo của Durex – social commerce.
Trong khi đó, hãy xem ví dụ sau về social media commerce. Trong trường hợp này, Knorr đã đính kèm một link khác, dẫn về trang bán hàng riêng thay vì tương tác trực tiếp trên post hoặc fanpage.
LỢI ÍCH CỦA SOCIAL COMMERCE
1. Tiếp cận được người dùng ở những điểm “chạm” quan trọng
Điểm “chạm” có nghĩa là điểm kích thích được người dùng mua hàng. Chẳng hạn như sau khi xem một quảng cáo sản phẩm trên Facebook, khách hàng có thế nhấp trực tiếp vào nút “mua ngay” thay vì phải đi thêm tới một trang web, làm “nguội” đi tinh thần mua hàng của họ.
Khả năng doanh nghiệp bạn có thể “chạm” đến khách hàng nhiều hơn nữa là khi mạng xã hội đang ngày càng phổ biến và lấy đi sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn.
2. Tạo ra trải nghiệm mua hàng mượt mà
Insight người dùng là họ muốn được nhắn tin lên fanpage, được tư vấn, chăm sóc và được thấy mình quan trọng. Từ khi được tư vấn cho đến khi đặt hàng, thanh toán, xác nhận, thậm chí là khiếu nại đều ở trong một “vòng tròn khép kín”, khiến sự tin tưởng và khả năng chi tiền cao hơn.
3. Thương mại điện tử đang lên ngôi
Trải qua thời gian dịch bệnh, người dùng đã có thể thay đổi hành vi mua hàng. Mua hàng online trên social commerce hay e-commerce đã trở thành nhu cầu, thậm chí là bắt buộc và tất yếu trong một số thời điểm. Một số người còn khá hứng thú với lợi ích lớn mà nó mang lại như: khuyến mãi, freeship, tiết kiệm thời gian.
CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI PHÙ HỢP ĐỂ KINH DOANH SOCIAL COMMERCE
1. Facebook
Nhiều người nghĩ rằng, Facebook đã “lỗi thời”, hiện nay phải là Instagram hoặc TikTok. Điều này có thể đúng nhưng chưa đầy đủ. Những thế mạnh của Facebook vẫn còn rất hấp dẫn và đặc biệt, người dùng – người mua hàng vẫn còn chuộng Facebook rất nhiều.
Hiện nay, một số hình thức nội dung trên Facebook rất được ưu ái đó là thông qua community hoặc livestream. Livestream là con cờ có khả năng chốt đơn nhanh và hiệu quả mà khó nước đi nào có thể qua mặt được. Vì trên livestream, người dùng không cần phải lướt nhiều thông tin để tìm hiểu, mọi thứ đã do người bán hàng “bày biện” sẵn; lại còn có thể comment trực tiếp mọi thắc mắc và được giải quyết ngay lập tức. Community cũng là xu hướng đang lên rất mạnh. Vì khi tham gia vào một community nghĩa là người dùng thực sự quan tâm đến mảng nội dung đó. Cho nên thương hiệu sẽ tiếp cận được khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn bao giờ hết.
Bán hàng trên trang cá nhân thông qua xây dựng thương hiệu cá nhân cũng là cách thức phổ biến hiện nay. Chẳng hạn nếu bạn xây dựng hình ảnh là chuyên gia về marketing, bạn có thể bán ebook ngay trên trang cá nhân.
Một điều quan trọng mà có lẽ rất đúng insight với bạn đó là, khi thấy bất kỳ sản phẩm nào và có ý định mua, bạn cũng thường lướt lại trang fanpage xem thương hiệu này có gì “hay ho” hay không, có hợp gu mình hông và có đáng tin hay không. Trong vai trò này, Facebook đã thể hiện rất tốt.
2. TikTok
Lượt tải TikTok cũng tỷ lệ thuận với lượng thời gian lớn mà người dùng dành cho nền tảng này. Đặc biệt, với TikTok, doanh nghiệp có thể tiếp cận tệp gen Z rất dễ dàng. Những mặt hàng như thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử, gia dụng ở mức 200-500 nghìn đồng thì bán khá tốt. Hơn nữa, TikTok cũng nổi trội với cơ chế đề xuất video khiến cho khả năng thương hiệu bạn reach được lượng lớn người dùng trở nên dễ dàng hơn.
Hiểu rõ hơn về những cách kiếm tiền trên TikTok, mời bạn tham khảo “Những cách kiếm tiền trên TikTok ngay!
3. Instagram
Bạn có thể gắn link sản phẩm trên bio khiến khả năng tiếp cận được khách hàng cao hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các tính năng hấp dẫn của Instagram như stories giúp quá trình bán hàng thú vị hơn, Reels giúp đăng những định dạng nội dung video hấp dẫn.
Đặc trưng của Instagram là về cách sắp xếp hình ảnh. Do đó, bạn hãy chú trọng phần này kỹ nhé. Thông thường khi bắt tay vào chọn Instagram, bạn hãy xây dựng cho mình concept nhất quán, được thể hiện qua hình ảnh.
Một số cách xây dựng profile hấp dẫn trong bài viết Các công cụ không nên bỏ lỡ khi làm Instagram Marketing sẽ hữu ích cho bạn. Đọc ngay nhé!
4. YouTube
Nếu như người dùng có thể lướt qua rất nhanh trên các nền tảng khác thì ngược lại ở YouTube, họ khá trung thành với video và tác giả. Xét thấy nội dung hấp dẫn thì họ sẽ xem hết, view profile và xem các loạt nội dung khác nữa. Chính sự trung thành này khiến YouTube cho phép doanh nghiệp có thể bán các mặt hàng giá trị cao.
Chúng ta có thể lấy kênh của nhà thiết kế Thái Công làm ví dụ. Thông qua những dự án mà Thái Công đã làm, người dùng có thể đặt thiết kế với giá trị hàng chục tỷ đồng.
Ngoài ra, khi xây dựng nội dung trên YouTube, lượt view của bạn có thể tăng trưởng trong 2-3 năm là điều bình thường nhưng lại khó có nền tảng nào làm được.
3 BƯỚC ĐỂ BÁN HÀNG THÀNH CÔNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI
1. Xác định tệp khách hàng
Bao giờ cũng vậy, xác định tệp khách hàng mà bạn muốn nhắm tới sẽ giúp bạn chọn lựa nền tảng mũi nhọn phù hợp. Đồng thời, tệp khách hàng sẽ cho bạn biết rằng bạn nên phát triển nội dung với họ như thế nào.
2. Xác định nền tảng
Trong 4 nền tảng hiện đang rất phát triển tại Việt Nam, bạn có thể chọn 1 kênh chủ đạo, tuỳ thuộc vào tệp khách hàng mà bạn muốn nhắm tới. Chẳng hạn bạn muốn bán các mặt hàng về thời trang, mỹ phẩm cho gen Z, bạn nên chọn TikTok. Bạn muốn bán thời trang theo kiểu cao cấp nghệ thuật, bạn nên chọn Instagram. Nếu muốn bán những mặt hàng có giá trị cao như thiết bị công nghệ, dịch vụ giáo dục, du lịch, bạn có thể chọn YouTube.
3. Xác định những nơi có thể xây gian hàng trên nền tảng
Bạn nên hệ thống tất cả những nơi có thể bán hàng trên từng nền tảng. Chẳng hạn như với Facebook, bạn có thể xây dựng gian hàng ngay trên trang cá nhân của doanh nghiệp, bài post có thể điều hướng trực tiếp về messenger trò chuyện, livestream hay community.
Instagram thì bạn hãy ngâm cứu kỹ mục khám phá – Reels, stories hoặc bio link.
Với TikTok, hãy để ý kỹ nút CTA ngay trên video.
3. Phân phối nội dung chất lượng đa nền tảng
Bản chất của social commerce không chỉ nằm ở nền tảng mà còn là thông tin mà bạn chuyển tải cho khách hàng hữu ích đến đâu. Vì người dùng không phải là người biết đến thông tin là mua ngay mà họ sẽ tìm hiểu bạn từ A đến Z như thế nào. Đó cũng chính là lý do mà bạn nên phân phối nội dung đa kênh ngoài kênh chủ đạo, bạn xuất hiện ở tất cả những nơi mà khách hàng có thể “lui tới”.
4. Chăm sóc kênh bán hàng thường xuyên
Chăm sóc kênh thường xuyên cũng đồng nghĩa với giữa liên hệ thường xuyên với khách hàng của bạn. Hãy chú ý đâu là khung giờ tương tác tốt trên các nền tảng, số lượng nội dung cần sản xuất cho kênh trong một khoảng thời gian nhất định.
Social commerce đang lên ngôi và ngày càng xác định vị trí của mình. Nếu bạn là một nhà kinh doanh, hãy bắt đầu tích hợp nó vào trong chiến lược của mình.
Nguồn bài viết: AIM ACADEMY