Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà tôi thấy các nhóm content marketing hay tiếp thị nội dung thường gặp phải là quá phóng đại trong việc tạo nội dung.
Tầm nhìn hạn hẹp này dẫn đến việc chúng ta cảm thấy bị choáng ngợp bởi số lượng các công cụ khác mà content marketing phải đối mặt.
Việc không chú ý và quan tâm đến một bức tranh lớn hơn làm cho content marketing team khó làm việc “mượt mà” với marketing team.
Như là một chu kỳ vĩnh viễn.
Chúng ta lên kế hoạch cho các chiến lược marketing, và sau đó là lịch hàng quý, dựa trên một bức tranh hoàn toàn không chính xác về những gì chúng ta có thể phải làm.
Sau đó, vì một lý do nào đó mà kế hoạch thay đổi, tức là khi chúng ta không thể làm theo lịch trình đã đề ra, chúng ta cảm thấy choáng ngợp như đang ở dưới nước vậy.
Một phần của điều này là sai lầm về kế hoạch: hiện tượng cho dù con người chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ bao nhiêu lần trước đây, khi lập kế hoạch cho nó trong tương lai, chúng ta sẽ đánh giá một cách lạc quan rằng “Nó vẫn thế thôi, chúng ta sẽ chẳng cần bao nhiêu thời gian cả”.
Nhưng một phần khác của điều này cũng phụ thuộc vào cách chúng ta làm, với tư cách là một content marketer, chúng ta tập trung quá nhiều vào việc tạo nội dung (content creator) thay vì cần tập trung nhiều hơn cho việc tiếp thị nội dung hay content marketing.
Tư duy hệ thống là gì?
Theo các nhà tư duy hệ thống thì tư duy hệ thống là:
- Một bộ sưu tập các công cụ và phương pháp thực thi.
- Một sự nhạy cảm với tính chất xoay vòng của thế giới chúng ta đang sống.
- Một cách tiếp cận kỷ luật để kiểm tra các vấn đề một cách đầy đủ và chính xác hơn trước khi hành động.
- Về cơ bản, nó có nghĩa là xem công việc của bạn như một chuỗi các hệ thống và áp dụng tư duy phê phán để khắc phục các mối quan hệ giữa chúng.
Phân tích các vấn đề thành các thành phần khác nhau của chúng và kiểm tra từng thành phần, cũng như cách chúng hoạt động hay phối hợp cùng với nhau trong một hệ thống.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà marketer.
Việc trở thành một nhà tư duy hệ thống có ý nghĩa gì với bạn với tư cách bạn là một content marketer?
Khi bạn trau dồi hệ thống tư duy suy nghĩ của mình, điều đó có nghĩa đơn giản là chú ý nhiều hơn đến các hệ thống trong công việc, cuộc sống và nội dung của chúng.
Chúng ta cần chú ý đến tất cả các hệ thống lớn hơn và nhỏ hơn mà nội dung của chúng ta được kết nối.
Các hệ thống lớn hơn là những thứ như: hoạt động kinh doanh và doanh thu mà nội dung của chúng ta cuối cùng có thể hoàn thành cho công ty.
Những tác động hay ảnh hưởng của nội dung chúng ta cung cấp đối với cuộc sống của khách hàng – đây là những hệ thống lớn hơn mà các content marketer nên chú ý và đóng góp.
Các hệ thống nhỏ hơn là các bước và giai đoạn tạo nên content marketing.
Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về chúng, những thứ như nghiên cứu thị trường và quảng bá nội dung – những phần chuyển động trong chiến lược của chúng ta.
Và một khi chúng ta nhận thức rõ hơn về các hệ thống này, chúng ta cần có cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, “chẩn đoán” nhiều hơn để đáp ứng các mục tiêu của chúng ta được tốt hơn.
Giống như tôi đã nói trước đây, nhiều nội dung không phải là câu trả lời.
Vậy, các hệ thống khác nhau của bạn là gì trong chiến lược content marketing, điều mà bạn có thể nhận thấy, nghiên cứu và sắp xếp hợp lý hơn?
Dưới đây là 05 hệ thống content marketing chính mà hầu hết các nhóm marketing cần hợp lý hóa.
1. Nghiên cứu thị trường
Hầu hết các đội marketing, cách tiếp cận nghiên cứu thị trường và khảo sát khách hàng là không rõ ràng hoặc để làm cho nó độc đáo.
Bao lâu thì có ai đó trong nhóm của bạn nói: “chờ tí, lần cuối chúng ta nói chuyện với khách hàng là khi nào?”
Những điều này vô cùng có giá trị để tìm ra và ghi nhận lại một quy trình cho những việc như:
- Gửi một cuộc khảo sát hàng quý cho người đăng ký email của bạn.
- Tổ chức trò chuyện qua Zoom thường xuyên với khách hàng.
- Xây dựng những case study và các thử nghiệm (testimonials).
Khi bạn và nhóm của bạn cùng ngồi xuống để tìm ra những điều này, nó sẽ trở nên dễ nhớ hơn và làm bất cứ khi nào bạn cần trong tương lai.
2. Lập kế hoạch nội dung
Hàng tá các nhà content marketing thường bị mắc kẹt ở một nơi mà họ chỉ còn một hoặc hai ngày trước lịch nội dung của họ cần đăng.
Có nghĩa là, họ không bao giờ biết chắc chắn những gì họ sẽ đăng cho đến một hoặc hai ngày trước khi họ đăng nó.
Điều này khiến bạn rơi vào trạng thái động não và lập kế hoạch liên tục, vì bạn chỉ nghĩ vài ngày tới tương lai.
Nhưng bạn có thể phát triển một hệ thống để nhóm của bạn có được những hiểu biết sâu sắc từ nghiên cứu thị trường hiện đã được hệ thống hóa và biến chúng thành một lịch tiếp thị hàng quý.
Khi bạn có nhiều thời gian hơn trước lịch đăng của mình, các ý tưởng của bạn sẽ được đưa vào chương trình trước khi bạn xuất bản chúng.
Điều này cho bạn thời gian để suy nghĩ về chúng nhiều hơn, ngay cả khi bạn không tích cực làm việc.
Nó cho bạn nhiều thời gian hơn để tích cực làm việc với chúng, cũng như nghiên cứu chúng, sửa đổi chúng và từng bước khác của tiến trình.
Tất cả chuẩn bị cho bạn một tinh thần “ít vội vã” hơn.
3. Xây dựng nội dung
Có một hệ thống nội dung mà không ai có thể quên: Xây dựng hay tạo nội dung
Đây hiện là nơi mà hầu hết sự tập trung của chúng ta hiện đang diễn ra – quá nhiều sự tập trung thực sự.
Chúng ta quá vội vàng với việc tạo ra nội dung từ đó có xu hướng bỏ bê những thứ như tối ưu hóa và tái sử dụng.
Điều đó có nghĩa là để tạo thời gian và không gian tinh thần cho tất cả các hệ thống khác được đề cập trong bài này, bạn cần giảm lượng thời gian và công sức cho việc xây dựng nội dung để tập trung vào tối ưu và tái sử dụng nội dung.
Chìa khóa cho vấn đề này là xây dựng một quy trình tạo nội dung hợp lý.
Ví dụ: dành thời gian để phác thảo trước nội dung của bạn có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình viết sau này.
Bạn cũng có thể có các mẫu cho các phác thảo đó dựa trên các định dạng phổ biến của nội dung bạn tạo, do đó, bạn không phải xây dựng cấu trúc cho mỗi bài đăng blog hoặc tập lệnh video từ đầu.
4. Phân phối nội dung
Khi bạn bị mắc kẹt trong chu kỳ nội dung vĩnh viễn đó, đến cuối cùng khi bạn nhận được một cái gì đó mới được xuất bản, bạn đã rất nhẹ nhõm khi bạn đã sẵn sàng để hoàn thành nó.
Khuyến mãi là điều cuối cùng trong tâm trí của bạn.
Nhưng không quảng bá nội dung của bạn là một trong những cách dễ nhất để phá huỷ nội dung đó.
Vì vậy, một lần nữa, làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn bằng cách đưa vào một số công việc ngay bây giờ để tạo nhiều thuận lợi cho sau này.
Những thứ như danh sách quảng cáo, lịch truyền thông mạng xã hội, mẫu tiếp cận và nhiều thứ khác đều có thể giúp bạn, tùy thuộc vào chiến lược phân phối của bạn.
5. Tối ưu hóa nội dung
Một nhược điểm khác mà rất nhiều bạn thường gặp là bạn bỏ lỡ các cơ hội tối ưu hóa quan trọng, chẳng hạn như việc cập nhật hoặc tái sử dụng nội dung cho sau này.
Nhưng một lần nữa, đây là điều mà các hệ thống tư duy có thể sửa chữa, hoặc ít nhất là cải thiện.
Bây giờ bạn nên làm gì, hãy bắt đầu suy nghĩ về việc “bảo trì và tối ưu hóa” mà bạn có thể thực hiện đối với một phần nội dung sau ba tháng để từ khi nó được “air”, hoặc một năm sau đó.
Tạo một danh sách kiểm tra trước để bạn biết chắc chắn là khi bạn nhấn xuất bản (publishing) thì những công việc nào đang chờ bạn ở phía trước.
Nguồn: marketingtrips.com