Trong 2 năm trở lại đây, thuật ngữ KOC ra đời và ngày càng nhiều KOL/Influencer chuyển hướng qua KOC marketing. Mặc dù KOC còn khá mới nhưng lại đang dần thay thế xu hướng KOL và tác động mạnh mẽ đến quyết định của người mua hàng. Vậy KOC là gì? Sự khác biệt giữa KOC và KOL là gì? Hãy cùng Simple Page tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. KOC là gì?
KOC – Key Opinion Consumer khởi nguồn như một sở thích của các bạn trẻ thích trải nghiệm sản phẩm mới, muốn chia sẻ kinh nghiệm và lan tỏa những điều hay ho đến cho mọi người. Hay được gọi là “những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”.
Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá. Sau đó, họ sẽ làm video hoặc đăng tải các bài viết và chia sẻ thông tin đến nhóm người đang theo dõi họ.Số lượng người theo dõi của KOC đa số nhỏ hơn nhiều so với KOL. Tuy nhiên, xu hướng KOC được đánh giá mang đến tác động mạnh mẽ với người tiêu dùng hơn KOL.
2. Phân biệt KOL và KOC
2.1. Mức độ chủ động
Các nhãn hàng, thương hiệu sẽ chủ động tìm kiếm, làm việc với KOLs và trả phí cho họ để quảng bá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng KOLs.
Còn KOC thì thường chủ động và đánh giá các sản phẩm mà họ đang có sự quan tâm, các review mang tính chất khách quan và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tổ khác liên quan đến lợi ích, tiền bạc.
2.2. Quy mô đối tượng
Phần lớn các KOLs được phân loại dựa trên số lượng followers: Nano, Micro, Macro, Clebs (người nổi tiếng với hàng triệu người theo dõi).
Với KOC quy mô đối tượng của họ không quá quan trọng, thứ họ cần là đo lường mức độ hài lòng và phản ứng của người tiêu dùng trên thị trường.
2.3. Chuyên môn
KOLs đòi hỏi phải là những người có chuyên môn, kiến thức sâu rộng để có thể dẫn dắt người dùng.
Còn KOC với vị trí là người đi mua hàng và đưa ra những đánh giá của chính họ với sản phẩm.
2.4. Độ tin cậy
KOLs thường được các nhãn hàng, thương hiệu book để PR, đôi khi những KOL cũng đưa ra những đánh giá đôi khi cũng hơi “lố” để làm hài lòng nhãn hàng.
Nhưng với KOC, họ sở hữu độ tin cậy cao với khách hàng, vì chính KOC cũng là một khách hàng. Những đánh giá của họ thực tế và không mang tính quảng cáo nào cho thương hiệu họ review.
3. Các hình thức kiếm tiền từ KOC
Có 2 hình thức kiếm tiền phổ biến mà các KOC thường áp dụng. Hình thức kiếm tiền thứ nhất là nhận sản phẩm từ nhãn hàng hoặc bỏ tiền mua và trực tiếp trải nghiệm sản phẩm. Sau đó họ chia sẻ đánh giá cá nhân của mình tới Follower. Hoa hồng thu được sẽ phát sinh từ hình thức dẫn link sản phẩm, tiếp thị liên kết với các cổng thương mại điện tử như: Lazada, Tiki, Shopee. Lượng đơn phát sinh càng nhiều thì hoa hồng KOC thu được càng cao
Hình thức kiếm tiền thứ hai đó là hợp tác với Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết. Việc có được thêm nhiều thu nhập thụ động với chỉ 1 bài review có gắn kèm link sản phẩm trở nên hấp dẫn và dễ dàng hơn bao giờ hết. Với hình thức này, các KOC không cần phải chờ đợi các hợp đồng quảng cáo hay bị động trong việc sáng tạo nội dung. Một ưu điểm nữa của việc hợp tác cùng Affiliate là khi các KOC review bất kỳ sản phẩm nào thì họ cũng có thể chèn ngay link dẫn đến sản phẩm đó, tiện lợi hơn cho khách hàng rất nhiều. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm mà nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm còn được đảm bảo.
4. Những nền tảng mà KOC phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay
4.1 TikTok
Tiktok là một nền tảng hiện nay được rất nhiều người sử dụng. Với tiktok mọi người có thể tự do sáng tạo, bày tỏ quan điểm về một sản phẩm nào đó thông qua hashtag #review thịnh hành
4.2 Facebook Group
Nền tảng Facebook với gần 2 tỷ người dùng là một thị trường thuận lợi cho KOC phát triển. Trên Facebook có rất nhiều các hội nhóm lớn thu hút nhiều beauty blogger, các chuyên gia make – up đến hội chị em yêu chăm sóc da và thích làm đẹp. Hoạt động KOC trong những hội nhóm này thường là đăng bài viết review quá trình sử dụng sản phẩm với những ưu nhược điểm, lời khuyên đối với sản phẩn và gắn link sản phẩm cho những ai có nhu cầu.
4.3 Youtube
Youtube là một nền tảng được nhiều KOC sử dụng để sản xuất những video review sản phẩm của mình. Những video ghi lại quá trình sử dụng rồi đưa ra nhận xét. Dưới phần mô tả video thì các KOC cũng gắn link mua sản phẩm để người xem bấm vào mua hàng
5. Lợi ích của KOC đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp
5.1 Tiết kiệm chi phí
Thông thường, để booking các KOL thì cần chi phí rất cao và còn tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng mà sẽ có mức giá khác nhau cho mỗi KOL. Còn đối với KOC, các nhãn hàng chỉ cần trả cho họ khoản tiền hoa hồng dựa trên số đơn mà họ bán được. Cụ thể từ 7-20% khi thu hút được khách hàng mới và 2-6% đối với khách hàng mua lại, quy đổi chi phí ra mức tối đa 15.000 đồng/đơn hàng thành công.
5.2 Tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng
KOC được xem là cầu nối giữa khách hàng và thương hiệu. KOC đóng vai trò là những người tiêu dùng sản phẩm nên họ đóng vai trò là người tiêu dùng, nên những đánh giá về sản phẩm và dịch vụ mang tính khách quan và đáng tin cậy. Từ đó, lòng tin của người tiêu dùng ngày càng cao.
5.3 Mang lại rủi ro thấp
Nếu hợp tác với những người có sức ảnh hưởng lớn như KOL thì nhãn hàng sẽ chỉ được cam kết về số lượng tương tác với nội dung họ đăng tải. Nhưng đối với KOC thì nhãn hàng sẽ chỉ phải chi trả hoa hồng khi đơn hàng được đặt thành công. Thông qua các đường link tracking là nhãn hàng sẽ có thể nắm được hiệu quả chiến dịch với các chỉ số báo cáo minh bạch.
5.4 Tăng doanh thu bán hàng
Hiện nay có rất nhiều KOC làm được trong việc tạo dựng lòng tin của họ với nhãn hiệu. Bởi những yếu tố chân thực về sản phẩm là yếu tố được khách hàng ưu tiên hàng đầu. Qua đó thúc đẩy ý định mua hàng của người tiêu dùng giúp tăng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
5.5 Tăng thứ hạng từ khóa SEO web
Thông qua các bài đăng chia sẻ về những sản phẩm được các KOC đăng tải trên các tài khoản của mình có gắn các thương hiệu hoặc gắn kèm link dẫn tới các website thì sẽ giúp lượng traffic đổ về tăng lên. Từ đó thương hiệu sẽ được Google đánh giá cao và tăng thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm
Kết luận
Qua bài viết trên, Simple Page mong rằng bài viết sẽ mang đến thật nhiều thông tin bổ ích về những vấn đề liên quan đến KOC là gì hay sự khác biệt giữa KOL và KOC. Giúp bạn đưa ra chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp & Edit
Có thể bạn đã biết: