Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng và cơ bản đối với mọi doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động. Các nhà đầu tư và các ngân hàng thường coi việc tạo ra một kế hoạch kinh doanh cụ thể là điều cần thiết để xem xét cung cấp vốn cho doanh nghiệp mới. Hãy cùng Simple Page tìm hiểu chi tiết về cách lập kế hoạch kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Tại sao phải lên kế hoạch kinh doanh?
Để đạt được mục tiêu trong bất kỳ ý tưởng kinh doanh hay dự án khởi nghiệp nào, việc lập kế hoạch kinh doanh cụ thể là một yếu tố quan trọng. Bởi vì việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng:
- Phát triển doanh nghiệp nhanh chóng hơn: Lập kế hoạch kinh doanh giúp xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ.
- Hỗ trợ quảng cáo và thu hút đầu tư tài chính: Các nhà đầu tư và ngân hàng cần hiểu rõ mô hình kinh doanh của bạn trước khi đưa ra quyết định về việc đầu tư hoặc hỗ trợ tài chính.
- Hỗ trợ quyết định chiến lược: Một bản kế hoạch cụ thể giúp bạn đưa ra các quyết định chiến lược một cách thông suốt và chính xác, đồng thời định hướng phát triển trong tương lai.
Cần chuẩn bị gì khi xây dựng kế hoạch kinh doanh
Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần thu thập các dữ liệu và nguồn thông tin quan trọng sau:
- Thu thập thông tin số liệu: Điều này bao gồm thông tin về mô hình kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, tầm nhìn sứ mệnh của bạn, và các chi tiết về doanh nghiệp như địa chỉ, địa chỉ email, số điện thoại. Bạn cũng cần thu thập thông tin tài chính và quản lý rủi ro liên quan.
- Chuẩn bị tài liệu liên quan: Đảm bảo rằng bạn đã có logo và nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, cùng với các tài liệu liên quan đến kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ, hoặc tài liệu phân tích về ngành, đối thủ cạnh tranh.
- Xác định người thực hiện: Điều này có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp hoặc có thể kết hợp giữa các bộ phận có chuyên môn khác nhau để đảm bảo tính toàn diện và chất lượng của kế hoạch.
Cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Lập một kế hoạch kinh doanh giống như việc tạo ra một bản đồ chi tiết, giúp bạn biết rõ những gì cần thực hiện và làm thế nào để bắt đầu thực hiện một ý tưởng đã phác thảo hoặc bất kỳ ý tưởng nào khác. Dưới đây là cách xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết:
Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh độc đáo
Ý tưởng cũng tương tự như tâm hồn, nó là nền tảng và cũng là mục tiêu bạn xây dựng kế hoạch. Do đó, bước đầu tiên trong một kế hoạch kinh doanh là phải sáng tạo và độc đáo khi đưa ra ý tưởng.
Bước 2: Xây dựng mục tiêu
Khi bạn vẽ ra một lộ trình, đương nhiên phải có mục tiêu cuối cùng. Vì vậy, một kế hoạch kinh doanh cần phải xác định những mục tiêu cụ thể. Chúng sẽ là nguồn động viên để bạn không ngừng cố gắng trong quá trình thực hiện ý tưởng. Để làm cho bản kế hoạch của bạn trở nên cụ thể và chính xác hơn, hãy liệt kê tất cả những mục tiêu này.
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Nếu bạn mong muốn đứng đầu, bạn phải hiểu rõ mọi yếu tố trong môi trường xung quanh. Tương tự, nếu bạn muốn đưa ra một sản phẩm mới, trước hết bạn cần tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường để xem liệu sản phẩm của bạn sẽ được chào đón hay không. Vì vậy, đây thực sự là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh.
Bước 4: Lập biểu đồ SWOT
Hiểu người giờ đến lượt bạn phải hiểu chính mình, lập ra biểu đồ SWOT giúp bạn thống kê lại bản thân mình có thế mạnh gì để cạnh tranh, cần khắc phục và phải vượt qua những gì.
Khi đã hiểu rõ các tiềm năng của mình bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn, không bị sa lầy vào những kế hoạch bất khả thi. Ví dụ điểm mạnh của bạn nằm ở nguồn hàng giá rẻ nhưng chất lượng chỉ đạt mức trung bình, vậy thì khi lên kế hoạch bán hàng bạn phải tập trung vào chiến lược giá thay vì chất, như vậy mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình.
Bước 5: Xác định mô hình tổ chức kinh doanh
Bạn có một ý tưởng độc đáo và một kế hoạch lớn, nhưng bạn không thể thực hiện một mình. Do đó, bạn cần hợp tác với những người có cùng mục tiêu và chuyên môn khác nhau. Đồng thời, bạn cũng cần xây dựng một kế hoạch có cấu trúc, có sự phân bổ công việc hợp lý giữa các bộ phận để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Bước 6: Lên kế hoạch Marketing
Lập kế hoạch tiếp thị thực ra là việc quảng bá và truyền thông thương hiệu của bạn tới mọi người. Đây là bước cốt yếu quyết định đến sự tiêu thụ của sản phẩm. Một chiến lược tiếp thị dài hạn và mạch lạc sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường một cách dễ dàng hơn.
Xem thêm: Kế hoạch marketing mẫu chi tiết và hiệu quả nhất 2022
Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Hoạt động kinh doanh của bạn dần mở rộng và số lượng nhân viên cũng tăng lên. Bạn không thể quản lý trực tiếp từng cá nhân. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần thiết lập một kế hoạch quản lý nhân sự cụ thể và rõ ràng.
Bước 8: Lên kế hoạch quản lý tài chính
Dòng tiền trong hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không phân bổ một cách hợp lý, có thể đối mặt với rủi ro lãi không đủ để che lỗ. Đây chính là lý do tại sao bạn cần lập một kế hoạch chi tiết về quản lý dòng tiền, bao gồm việc xác định các nguồn tiền vào và các chi phí phát sinh. Hãy đặc biệt chú ý đến việc quản lý các khoản chi phí để đảm bảo sự ổn định của tài chính doanh nghiệp.
Bước 9: Tiến hành thực hiện kế hoạch
Sau khi hoàn thành một kế hoạch kinh doanh chi tiết, bây giờ là thời điểm để xác định và triển khai từng bước một. Đảm bảo rằng tất cả các quy trình diễn ra theo đúng lịch trình mà bạn đã thiết lập. Đồng thời, bạn cũng cần dự trù cho mọi sự thay đổi bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình triển khai.
Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng kế hoạch kinh doanh
1. Trình bày kế hoạch ngắn gọn, súc tích
Một kế hoạch dài dòng và rườm rà có thể khiến người đọc khó lựa chọn thông tin và thậm chí dừng đọc giữa chừng do sự nhàm chán. Mục tiêu của kế hoạch là quản lý dự án và phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả. Do đó, kế hoạch cần được cải tiến và bổ sung liên tục, chỉ tập trung vào những điểm quan trọng và cần chú ý.
2. Sử dụng ngôn từ phù hợp với đối tượng đọc
Khi lập kế hoạch kinh doanh, bạn có thể gửi nó đến nhà đầu tư, đối tác, cấp trên, nhân viên hoặc khách hàng. Không phải ai cũng hiểu hết các thuật ngữ chuyên môn, danh từ riêng biệt hoặc từ viết tắt. Vì vậy, trước khi bắt đầu viết kế hoạch, hãy xác định đối tượng đọc của bạn để sử dụng ngôn từ phù hợp.
3. Không nên lo lắng khi lập kế hoạch kinh doanh
Hầu hết các doanh nhân không phải là chuyên gia kinh doanh với các bằng cấp cao cả, họ chỉ tích lũy kinh nghiệm và hình thành thói quen tốt trong quá trình làm việc. Nếu bạn hiểu đủ về lĩnh vực kinh doanh của mình, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch kinh doanh. Bạn có thể bắt đầu bằng những kế hoạch tổng quan, sau đó mở rộng và cụ thể hơn khi triển khai.
Tổng kết
Trên đây là cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết mà bạn nên ghi nhớ khi bắt đầu thực hiện. Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ biết cách xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, giúp hỗ trợ cho quá trình phát triển sự nghiệp của bạn.