Băng thông web là yếu tố quan trọng trong website và mức sử dụng băng thông là tiêu chí để đánh giá chi phí khi tính các dịch vụ web host. Bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật về băng thông cũng như cách kiểm tra băng thông của website chính xác.
Mục lục bài viết
Băng thông web là gì?
Băng thông web (Bandwidth) là chỉ số đo dung lượng tối đa có thể tải lên hoặc tải xuống của một trang web trong một giây và thường được tính theo tháng.
Nói một cách dễ hiểu, băng thông web giống như độ rộng của con đường mà người dùng có thể đi để truy cập trang web của bạn. Nếu con đường hẹp, thì số lượng người có thể truy cập trang web của bạn trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giảm đi, và ngược lại.
Điều này giải thích tại sao đôi khi bạn gặp tình trạng “web sập” hoặc “web down” khi có quá nhiều người truy cập cùng một lúc. Trong trường hợp này, băng thông web quá chật chội, dẫn đến tình trạng quá tải và hệ thống phải tạm thời ngưng nhận lệnh truy cập từ máy chủ của bạn.
Phân biệt băng thông web và truyền dữ liệu
Băng thông web là cách đo lường lượng dữ liệu tối đa có thể truyền đi trong một khoảng thời gian nhất định, thường là tính bằng giây. Truyền dữ liệu là lượng dữ liệu chuyển đi trong khi băng thông là giới hạn của quá trình truyền.
Đối với chủ sở hữu trang web, lượng băng thông mà công ty dịch vụ có thể cung cấp thường được xem là một chỉ số quan trọng về khả năng phục vụ – băng thông càng lớn, tốc độ kết nối mạng và hệ thống càng mạnh mẽ.
Các dạng băng thông web phổ biến
Theo dung lượng sử dụng
Băng thông được cam kết: bạn sẽ được nhà mạng cung cấp một lượng dữ liệu cố định để kết nối mạng. Sau khi sử dụng hết băng thông, bạn sẽ phải thanh toán thêm tiền để tiếp tục sử dụng.
Băng thông được chia sẻ: bạn có thể sử dụng nó cho nhiều máy chủ chia sẻ khác nhau, giúp hạn chế tình trạng Server bị nghẽn mạng.
Băng thông riêng: bạn phải thanh toán chi phí cho lượng băng thông đã sử dụng và không được chia sẻ với người khác.
Dựa vào phạm vi sử dụng
Băng thông trong nước: là tốc độ truyền dẫn của mạng internet giữa các máy chủ trong cùng một quốc gia. Loại băng thông này thích hợp cho việc sử dụng trong các mạng nội bộ.
Băng thông quốc tế: là tốc độ truyền dẫn của mạng internet từ một quốc gia ra ngoài phạm vi lãnh thổ. Ví dụ, băng thông từ Việt Nam truyền đi sang Mỹ. Băng thông quốc tế có thể gặp các rủi ro như bị đứt dẫn đến việc không thể truy cập các trang web nước ngoài.
Đơn vị đo băng thông
Cách kiểm tra băng thông của website
LAN Speed Test (Lite)
Đây là một phần mềm kiểm tra tốc độ mạng internet phổ biến và được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Ưu điểm:
- Phần mềm thuộc loại portable, có thể chạy mà không cần cài đặt.
- Thao tác kiểm tra đơn giản, dễ sử dụng.
- Cho phép kiểm tra chi tiết các thông số internet như tốc độ, thời gian sử dụng, tốc độ upload, tốc độ download.
- Có tính năng trích xuất và in dữ liệu, phục vụ cho mục đích báo cáo.
- Dung lượng nhẹ, chỉ 123kb.
Real Network Monitor
Để sử dụng phần mềm này, máy tính phải được cài đặt và đảm bảo đã có NET Framework.
Ưu điểm:
- Hoàn toàn miễn phí.
- Dễ sử dụng.
- Dung lượng tương đối thấp, khoảng 3MB.
- Tương thích với hệ điều hành từ Windows XP đến Windows 8.
- Phần mềm hiển thị thông tin chi tiết về kết nối, như tốc độ kết nối internet tại thời điểm kiểm tra, tốc độ download và upload hiện tại, tốc độ download và upload tối đa, dung lượng đã download và upload tính từ khi kích hoạt phần mềm, cũng như dung lượng download và upload trong ngày.”
PsPing
Đây là một phần mềm thuộc nhóm PsTools – một bộ công cụ ping mạng nổi tiếng được phát triển bởi Mark Russinovich.
Ưu điểm:
- Cho phép kiểm tra kết nối mạng.
- Hỗ trợ Ping mạng TCP.
- Có tính năng kiểm tra tốc độ của các yêu cầu I/O.
- Đo lường băng thông web.
- Hiển thị kết quả kiểm tra trực tiếp trên màn hình.
- Cung cấp tính năng tạo biểu đồ và đưa vào bảng tính Spreadsheet.
Đối với cách đo lường băng thông web quốc tế, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp trên.
NetIO-GUI
Đây là một phần mềm khá toàn diện để đánh giá băng thông web của FPT, Viettel, VNPT, hệ thống mạng, máy chủ…
Ưu điểm:
- Giao diện đơn giản.
- Cho phép người dùng dễ dàng theo dõi kết quả kiểm tra trên cả máy chủ lẫn máy tính cá nhân. Đối với máy chủ, bạn chỉ cần chọn ‘Start Server’, sau đó điền IP và chọn loại kết nối là TCP hoặc UDP để bắt đầu kiểm tra.
NetStress
Sử dụng NetStress cũng là cách kiểm tra băng thông của website chính xác.
Ưu điểm:
- Hoàn toàn miễn phí.
- Có khả năng kiểm tra tốc độ internet, cấu hình và đánh giá hiệu suất (benchmark).
- Tự động kiểm tra địa chỉ IP của người dùng.
- Hiển thị giao diện trực quan thông qua đồ thị, giúp theo dõi các thông số của đường truyền internet theo thời gian thực.
Tạm kết
Vậy là mình đã giới thiệu đến bạn tất tần tật về băng thông cũng như cách kiểm tra băng thông của website chính xác. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Simple Page cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.