Trong bài báo cáo “Vietnam’s Search for Tomorrow”, Google đã tiến hành xem xét các xu hướng tìm kiếm của người dùng Việt trong năm 2020 và khám phá cách họ đang ngày càng tích hợp kỹ thuật số vào cuộc sống hằng ngày của mình.
Nền kinh tế Internet Việt Nam đang là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai trong khu vực với 68 triệu người dùng Internet, tăng trưởng 39% mỗi năm kể từ năm 2015. Và với chính sách của chính phủ hướng tới việc 100% người dùng sử dụng smartphone, quỹ đạo này sẽ tiếp tục tăng trưởng. Thông qua việc hỗ trợ sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, và có một trong những gói dữ liệu mạng di động rẻ nhất trong khu vực.
Với báo cáo này của Google có thể giúp các nhà tiếp thị biết được xu hướng tìm kiếm của người Việt 2020. Hiểu rõ hơn insight của người dùng, định hình được cách tiếp cận người tiêu dùng sao cho thật hiệu quả để có thể mang lại những gì mà người dùng Việt quan tâm.
Mục lục bài viết
1.Sự gia tăng của người tiêu dùng kỹ thuật số ở vùng nông thôn
Nền kinh tế số của Việt Nam tăng trưởng mạnh không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn
Mặc dù việc chi tiêu ở các thành thị vẫn luôn dẫn đầu, nhưng nông thôn Việt Nam lại là một thị trường chủ chốt cho tăng trưởng. Là nơi cư trú của hơn một nửa dân số cả nước, sẵn sàng cho ra mức tăng trưởng nhanh gấp đôi các thành phố lớn. Cùng với đó là mức độ thâm nhập của mạng Internet ngày càng tăng, các nhà tiếp thị cần phải khai thác thị trường này nhiều hơn.
Theo thống kê cụ thể, 77% khu vực nông thôn Việt Nam hiện có truy cập Internet và 91% người trong số đó truy cập web hàng ngày. Internet đã và đang trở thành cầu nối của những người dùng lần đầu tiên tiếp cận đến các tài nguyên, sản phẩm và dịch vụ.
Người dân vùng nông thôn đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng Internet để liên lạc, trò với người thân,bạn bè, học tập, phát triển bản thân và giải trí. Đơn cử như việc con học đại học ở các thành phố lớn, việc những người nông thôn dùng Internet để video call, trò chuyện ngày càng nhiều. Theo đó, các marketer có thể đưa thông điệp của mình gắn liền với các lĩnh vực này, tận dụng các nguyện vọng của những người dùng này bằng nội dung hữu ích và phù hợp để tạo ra một mạch kết nối cảm xúc.
Với Youtube, nhờ nội dung phù hợp và dễ tiếp cận, đã thu hút người dân nông thôn, với 97% sử dụng nền tảng này hàng tuần và 62% trong số đó xem nội dung trên Youtube hàng ngày.
Nhưng khi đưa ra quyết định để mua hàng, họ dựa vào Google tìm kiếm để đưa ra quyết định mua hàng. Với 45% người tiêu dùng nông thôn sử dụng để tìm hiểu về sản phẩm, phương tiện truyền thống là (24%) và so với mạng xã hội là (27%). Theo thống kê, kết quả cho thấy 77% người tiêu dùng nông thôn Việt Nam đã nhấp vào Quảng cáo tìm kiếm vì dòng tiêu đề có liên quan.
2. Sự trỗi dậy của nền kinh tế theo nhu cầu
Trong thời kỳ dịch bệnh CoVid 19, Với hầu hết thế giới đều bị đóng cửa, dẫn đến lượng người đến cửa hàng giảm mạnh. Tuy nhiên, dù cho việc cách ly xã hội, cấm cửa ở Việt Nam đã được dỡ bỏ, người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa thực sự cảm thấy thoải mái khi ra khỏi nhà, dẫn đến việc phục hồi lại lượng khách đến các cửa hàng chậm hơn nhiều.
Ngay cả trước khi bùng phát COVID-19, nền kinh tế Internet đang trên đà phát triển với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ(GenZ), chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến với hy vọng có một lối sống tiện lợi và không rắc rối. Như đặt đồ ăn online, mua sắm, thanh toán điện nước,… Logic ở đây khá đơn giản “Nếu như tôi có thể đặt một cuộc taxi, mua một ổ bánh mì ngay trên chiếc smartphone của mình, thì tại sao không thể đặt mua mọi thứ khác với phương thức tương tự như vậy”
Trong năm qua, chúng tôi đã thấy sự gia tăng đáng kể trong Sở thích tìm kiếm trên nhiều danh mục. Ví dụ: sự quan tâm của Tìm kiếm đối với các nền tảng phát trực tuyến video đã tăng gấp 2 lần trong nửa đầu năm nay. Sự quan tâm của Tìm kiếm trên YouTube tăng lên đối với nội dung truyền thống như tin tức, cũng như nội dung độc đáo khác như “asmr” và “xe buýt trẻ em”.
Tương tự, giáo dục và quản lý tài chính cũng có sự gia tăng ổn định trong sở thích tìm kiếm. Cụ thể vào tháng trước, cứ 3 người thuộc thế hệ Z thì có 1 người sử dụng Internet để tự học và phát triển nền tảng kiến thức cho bản thân. Ngoài ra, người tiêu dùng ở Việt Nam thay vì ra các chi nhánh ngân hàng để thực hiện các dịch vụ tài chính, thì họ thích sử dụng phương tiện trực tuyến hơn. Do vậy, dẫn đến lượt tải xuống các ứng dụng tài chính tăng 33% và lượt tìm kiếm “ứng dụng cho vay trực tuyến” tăng 300% trong năm qua.
3. Những người mua sắm thông minh
Khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích hợp nhiều hơn dịch vụ kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày của họ, Từ báo cáo xu hướng tìm kiếm của người Việt 2020, ta thấy rằng họ đang khám phá nhiều lựa chọn và kênh khác nhau trên hành trình mua hàng của họ. Nhiều điểm tiếp xúc, nhiều kênh thông tin, lựa chọn đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ dạo xem và mua Hành trình mua sắm đã phát triển đáng kể do phổ cập Internet và dịch COVID-19 tăng lên:
83% người Việt dành thời gian lên mạng để nghiên cứu sản phẩm trước khi mua.
69% người Việt sử dụng Google trước khi mua sản phẩm mới.
Đối với người Việt, trải nghiệm mua hàng diễn ra trên nhiều kênh. Đa phần là người tiêu dùng sẽ lựa chọn mặt hàng khi online và sẽ mua offline sau đó.
Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam đang đặt ra nhiều câu hỏi được cá nhân hóa hơn. Chúng tôi nhận thấy rằng sự gia tăng ổn định về các sở thích tìm kiếm dành riêng cho nhu cầu và mong muốn của từng người tiêu dùng. Hành trình mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam cũng đang di chuyển nhiều hơn trên các phương tiện trực tuyến và ngoại tuyến. 75% giao dịch mua được thực hiện ngoại tuyến, nhưng 62% nghiên cứu về các giao dịch mua này được thực hiện trực tuyến.
Sự thuận tiện là động cơ chính cho lựa chọn mua online hay offline, nhưng định nghĩa thuận tiện thay đổi tùy theo kênh bán.
=>Đối với nhà tiếp thị, việc hiểu rõ nhu cầu thu hút khách hàng mục tiêu chưa bao giờ nan giải như hiện nay. Cách tốt nhất để các thương hiệu tạo nên dấu ấn là có mặc hỗ trợ ở mỗi bước đi trên hành trình mua sắm của khách hàng. Các thương hiệu thuộc danh mục có hiệu quả kỹ thuật số thấp( người tiêu dùng ít nghiên cứu và ít mua trực tuyến) nên sử dụng kênh kỹ thuật số để thử nghiệm quảng bá cửa hàng. Đối với doanh nghiệp có hiệu quả kỹ thuật số cao(người tiêu dùng thích nghiên cứu và mua trực tuyến hơn ), thương hiệu cần có chiến lược tiếp thị toàn diện, hấp dẫn và đổi mới vì người tiêu dùng có thể ra quyết định mua bất cứ lúc nào, tại bất kỳ kênh bán nào.
Với các thương hiệu, điều quan trọng đó là phải trở nên dễ nhận biết , hữu ích, tiếp cận được nhiều người tiêu dùng. Các nhà tiếp thị cũng phải tìm ra nhiều cách đổi mới và hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng.
4. Người Việt Nam quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn
Người Việt Nam quan niệm rằng sức khỏe có được là do lối sống. Do vậy, họ không ngừng cập nhật thông tin về các sản phẩm, dịch vụ để cải thiện lối sống và cả thói quen tiêu dùng của họ.
Rất nhiều từ khóa tìm kiếm của họ đều xoay quanh các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Như khi ngày càng có nhiều người dùng tìm kiếm cụm từ “ô nhiễm không khí” (tăng 80%) và “Máy lọc không khí” tăng 340% so với năm ngoái. Nhìn chung, lượng tìm kiếm các sản phẩm giúp cải thiện sức khỏe bản thân, gia đình, môi trường đã gia tăng đáng kể.
Người tiêu cũng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe, đã được thể hiện qua sự gia tăng trong lượt tìm kiếm đối với “thiết bị đeo theo dõi sức khỏe” (“đồng hồ thông minh”) tăng 55%, “tập luyện tại nhà” tăng 60% và lượt tải xuống “ứng dụng thể dục” tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, time-on-site(thời lượng truy cập) của mỗi khách trên các ứng dụng hoặc website có liên quan đến thể dục/ chế độ ăn uống cũng tăng 62%.
Một số từ khóa thịnh hành về thiết bị theo dõi sức khỏe:
- Theo dõi khả năng sinh sản và rụng trứng
- Máy theo dõi sức khỏe cá nhân
- Máy đo huyết áp
- Xét nghiệm căng thẳng tim
- Máy đo nhịp tim
- phần mềm đếm bước chân
Người Việt Nam mong muốn, tìm kiếm thông tin về những sản phẩm lành mạnh hơn với mong muốn nâng cao sức khỏe, bất kể giá cả. Điều đó đã được thể hiện qua lượt tìm kiếm về thực phẩm, đồ uống tăng vọt trong thời gian qua. Một số thông số tiêu biểu có thể kể đến như “nước alkaline” (+ 80%),”thực phẩm hữu cơ”(+30%) “bia không cồn” (+ 250%) và “ít đường” (+ 100%). Người dùng cũng tập trung hơn vào các chế độ ăn uống và ăn uống lành mạnh, với mức tăng 80% trong lượt tìm kiếm các chế độ ăn uống trên Google.
Người dùng Việt quan tâm đến sức khỏe đang chuyển sang dùng Youtube để tìm cách giữ gìn sức khỏe. Tăng 90% mức tăng thời lượng xem các video liên quan đến “làm vườn” vào tháng 7 năm 2019 so với tháng 7 năm 2018. Mức tăng lượt tìm kiếm “chế độ ăn uống lành mạnh” là 80%.
Mức tăng lượt tìm kiếm về chế độ ăn uống thịnh hành:
- ăn keto (tăng 900%)
- thực đơn keto (tăng 650%)
- thực đơn eat clean (tăng 80%)
Mức tăng lượt tìm kiếm chế độ ăn uống có ý thức:
- detox (30%)
- nhịn ăn gián đoạn (tăng 40%)
- có bao nhiêu calo ( tăng 150%)
=> Trước Covid, người Việt Nam đã quan tâm đến chế độ ăn sạch và các phương pháp hay để giữ sức khỏe. Đại dịch càng tiếp thêm động lực, khi lối sống lành mạnh càng trở nên quan trọng đối với người Việt. Họ mong muốn được cải thiện thói quen tiêu dùng, do vậy dẫn đến việc gia tăng mạnh mẽ nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ nâng cao sức khỏe.
Để duy trì sự phù hợp và thúc đẩy kết quả tăng cao trong bối cảnh nói trên, các nhà tiếp thị phải đưa ra được những chiến lược hiệu quả để sớm tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng. Bằng cách nâng cao mức độ nhận biết sản phẩm, hướng dẫn người tiêu adùng về lợi ích của sản phẩm đối với sức khỏe. Cung cấp các dịch vụ tiện lợi, gia tăng giá trị. Các marketer cũng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm theo ngữ cảnh và Youtube để tiếp cận người tiêu dùng ngay tại thời điểm họ chú trọng đến sức khỏe, nắm bắt ý định này bằng dịch vụ/ sản phẩm phù hợp.
Kết luận:
Thách thức cho các nhà tiếp thị chính là phải hiểu rõ điều gì quan trọng nhất với người tiêu dùng tại thời điểm họ phát sinh nhu cầu.
Nhờ vậy các nhà tiếp thị có thể xuất hiện đúng nơi, đúng lúc, với thông tin phù hợp. Xu hướng tìm kiếm giống như “kim chỉ nam” cho các nhà tiếp thị, giúp họ định hình hành trình tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn và mang lại những gì mà người tiêu dùng quan tâm nhất. Qua bài viết này ta có thể biết được xu hướng tìm kiếm của người Việt 2020 là gì
Theo Thinkwithgoogle
Võ Quang Huy- Digital Marketing Simplepage
Một số bài viết bạn nên tham khảo:
Mobile SEO là gì? Cách tối ưu Mobile SEO Landing Page hiệu quả
Toàn tập cách viết content website thu hút nhiều traffic chất lượng