Viết Content nội dung hay hoặc tốt là một nhiệm vụ nặng nề!
Bạn phải qua nhiều quy trình khác nhau để hoàn thành được Content của bản thân mình nhưng kỹ năng đạt kết quả tốt của Content đó cũng không phải là điều đảm bảo.
Thế giới online Marketing hiện nay cũng không còn dễ như trước, một chủ đề dù rộng hay hẹp cũng đều có hàng tá Content cạnh tranh nhau và sẵn sàng thay thế vị trí hiện tại của bạn, trong lòng độc giả hoặc trên bảng xếp hạng Google.
Với những người mới vào ngành nghề viết Content nội dung, nhiệm vụ này khó khăn hơn nhiều khi không biết phải khởi đầu từ đâu. Hàng tá hướng dẫn được thải ra ngoài nhưng đa phần cũng là lý thuyết chứ khó mà dựa theo để thực hành.
Viết nội dung hay luôn là câu hỏi túc trực trong đầu cả với người đã viết lâu năm. Content hay là sao? Vì sao nội dung phải hay và làm ra làm sao để viết được Content hay?
Dựa trên việc tham khảo hàng tá bài viết về chủ đề này, mình ra quyết định share quy trình viết Content nội dung của bản thân mình trong bài này, giúp bạn có một khung hành động khắt khe trong việc cung cấp Content hay ra ngoài.
Giờ hãy trả lời câu hỏi…
Mục lục bài viết
Thế nào là content tốt?
Đây là nội dung mình lược dịch từ một bài viết về content từ animalz.co, mình lập tức đăng lên các group marketing trên Facebook và nhận được sự hưởng ứng chưa từng thấy.
Thực sự nội dung của bài viết này không có gì mới. Vì sao?
Mình đã đọc qua các bài viết tốt nhất về chủ đề content trên Facebook và nhận ra những điều được nói tới hoàn toàn nằm trong bộ khung của bài viết này.
Mình rút ra điều gì từ những kết quả này:
- Người ta vẫn luôn quan tâm và khao khát về cách tạo ra content tốt
- Người ta cần 1 mô hình về content tốt để tuân theo
- Người ta nhận ra mình đang thiên vị cho việc viết content hoặc cho việc phân phối content
Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể tuân thủ mô hình content dưới đây để áp dụng cho mình.
Dưới đây là toàn bộ nội dung bài đăng đó.
Thế nào là content tốt (good content)?
“Tốt” phải bao gồm không chỉ chất lượng viết lách (quality of the writing), mà còn gồm sức mạnh của ý tưởng, cách ý tưởng được giới thiệu (frame), những kênh mà nội dung được phân phối và có tồn tại nhu cầu đối với nội dung ở những chủ đề này hay không.Nội dung tốt tồn tại trên 1 dãy bao gồm ít nhất 4 parameter dưới đây:
- Góc độ (Angle): Cách ý tưởng được định hình (frame)
- Đúng lúc (Timing): có tồn tại nhu cầu đối với chủ đề hay không
- Phân phối (Distribution): nội dung có được viết cho kênh mà nó sẽ được tìm và xem hay không?
- Viết (Writing): Ý tưởng được truyền tải hiệu quả ra sao
Tất cả điều trên được xây trên nền tảng hiểu biết sâu sắc về chủ đề. Điều này khiến việc tạo content tốt trở nên khó khăn. Không có nhiều bài viết nằm ở trung tâm biểu đồ Venn này đâu.
Không cần quá hoàn hảo ở từng parameter kể trên, bạn có thể tăng khả năng thành công bằng cách hiểu cái gì sẽ giúp hoàn thiện từng cái
KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ
Bạn càng biết nhiều, nội dung sẽ càng tốt. Nếu bạn không có kiến thức chủ đề, giờ là lúc phát triển nó – nghiên cứu, phỏng vấn chuyên gia, và làm thí nghiệm, whatever.
[GÓC ĐỘ]: MỖI NỘI DUNG TUYỆT VỜI BẮT ĐẦU VỚI Ý TƯỞNG TUYỆT VỜI
- Content marketing không thể chỉ dựa trên việc viết tốt, chủ đề phải được định hình (frame) để làm người đọc quan tâm
- Chủ đề dễ tìm. Nhưng rất ít trang blog nào thành công chỉ dựa trên một nhóm nhân viên chỉ có năng lực tìm chủ đề.
- Tìm Góc độ thì thách thức hơn rất nhiều. Một góc độ tốt giúp cho chủ đề trở nên hấp dẫn, thậm chí cả với những chủ đề đã được thể hiện đủ mọi chi tiết ngóc ngách trước đó rồi.
- Hầu như content marketer tiếp cận chủ đề theo cách trực diện. Ví dụ, một danh sách từ khóa sẽ cho biết bài viết nên được viết ra sao, người viết lên ý tưởng bài dựa trên nghiên cứu các truy vấn mà không có thời gian xem xét ở góc độ người đọc
- Content marketer thích trao đổi về việc viết cho con người và search engine, nhưng đó chỉ là sự ngụy biện (fallacy) cho tới khi bạn thực sự xem xét cách bài viết của mình được định hình ra sao
- Hãy xem xét 2 tiêu đề “Tại sao Trello thất bại trong việc xây dựng doanh nghiệp 1 tỷ đô” vs. “Cách Trello chuyển một sản phẩm Freemium thành cỗ máy kiếm tiền 425 triệu đô”
- Tiêu đề làm thay đổi 1 chút trong nội dung, nhưng nó tạo ra sự tò mò làm cho bài viết đủ thu hút để được click vào
- Góc độ là quả tên lửa cho một chủ đề tốt.
[ĐÚNG LÚC]: VIẾT NỘI DUNG MÀ THỊ TRƯỜNG CÓ NHU CẦU, HOẶC TỰ TẠO NHU CẦU
- Hãy nghĩ việc đúng lúc là nhu cầu thị trường và bạn là nhà cung cấp. Nếu bạn cung cấp nội dung ở nơi nhu cầu tồn tại, bạn sở hữu ưu thế đáng kể
- Cốt lõi của ý tưởng này là nội dung tốt, hoặc 1) đáp ứng nhu cầu đang tồn tại hoặc 2) tạo ra nhu cầu mới.
[PHÂN PHỐI]: GẶP ĐỘC GIẢ NƠI HỌ HIỆN DIỆN
- Nếu bài viết không được tối ưu theo kênh, nội dung sẽ khó được đọc và vì vậy không cung cấp giá trị cho doanh nghiệp
- Content có thể được phân phối qua email, bên trong sản phẩm (in-product) hoặc bởi nhân viên phòng sales hoặc phòng hỗ trợ khách hàng
- Nội dung cần được tối ưu theo kênh. Việc này có thể ảnh hưởng tiêu đề, độ dài, ảnh minh họa, phong cách viết… Đừng nghĩ rằng một bài tuyệt vời sẽ dùng được trên mọi kênh
[VIẾT]: CÓ ÍCH
- Viết là một nghệ thuật, nhưng content là kênh tìm kiếm khách hàng mới
- Tăng trưởng phụ thuộc vào 3 yếu tố còn lại chứ không duy nhất việc viết
- Viết tốt không có nghĩa là viết hoa mỹ, khoa trương hay dung tục. Nó chỉ đơn giản là giải thích ý tưởng rõ ràng và đưa người đọc đi qua từng phần trong nội dung
- Nếu trang blog của bạn có traffic và lượng đăng ký từ viết lách, nghĩa là nó hiệu quả, đúng lúc, thu hút, có giá trị và được tối ưu cho các kênh, chứ không nhất thiết phải tới mức đoạt giả Pulitzer (giải thưởng trong lĩnh vực văn học & báo chí)
THE GOOD CONTENT SPECTRUM
- Mỗi parameter đều tồn tại trên 1 dãy. Sự kết hợp giữa chúng là cái tạo ra content tốt hay không
- Điều quan trọng là không nhất thiết phải tối đa hết 4 cái. Mà là phá vỡ sự cân bằng cho phép bạn tiếp tục tạo ra content mạnh và tăng trưởng traffic.
- Vấn đề phát sinh phát sinh khi một trong 4 tiêu chí được thiên vị hơn mấy cái còn lại
Viết content đóng góp bao nhiêu % vào thành công của content marketing?
Hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi này nếu đọc hết phần tóm lược trên kia.
Viết content hay là quan trọng nhưng đó chỉ là 1 trong những yếu tố giúp content thành công. Bạn phải chú ý tới những yếu tố còn lại và cố gắng nâng cao các parameter nêu trên 1 cách đồng loạt.
Phân biệt giữa viết content và viết copywriting
Phần này đáng ra mình sẽ không thêm ở đây nhưng suy đi xét lại cũng nên thêm 1 chút.
Viết content hay viết copywriting suy cho cùng đều là viết nhưng mỗi cái có mục đích của riêng mình.
Với copywriting, mục đích duy nhất là bán hàng. Từ này mang ý nghĩa như vậy từ rất lâu, là kỹ thuật quan trọng trong trường phái Direct Marketing hay Direct Mail.
Với content, mục đích bán hàng ít khi tồn tại, mà trọng tâm vào việc cung cấp thông tin hữu ích, hấp dẫn, vào việc mở rộng tệp khách hàng mục tiêu, dẫn dắt họ từ lúc nhận thức thương hiệu cho tới quyết định mua hàng.
Trên thực tế, bạn có thể kết hợp việc viết content với kỹ thuật copywriting để tăng khả năng chuyển đổi cho nội dung. Và tỷ lệ được khuyên giữa content và copywriting là 70-30 hoặc 80-20.
Cần gì để viết được content hay?
Để viết được content hay, ngoài quy trình các bước bạn phải tuân theo, còn có những thói quen giúp kỹ năng viết của bạn ngày càng tốt hơn.
Đọc mỗi ngày
Tất nhiên nên đọc có chọn lọc và ưu tiên phát triển kiến thức chủ đề (bạn còn nhớ đây là vòng tròn bao ngoài 4 thành phần của 1 content tốt không?)
Đọc sách, những bài viết từ chuyên gia là một trong những cách để phát triển kiến thức chủ đề.
Ngoài ra nên đọc về các chủ đề khác mà mình quan tâm như phim ảnh, sản phẩm công nghệ… không nhất thiết phải cố định về 1 chủ đề. Việc đọc nhiều giúp thẩm thấu cách hành văn, cách trình bày ý tưởng.
Viết đều đặn
Một trong những trở ngại thường thấy của người viết content là không biết phải viết gì bây giờ. Còn khi để lâu không viết, thì lúc muốn viết lại còn khó khăn ngàn trùng.
Vậy nên một nhiệm vụ bất thành văn của người viết content là viết đều đặn, không nhất thiết là mỗi ngày.
Một tip nhỏ cho người hay viết là mỗi sáng, sau khi chạy bộ nhẹ tầm 30-60 phút, nghỉ ngơi và ngồi trước bàn phím, vặn đồng hồ 30 phút, viết ra toàn bộ những gì có trong đầu, không quan tâm đến lỗi sai chính tả, cấu trúc hay ý tưởng.
Mình sẽ cập nhật thêm các thói quen giúp viết content hay trong thời gian tới.
Quy trình các bước để viết content hay
Bàn rộng về content tốt như vậy là đủ, giờ hãy đi vào vấn đề chính làm thế nào để viết content hay.
Mình đọc qua các bài viết hướng dẫn, đa phần đều đề cập đến hơn chục công thức khác nhau để viết. Tuy nhiên 3 câu hỏi nảy ra khi xem hết những công thức này là:
- Nên tuân theo công thức nào trong số đó? Làm gì có chuyện thực hành hết cả rổ.
- Người viết có thực sự hiểu được công thức đó hay không?
- Làm sao biến công thức thành hành động?
Với mình, quá nhiều công thức cũng không khác gì không có nên dựa trên kinh nghiệm bản thân, mình chỉ giới thiệu 1 số công thức mà mình nghĩ hiệu quả hoặc thấy người khác chứng minh sự hiệu quả của nó.
Mà thực ra bạn cũng chỉ cần thực hành thành thục 1-2 công thức thôi chứ biết chi cho lắm rồi không dùng cái nào.
Nhưng trước khi tới phần này, hãy đi lần lượt qua từng bước trong quy trình viết content hay cái đã
Bước 0: Hiểu khán giả mục tiêu (target audience)
Phần này kinh điển luôn, nhưng có người làm có người không. Và cũng không phải lúc nào bạn cũng làm nó mỗi khi cần viết content.
Hiểu khán giả giúp bạn đánh giá có nên tạo content này không, vì tạo mà không đúng khán giả thì cũng phí công.
Thực ra chỉ cần làm phần này 1 lần thôi, và nó chính là Chân dung khách hàng (customer avatar). Ở đây mình sẽ nói rõ hơn những nguồn có thể giúp bạn hiểu hơn về khán giả mục tiêu
- Nghiên cứu từ khóa: đằng sau mỗi từ khóa là ý định của người tìm kiếm. Bạn đáp ứng được ý định của họ, nghĩa là bạn sẽ khiến họ quan tâm
- Sản phẩm / dịch vụ của mình: Tìm xem sản phẩm dịch vụ của bạn phục vụ cho ai, những người này có đặc điểm gì
- Đối thủ: nghiên cứu nội dung tốt nhất của đối thủ
- Forum: nghiên cứu trao đổi của khách hàng mục tiêu trên những forum mà họ hay có mặt
- Social group: nghiên cứu trao đổi của họ trên những group Facebook mà họ hay có mặt
- Fanpage: nếu bạn có một fanpage và có một lượng khách hàng tương tác thì tận dụng thôi
Bước này càng làm nhiều thì sự hiểu biết của bạn về khách hàng mục tiêu càng phong phú, càng giúp bạn đánh giá nhanh liệu một nội dung là phù hợp với họ hay không.
Bước 1: Xác định chủ đề cần viết
Phần này bạn cần trả lời câu hỏi về Timing: Chủ đề này khách hàng có cần vào lúc này hay không?
Sau khi xác định chủ đề cần viết thì xem đã có những ai cung cấp nội dung về chủ đề đó. Chất lượng nội dung của họ ra sao. Nội dung của họ có gì độc đáo, họ làm độc giả chú ý bằng cách nào.
Bước 2: Xác định góc độ bạn sẽ sử dụng
Góc độ là lý do độc giả họ phải quan tâm tới nội dung của bạn.
Các bài viết như “10 cách làm cái này” “làm thế nào giải quyết cái kia”… đều là những góc độ. Bản thân họ cũng tìm kiếm điều đó (ý định tìm kiếm) nên gần như sẽ được tiêu thụ.
Bước 3: Chọn công thức viết content
Như mình nói, ở đây mình chỉ đề cập tới những công thức đơn giản, dùng được. Đây là công thức được áp dụng cho toàn bài viết.
AIDA
Công thức kinh điển luôn. Đừng lo hí hoái với mấy công thức khác mà quên đi công thức cơ bản này. Copywriting hay Content đều có thể áp dụng được, chỉ là nó khá là hiệu quả khi sử dụng trong copywriting.
- Attention: Làm họ chú ý
- Interest: Làm họ quan tâm
- Desire: Làm họ khao khát
- Action: Khiến họ hành động
- The Boron Letters của Gary Halbert
- This book will teach you how to write better của Neville Medhora
4P
Mình biết tới công thức này từ blog Copyblogger, bên cạnh AIDA.
- Promise: Đưa ra lời hứa
- Picture: Giúp mường tượng trực quan về kết quả
- Proof: Đưa ra dẫn chứng rằng kết quả là possible, khả thi
- Push: thúc đẩy người đọc hành động để tạo ra kết quả đã hứa
3S (Star – Story – Solution)
Công thức này thực ra là kỹ thuật story telling, tuy nhiên được khái quát thành 3 chữ cái đơn giản
Thực tế, story chính là công thức mà người viết content ở bất kỳ trình độ nào cũng có thể sử dụng, nếu bạn là người mới vô ngành, cứ sử dụng công thức này trước tiên và hoàn thiện nó dần.
Bước 4: Đặt tiêu đề
Nhiệm vụ của tiêu đề là gây chú ý và nhận được click (nếu bạn xuất bản nội dung trên internet). Nội dung sẽ không được đọc nếu không đạt được 2 điều trên.
Cho nên đặt tiêu đề là công việc quan trọng. Copywriter nào cũng thừa nhận tiêu đề chiếm tới 70% thành công của bài viết và họ dành khá nhiều thời gian để viết ra tiêu đề.
Bạn có thể áp dụng những cách sau để đẻ ra tiêu đề
Cách 1: Tự thân vận động, ngồi nghĩ ra tiêu đề
Dựa trên việc xác định góc độ cho content, hãy thử những tiêu đề bạn có thể nghĩ ra.
Cách 2: Sử dụng công cụ
Công cụ đặt tiêu đề với 1 từ khóa khá là hữu hiệu trong tình huống này, mình đã thử công cụ này với từ khóa heatmap thì thấy hiện ra nhiều tiêu đề khác nhau, có thể xem qua lần lượt rồi chọn tiêu đề mình muốn.
Cách 3: Sử dụng cấu trúc của những tiêu đề thu hút bạn click vào
Bạn có bộ sưu tập những tiêu đề của riêng mình không, nếu không, vào ngay kênh 14 hoặc 24h và đọc xem tiêu đề nào trong đó khiến ban chú ý và muốn click vào nhất, xem cấu trúc của tiêu đề đó ra sao và có thể điều chỉnh cho sản phẩm của bạn như thế nào.
Bước 5: Viết đoạn mở đầu
Ngoài tiêu đề, đoạn mở đầu cũng quan trọng trong việc khiến người đọc tiếp tục chú ý, đây cũng là cơ hội để nói rõ hơn cho tiêu đề (vì tiêu đề khá ngắn nên đôi khi không đủ chỗ diễn đạt thêm).
Có 1 số cách viết đoạn mở đầu như sau:
Cách 1: Đặt câu hỏi
Cách 2: Công thức APP
Công thức này mình biết khi xem 1 video từ Ahrefs, đại khái là:
- A: Liên kết mình với vấn đề của người đọc
- P: Giới thiệu bài viết của bạn như giải pháp cho vấn đề đó
- P: Chứng minh vì sao họ nên tin bạn
Cách 3: Nhào vô kể chuyện
- Số là…
- Ngày trước
- Cách đây mấy năm
Bước 6: Dẫn dắt người đọc qua hết content
Bạn còn nhớ công thức mình chọn ở bước 3 chứ? Bám sát vào công thức đó, bám sát vào chủ đề và góc độ bạn chọn.
Hẳn nhiên khi viết theo công thức đó, content bạn sẽ có độ dài (dài ngắn gì đó mình không biết), nhưng sẽ cấu thành từ các đoạn và câu.
Nhiệm vụ của bạn là làm sao đưa người đọc từ đoạn này qua đoạn kia, không ngưng lại. Joe Sugarman từng mô tả điều này giống như thiết kế một cái ống trượt, khiến người đọc không còn cách nào khác phải đi hết ống.
Những kỹ thuật để dẫn dắt thường thấy là
- Loại bỏ bức tường chữ
- Các đoạn ngắn
- Cụm từ mang tính bắc cầu (Bucket Brigades)
- Viết bằng ngôn ngữ của người đọc
Bước 7: Chỉnh sửa content
Đây là bước quan trọng. Tiếng Anh gọi bước này là Audit. Một bí mật liên quan tới bước này, đó là bước quan trọng nhất khi viết content hay copywriting.
Thường bạn viết xong thì sẽ muốn đăng luôn đúng không, nhưng trong thế giới Direct mail ngày trước, mỗi copy trước khi đưa ra đều được cân nhắc rất kỹ.
Vì sao? Vì đi theo đó là rất nhiều tiền được bỏ ra. (Tất nhiên trước đó người ta cũng test với một mẫu nhỏ rồi).
Đa phần copywriter đều đánh giá bước này là bước quyết định thành bại.
Về chỉnh sửa content thì theo mình có 2 phần
Tự chỉnh sửa trước
Thường sẽ làm những việc sau:
- Đọc thành lời, coi suông không
- Cắt bớt những từ lặp lại nhưng đứng quá gần nhau
- Cắt bớt đoạn trùng ý
- Bổ sung dẫn chứng, số liệu
- Mở rộng thêm ý cho một phần trong bài viết
Đưa cho người khác (thường là cùng team) chỉnh sửa
Về phần này có thể ứng dụng quy trình của Ahrefs, họ tạo ra những content xuất chúng như vậy không hẳn là tình cờ.
Bước 8: Kiểm tra hiệu quả của content
Với những bước đã nêu, bạn đã xuất bản được nội dung của mình ra ngoài, trước hết là trên website hoặc fanpage, rồi đến các kênh bạn thường dùng để phân phối nội dung như Google, Email, Forum, Guest post…
Phần còn lại theo kinh nghiệm của mình là kiểm tra xem nội dung có hiệu quả hay không.
Hiệu quả ở đây dựa trên mục tiêu bạn đặt ra khi làm content marketing.
Nếu content có mục tiêu là thông qua nó, người đọc sẽ đăng ký dùng thử hay mua hàng, thì xác định xem với nội dung đó, mục tiêu này có đạt được không. Nếu không thì phân tích lý do và đưa ra phiên bản mới để thử lại.
Với mục tiêu giữ người đọc ở lại nội dung lâu hơn, kiểm tra xem người đọc có đọc hết content hay không, học đọc thì quan tâm tới phần nào.
Một trong những công cụ đơn giản nhất để kiểm tra sự quan tâm của người đọc với nội dung đó là Heatmap.
Tất nhiên với thông số thời gian trên trang, bạn cũng có thể biết đại khái về sự quan tâm của họ.
Chẳng hạn, bài viết này ngốn trung bình 6p để tiêu thụ thì thời gian trung bình thực tế chỉ có 1p thì có nghĩa là đang có điều gì đó không hay ho đang diễn ra.
Kiểm tra thử heatmap trên trang xem người đọc quan tâm tới phần nào, coi tới đâu thì thoát, và họ thực sự có coi content không hay chỉ mở để đó (việc này làm thời gian trên trang dài ra nhưng thực tế không hề tiêu thụ nội dung gì cả).