Mục lục bài viết
- 1. Khách mua lẻ mà đòi mua giá buôn
- 2. Mặc cả tới mức chẳng còn lãi, nhưng lại cứ khăng khăng là bạn đã lãi nhiều
- 3. Khách một mực đòi mua, nhưng trả giá cực thấp
- 4. Không những mặc cả cho lần này, mà còn đòi giảm giá cho lần sau
- 5. Khách coi phiếu giảm giá như voucher
- 6. Không có thẻ giảm giá nhưng lại đòi ưu đãi
- 7. Sản phẩm không giảm giá nhưng khách vẫn đòi giảm giá
- 8. Cửa hàng giảm 10%, nhưng khách lại đòi giảm 90%
- 9. Khách ham đồ rẻ nhưng lại nói tiền không quan trọng
1. Khách mua lẻ mà đòi mua giá buôn
Kiểu khách hàng này sẽ khiến bạn học được rằng: bạn có thể khuyến khích khách hàng mua đủ số lượng sản phẩm để đạt mức chiết khấu cao hơn, khiến khách hàng cảm thấy mua càng nhiều lời càng nhiều, qua đó họ sẽ chịu mua hàng. Nắm đúng tâm lý ham cái lợi nhỏ của khách là có thể thuận lợi chốt đơn.
Phải dùng phương án mà khách chấp nhận được, nhất đinh phải kiên trì với lập trường của mình, với những người thích mặc cả mà ngay từ đầu bạn đã đưa ra cái giá quá thấp thì họ sẽ cho rằng sản phẩm của bạn không giá trị. Thế nên hãy kiên trì với mức gia ban đầu bạn đưa ra, để khách hàng dùng số lượng đổi lấy mức giảm giá tốt. Điều này sẽ khiến khách động lòng và muốn mua hàng. Chuẩn bị sẵn máy tính để tính tiền cho khách xem, khách sẽ lời được bao nhiêu với số lượng khác nhau. Số tiền trong mỗi lần tính có thể khiến những khách hàng hay tính toán phải động lòng, sau khi giải thích xong, khách sẽ vui vẻ mua hàng thôi.
2. Mặc cả tới mức chẳng còn lãi, nhưng lại cứ khăng khăng là bạn đã lãi nhiều
Kiểu khách hàng này sẽ khiến bạn học được rằng: Chỉ cần khách hàng mua tới một số tiền nhất định, ngoài mặt để họ chiếm chút lợi nhỏ cũng chẳng sao. Khi bạn để khách hàng cảm thấy rằng giá tiền này có thể thương lượng được thì cơ hội chốt đơn sẽ rất lớn. Không có vụ mua bán nào không thành công, chỉ có giá tiền chưa đủ để động lòng khách mà thôi.
Khách hàng thích mặc cả tới cùng, mà bạn thì buộc phải bán được hàng, vậy thì hãy dùng hợp đồng dài hạn để thay cho lợi nhuận cỏn con, đừng để mình phải bù lỗ. Khách hàng mặc cả tới cùng khiến lãi bán sản phẩm chẳng còn bao nhiêu, nếu bạn muốn chốt được đơn thì chỉ cần bàn với khách hàng về điều kiện hợp tác dài hạn, nếu không thì sẽ không chốt, kinh doanh là kinh doanh, không phải làm từ thiện. Đừng cố chốt đơn bằng được, bạn cũng phải có tâm lí không kiếm được tiền của khách cũng không sao, như vậy lại khiến những vị khách thích mặc cả quay sang hỏi bạn phải làm thế nào, khi đó bạn sẽ có cơ hội để ra điều kiện với họ.
3. Khách một mực đòi mua, nhưng trả giá cực thấp
Kiểu khách này sẽ khiến bạn học được rằng: Báo cho khách mức giá theo tiêu chuẩn của nhân viên, nếu khách mua được cái giá mà họ muốn thì họ sẽ nhanh chóng chốt đơn. Khách hàng động lòng rồi thì mới mặc cả, chỉ cần chiết khấu thêm chút nữa là khách hàng sẽ đồng ý.
Cố gắng xây dựng quan hệ tốt với khách hàng, để khách hàng sẽ tiếp tục mua hàng của bạn, bán hàng cho khách với mức giá theo tiêu chuẩn nhân viên mới là sách lược tốt. Khách hàng tiếp tục mua hàng của bạn tức là họ đã hài lòng với sản phẩm, bạn có thể thăm dò nhu cầu của khách là gì, nếu khách chấp nhận mua hàng dài hạn thì mới để hàng cho khách với giá theo chế độ nhân viên để xây dựng mối quan hệ. Cho dù biết rằng khách hàng sẽ lập tức đồng ý với cái giá khác thì cũng không nên chốt đơn ngay hãy thể hiện rằng bạn đang tiến thoái lưỡng nan, đang cố gắng nghĩ cách giúp khách được lợi nhiều nhất, như vậy khách hàng mới trân trọng mức giá và sản phẩm mà bạn đưa ra.
4. Không những mặc cả cho lần này, mà còn đòi giảm giá cho lần sau
Kiểu khách hàng này sẽ khiến bạn học được rằng: Bạn có thể hứa với khách hàng về mức chiết khấu khác cho lần sau, hẹn hò lần sau lại tới. Khi bạn giảm giá, khả năng thành công lần tới sẽ được đảm bảo.
Chắc chắn khách hàng sẽ đòi được hưởng giá ưu đãi, nhưng nếu không có lợi cho bạn thì hãy yêu cầu khách hàng đáp ứng một vài điều kiện của bạn, nếu không khách sẽ không tôn trọng tiêu chuẩn giá trị của bạn nữa. Bạn có thể thảo luận về giá với khách hàng, nhưng thười gian và phương thức ưu đãi thì không thể thoải hiệp, nếu khách hàng phát hiện mỗi lần bạn đưa ra một cái giá khác nhau thì sau này bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để chốt với khách này, thế thì bạn sẽ càng bất lợi.
Khách hàng không thể chấp nhận điều kiện của bạn, vậy thì hai bên đều phải chấp nhận điều kiện của nhau, mọi người đều phải đi tiếp theo quy tắc, như vậy mới có thể làm ăn lâu dài với khách hàng, cho dù lợi nhuận bước đầu không nhiều nhưng thời gian sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận hơn.
5. Khách coi phiếu giảm giá như voucher
Kiểu khách hàng này sẽ khiến bạn học được rằng: Giới thiệu khách hàng mua voucher với mức chiết khấu khác, có thể sẽ khiến khách hàng sẵn lòng mau hàng. Mua voucher sẽ đảm bảo cho giao dịch lần sau.
Khách hàng thường có rất nhiều cách mua sắm khác thường, bạn phải nghĩ cách để khách hàng biết rằng, nếu muốn được ưu đãi thì nên mua như thế nào để được lợi nhiều nhất.
Khi đối phó với khách hàng, hãy nói cho họ biết cách sử dụng phiếu giảm giá. Nhưng nếu khách cứ kiên quyết đòi mua miễn phí thì hãy mời khách hàng mua voucher để được hưởng mức giá ưu đãi. Voucher sẽ đảm bảo cho việc thu về tiền mặt, khách hàng mua voucher sẽ đảm bảo cho doanh số của bạn. Chỉ cần để khách biết rằng, mua voucher cũng được ưu đãi rất nhiều, đương nhiên còn kèm theo cảm giác “mát mặt”, vậy thì khách hàng sẽ tiếp tục tới cửa hàng của bạn.
6. Không có thẻ giảm giá nhưng lại đòi ưu đãi
Kiểu khách hàng này sẽ khiến bạn học được răng: Giới thiệu các loại thẻ giảm giá của công ty tới khách hàng có thể khiến khách hàng sẵn lòng bỏ tiền ra để mua cho đủ lượng hàng. Để được chiết khấu tốt hơn, khách hàng sẽ mua tới một mức giá nhất định, những lần sau cũng phải có mức giảm giá nhất định mới đảm bảo khách tiếp tục mua hàng.
Khi khách hàng muốn chốt đơn nhưng lại không có thẻ giảm giá của công ty, hãy cùng khách hàng nghĩ cách để họ được giảm giá, nghĩ cách tiết kiệm cho khách hàng mới là tuyệt chiêu đề lần sau khách lại tới, khách hàng muốn giảm giá nhưng lại không có thẻ giảm giá, vậy thì hãy nghĩ cách giúp họ. Khách hàng sẽ nhớ công ơn của bạn.
7. Sản phẩm không giảm giá nhưng khách vẫn đòi giảm giá
Kiểu khách hàng này sẽ khiến bạn học được rằng: Giới thiệu khách hàng mua các sản phẩm khác nhau đang được chiết khấu sẽ giúp khách hàng mua được hàng rẻ. Giảm giá là hành vi kích thích mua hàng mà không ai cưỡng lại được.
Cho dù khách hàng đang rất muốn chốt đơn thì cũng phải để họ biết rằng, mình sẽ không nhượng bộ về giá cả. Như vậy lần sau khách sẽ chốt đơn với những sản phẩm đang giảm giá. Đừng sợ hãi rồi giảm giá khi bị khách gây sức ép. Đừng nghĩ rằng khách hàng luôn đúng, đừng chốt đơn cho đủ số lượng, bản thân mình cũng phải kiên trì với nguyên tắc, nhưng hãy nhớ thông báo cho khách hàng mỗi khi có chương trình giảm giá của cửa hàng. Không chốt được đơn thì cũng đừng buồn, bởi vì những lần sau có thể làm ăn lâu dài, chỉ cần có một cái giá hợp lí cho khách hàng thì sẽ kiếm được hợp đồng dài hạn từ khách. Thường thì khách rất thích các sản phẩm giảm giá, thế nên hãy chủ động thông báo cho họ biết.
8. Cửa hàng giảm 10%, nhưng khách lại đòi giảm 90%
Kiểu khách hàng này sẽ khiến bạn học được rằng: Ngay khi có thông tin giảm giá của công ty hãy lập tức thông báo cho khách hàng, khách hàng chỉ cần nghe thấy có mức giảm giá hợp lý là sẽ mua. Cho khách hàng biết thông tin khuyến mãi đúng lúc, khách sẽ chủ động tìm đến bạn.
Chủ động thông báo cho khách các chương trình giả giá, khuyến mại để khách sớm mua được các sản phẩm ưu đãi. Hãy kiên định với lập trường của mình, như vậy lần sau khi có nhu cầu, khách hàng lại tìm tới bạn. Sinh nhật cửa hàng thường là dịp để kích cầu mua sắm, bởi vì thời gian khuyến mại có hạn nên trong thời gian không có khuyến mại, hãy chờ đợi khách hàng, khi nào có sản phẩm được giảm giá thì lập tức thông báo cho khách. Trước tiên phải để khách biết rằng thời gian khuyến mãi của cửa hàng chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, đó là lúc tốt nhất để khách hàng tới mua sản phẩm. Giá cả là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của giao dịch, khi khách hàng đòi mua sản phẩm igas thấp thì hãy để khách hàng chờ đợi tới khi không thể chờ được nữa, lúc đó hẵng bán cho khách với giá khách vẫn thường mua.
9. Khách ham đồ rẻ nhưng lại nói tiền không quan trọng
Kiểu khách hàng này sẽ khiến bạn học được rằng: Cần khích lệ khách hàng tìm người khác để mua chung, như vậy bạn vừa đạt đủ doanh số, mà khách hàng lại được mua giá rẻ. Chỉ cần tạo được trào lưu mua chung thì giao dịch của bạn sẽ được đảm bảo.
Khách hàng rất quan tâm tới tiền thì mới luôn miệng hỏi bạn giá cả, nhưng lại sợ người khác nghĩ là mình đang mặc cả nên luôn miệng nói rằng tiền không quan trọng. Bạn hãy nói với khách hàng rằng bạn không chỉ quan tâm tới tiền mà còn quan tâm tới quyền lợi của khách hàng, như vậy khách hàng sẽ lắng nghe ý kiến của bạn. Đôi khi giao dịch không thể thành công chỉ vì một chênh lệch giá rất nhỏ, nếu công ty không thể giảm giá thì bạn hãy thảo luận với khách về khả năng mua chung, vì mua số lượng lớn sẽ được giảm giá nhiều hơn.
Theo Nguyễn Quyết Thắng