Trong các hoạt động Marketing của cty, mình thấy các chủ doanh nghiệp vẫn coi Content là 1 món khá khó nhai. Hầu như các doanh nghiệp họ chấp nhận việc thuê content outsource chứ sẽ không muốn tự mình làm content, và đôi khi thuê hẳn 1 bạn content giỏi chứ cũng chẳng muốn thuê nhân sự về để training từ con sốn 0 và chính bản thân mình cũng rất đau đầu trong việc này.
Thuê nhân sự content 2 người, 1 người web 1 người page… rồi đem về bao nhiêu tiền? 1 bài viết web mất 3 tiếng, ngày viết 2 bài, page cũng y rứa… vậy 1 bài là bao nhiêu tiền mà phải trả lương 8 triệu 1 tháng? Ngay cả người chủ cũng không hiểu, và cả người làm Content cũng không hiểu… căn bản là vì chúng ta sống không thực tế, làm Content là phải ra tiền, mà muốn ra tiền thì… Hãy xem thử 8 Checklist đào tạo nhân viên Content cho người không chuyên cùng với Simple Page nhé.
Mục lục bài viết
- CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 1 – GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI LÀM CONTENT
- CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 2 – LÀM CONTENT THÌ NÊN LÀM ĐA NĂNG
- CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 3 – KỸ NĂNG COPYCAT
- CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 4 – KHẢ NĂNG SÁNG TẠO TRONG CONTENT
- CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 5 – KỸ THUẬT TRONG CONTENT MARKETING
- CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 6 – CẤU TRÚC CĂN BẢN CỦA NỘI DUNG
- CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 7 – CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT BÀI VIẾT THÀNH CÔNG
- CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 8 – TỰ CONTROL CHIẾN DỊCH CONTENT
CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 1 – GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI LÀM CONTENT
Chủ cũng phải hiểu, nhân viên cũng phải hiểu… làm content mục đích cuối cùng là gì, và cả 2 cũng đều phải thỏa thuận với nhau ngay từ thời điểm mới bắt đầu công việc, một số checklist cần phải đào tạo và lưu ý.
– Làm Content là phải kiếm ra tiền
– Giá trị của 1 bài content là…. nó tùy thuộc vào các chỉ số…. (nếu cả 2 đều không biết thì phải tính giá theo mặt bằng chung)
– Nhiệm vụ của Content là tạo ra chuyển đổi trong bài viết (bài bán hàng thì tạo ra đơn hàng, tạo ra người cmt sđt, bài kiến thức thì tạo ra fan, ra like share comment, bài minigame thì phải tạo ra chuyển đổi lượt trial v.v..). Nếu làm quài mà không tăng các con số này, là do Content.
– Các chỉ số đánh giá của 1 content (tự thảo luận với nhau, đưa ra chỉ số nhất định)
– Thời gian để làm 1 content (tự thảo luận)
– Giá trị của 1 người làm content (thường là phải x2-x3 lương, thì chủ mới có lời), bạn lương 8tr, bạn làm đủ checklist của 8tr, vậy là chủ k có lời, bạn phải làm 15-20tr thì chủ có lời, bạn muốn tăng lương, —> bạn phải làm >20tr (nếu không tính được nhân sự giúp tăng bao nhiêu doanh số, thì cứ tính trên checklist công việc quy ra tiền, nhưng không nên)
CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 2 – LÀM CONTENT THÌ NÊN LÀM ĐA NĂNG
Đây cũng là tư duy nên truyền đạt cho nhân sự Content, 1 2 tháng đầu tiên sẽ quyết định tâm thế làm việc của 1 người trong công ty. Nếu lúc đầu bạn deal công việc bao gồm abcd, nhưng sau đó cứ 1 tháng bạn tặng thêm việc e, tiếp đến lại tăng việc f… trong tâm lý nhân sự sẽ tự động nãy sinh trong đầu rằng “bạn đang ép việc”, hãy cho nhân sự hiểu công việc là đa năng và Content là một trong những nhóm đa năng nhất, còn nếu em chỉ muốn làm việc ABC không thôi thì không phù hợp với môi trường của chị, em nên vào các công ty lớn, chuyên môn hóa công việc, công ty chị là startup, chị cần người đa năng, dĩ nhiên, đa năng thì sẽ có mức lương ổn hơn, sẽ được đào tạo nhiều hơn và đôi khi chị không dạy được thì chị sẽ cho em đi học v.v…. Một vài mindset nên thấm nhuần cho nhân viên từ những ngày đầu mới vào việc.
– Làm Content nên làm nhiều việc. (cái này nhân sự content đọc tới đây chắc là sẽ ghét luôn cả bài viết này :v)
– Làm Content hiểu rõ về “bản chất” của các nhóm công việc khác (để match với công việc của mình)
– Làm Content nên hiểu thêm về các kỹ năng khác (design chẳng hạn)
– Làm Content càng đa năng thì càng được trọng dụng (nên hiểu rõ vì sao)
– Làm Content… không chỉ là ngồi viết.
…
CHỐT: nên cho nhân sự mới biết rõ điều này (nếu bạn là startup hoặc bạn muốn nhân sự đảm nhận nhiều việc) còn nếu như bạn muốn nhân sự chuyên môn hóa thì… cũng nên cho nhân sự hiểu việc nên đa năng (ít nhất là việc biết kiến thức rộng để dễ tổng hợp thông tin)
CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 3 – KỸ NĂNG COPYCAT
Cái này thì nó không phải là một chủ đề để đào tạo mà nó là một “triết lý” để nhân viên có thể làm được tốt hơn.
” NẾU BẠN LÀM KHÔNG GIỎI, HOẶC CHƯA CÓ KINH NGHIỆM, ĐẦU TIÊN, HÃY ĐI TỔNG HỢP NHỮNG NGƯỜI GIỎI”
Bạn tuyển một nhân sự mới về, nhân sự đó chưa biết làm ra việc không nhưng nó đang là con số 0, mà con số 0 thì cần phải có quá trình nghiên cứu, đúc kết, rèn luyện trong thời gian thì nó mới bắt đầu có kết quả chứ không phải đùng 1 cái là giỏi liền, cơ mà nói cái này thì hơi tế nhị xíu… ngu dốt * nhiệt tình * cơ hội = phá hoại.
BẠN CHƯA BIẾT THẾ NÀO LÀ ĐÚNG LÀ SAI, VẬY BẠN SÁNG TẠO RA LÀM SAO BIẾT NÓ ĐÚNG HAY SAI? Rồi khi sáng tạo không ra kết quả thì leader là người chịu, công ty là người chịu, vì vậy, thay vì sáng tạo thì hay có kỹ năng copy cat, học từ người giỏi (và biến nó thành quán tính)
– Hãy xem những chủ đề nào viết được nhiều lượt tương tác
– Hãy xem những cách dùng từ nào được khách hàng thích
– Hãy xem người giỏi họ đăng bài vào lúc mấy giờ, và có reach lúc mấy giờ
– Hãy xem bố cục các bài văn tạo ra đơn, vì sao nó có bố cục đó
– Hãy xem thử các chuyên gia content họ chú trọng vào điều gì của bài viết
– Hãy xem hình ảnh, màu sắc của tấm ảnh thử xem họ dùng màu như thế nào, focus như thế nào
– Hãy xem mở bài thì thường người ta sẽ viết gì để cuốn hút
– Hãy xem call to action người ta call to action ra sao mà nó lại hay và khiến người khác muốn click…
….
Rất nhiều thứ để chúng ta xem, copycat không phải copy, chúng ta đang học hỏi, đúc kết cái giỏi từ người khác và biến nó thành đồ chơi của riêng mình, có vậy thì người làm content mới nhanh giỏi lên (nhưng hầu hết ai cũng đều muốn nghiên cứu thử sức mình trước, rồi mất dăm ba tháng ko ra kết quả rồi cũng phải đi học thôi). Đi học content ở các trung tâm đào tạo chính là copycat, vậy tại sao ngay từ lúc này không copycat ngay từ những chủ đề mà mình đọc hàng ngày?
Chốt: đừng nên cho nhân sự mới ngồi suy nghĩ, thời gian đầu hãy cho họ học từ những cái đúng trước để họ ra việc, rồi khi họ có kết quả họ sẽ có động lực để làm tiếp, cho nhân sự tự suy nghĩ là 2 3 tháng mất tiền lương đó….
CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 4 – KHẢ NĂNG SÁNG TẠO TRONG CONTENT
Cái này thì khỏi phải bàn rồi, bất kỳ anh chị em nào trong group Content đều cũng coi sự sáng tạo là quan trọng, nếu không sáng tạo… thì không phải dân content. Nhưng, cũng có những lúc dân content không sáng tạo được, nghĩ mãi không ra idea… và cũng có những lúc idea sáng tạo ra cũng không phải lúc nào cũng dùng được.
—-> Bắt buộc phải mindset cho nhân sự Content những tư duy về sáng tạo. (nếu được, bạn hãy xem cuốn 90 30 20 Bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ, cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu sáng tạo quan trọng như thế nào).
Để cho nhân sự có mindset về sáng tạo, có các mục phải lưu ý:
– Hiểu tầm quan trọng của sáng tạo.
– Các hình thức sáng tạo
– Các công thức căn bản cho sáng tạo
– Một kết quả sáng tạo là kế quả bao gồm các ý…. (leader là người tự đưa ra)
– Ý tưởng là phải khả thi, phải thực tế và CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC
– Ý tưởng phải phù hợp với các yếu tố mà chúng ta đang sở hữu (nguồn lực, mục tiêu….)
– Rèn luyện thói quen sáng tạo.
– …
CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 5 – KỸ THUẬT TRONG CONTENT MARKETING
Sau khi đã sở hữu được những mindset, tư duy và đồ chơi căn bản cho việc làm content rồi thì bắt buộc chúng ta phải đi vào khuôn khổ, đi vào những công việc chính mà công ty đang cần (quá trình tư duy và mindset trên thì chỉ nên training trong 1-2 tuần, hoặc mỗi tháng có 1 buổi meeting nói về các vấn đề này là được, quan trọng vẫn phải training cho nhân sự làm sao để đạt được kết quả). Các điểm chung cần training:
– Quy trình hoạt động của phòng ban
– Các mục tiêu, kết quả chính theo vị trí của nhân sự (hiểu rõ các mục tiêu mà mình phải làm là bước đầu tiên để đào tạo nhân sự, biết thế nào là A++)
– Các checklist cụ thể cần phải làm
– Các kỹ năng, thủ thuật trong quá trình làm
– Nhận thức về KPI và Deadline.
….
Nói về Kỹ thuật trong ngành thì mỗi ngành lại có những kỹ thuật riêng, tip trick riêng, mình sẽ ví dụ cụ thể cho mọi người nhiệm vụ của một “nhân viên content webiste”
1. Phải biết viết bài đem lại lợi ích gì cho website, nó chiếm bao nhiêu % thành công trong việc phát triển webiste (để không ganh đua, giành công với nhân sự SEO và ngược lại)
2. Phải biết lý do vì sao 1 bài viết lại thành công… mà khoan, thành công là gì nhỉ? (kiếm được bao nhiêu traffic, tạo ra bao nhiêu leads, UI UX)
3. Phải biết các thành phần cấu tạo nên 1 bài viết thành công (keyword, tiêu đề, mục lục v.v… cái này nằm trong Guide line)
4. Phải biết kỹ thuật của từng checklist bài viết, rõ ràng từng hạng mục đều có những lưu ý riêng.
5. Phải biết cách đo đạt bài viết theo thời gian để hiểu kết quả
6. Phải biết lập kế hoạch Content, tự kiếm content tự lên bài viết, tự báo cáo.
7. Phải biết giá trị bản thân, muốn tăng lương thì phải tăng cái gì
…
Khi nhân sự hiểu rõ được từng checklist công việc, có guideline, hướng dẫn cụ thể, đã được training… thì không có khúc mắc gì ở cả 2 bên, nhân sự làm không đúng các điều trong guideline thì được tính là không hoàn thành công việc —-> quản lý nhân sự trên kết quả
CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 6 – CẤU TRÚC CĂN BẢN CỦA NỘI DUNG
Để nhân sự làm việc được hiệu quả kỹ thuật là một việc cần thời gian, họ phải làm nhiều, làm ra kết quả theo thời gian thì từ đó họ mới phát triển —–> CẦN PHẢI NHANH, nhanh là yếu tố quan trọng nhất dành cho người.
Sau khi nhân sự đã qua được giai đoạn thực hành các yếu tố công việc xong rồi, giờ là lúc để chúng ta “nâng level” nhân sự lên. Bản chất của Content là kiếm được khách hàng, mà muốn kiếm được khách hàng thì content phải là một vũ khí, từ đó nó có thể điều khiển hành động của khách hàng và khiến họ làm bất cứ điều gì chúng ta muốn (kể cả mua hàng)
—–> Sau khi thành công trong việc training kỹ thuật, những nhân sự có tiềm năng bắt đầu training tiếp về tư duy.
Có một điều mà nhiều bạn mình thấy đang hiểu nhầm, những người sếp không cho bạn làm việc, mà bắt bạn cải thiện tư duy… chính là người sếp đó đang rất tôn trọng và coi trọng bạn (sét trên quan điểm cá nhân của mình thì mình thấy vậy). Người sếp tốt sẽ giúp bạn cải thiện tư duy, để tăng hiệu suất của bạn lên, nên đừng cảm thấy mệt mỏi, sếp đang trao cho bạn cơ hội đấy.
Mà, cải thiện tư duy là cải thiện gì nhỉ? Với mình, đó chính là “cấu trúc của một nội dung”, và thường thì mình sẽ train theo công thức Aida.
Công thức Aida quan trọng bởi:
– Nó chính là công thức chuẩn nhất để viral
– Nó là tiền thân của nhiều công thức content khác
– Nó mang lại đầy đủ các yếu tố về tư duy, mindset cho người làm content
– Nó là cấu trúc căn bản nhất để bạn có thể ráp vào bất cứ bài viết nào.
…
Ví dụ như lúc trước bạn học ngữ văn trên trường thì bạn cũng sẽ phải học mở bài thân bài kết bài… thì giờ khi làm bất cứ loại content nào nó cũng sẽ có các phần như vậy —-> Bạn phải hiểu về cấu trúc nội dung để ứng dụng nó trong bất cứ bài viết nào. Nói vậy thì hơi khó hiểu. VD: Ai cũng sẽ có những bố cục nội dung riêng, các nhà viết sách nổi tiếng, các tiểu thuyết gia nổi tiếng ai cũng đều có bố cục riêng của họ và chắc chắn bố cục đó sẽ đem lại kết quả vì họ đã đúc kết ra bố cục đó trong suốt quá trình hành nghề của mình.
—-> Nếu có bố cục riêng, bạn sẽ dễ dàng mường tượng mình nên viết bài như thế nào, cái gì nên viết trước, cái gì nên viết sau, bạn sẽ làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, đem đến chất riêng hơn.
Ví dụ mọi người có thể thấy bất kì bài viết nào của Minh cũng đều có bố cục:
– TIÊU ĐỀ
– 1 Đoạn trong (….)
– Hashtag #
– dấu ———
– Đoạn giới thiệu
– dấu ———
– Nội dung chính
…
Đây là bố cục nội dung mà mình đúc kết được trong thời gian viết content, nó phù hợp với mình và đem lại kết quả (nhưng không chắc sẽ phù hợp với bạn) —-> chính mình phải tạo được 1 bố cục nội dung của riêng mình và biết chắc bố cục đó sẽ ra kết quả, đó gọi là nâng tầm bản thân (có mánh riêng), nếu làm được điều này thì người làm Content sẽ tự mình lên 1 tầm cao mới. Nhưng để làm được điều này, dân content phải trải qua:
– Test lặp đi lặp lại hàng trăm lần (ở môi trường thực chiến, có mặt khách hàng)
– Test nhiều loại công thức khác nhau để rút ý hay từ mỗi cái ra
– Hiểu bản chất của việc viral (đôi khi vô tình làm phải 1 cái gì đó, thấy hay, nên rút ra được 1 ý… rồi lại làm tiếp)
– Hiểu việc “càng làm sai, càng ra kết quả… chứ không phải đúng từ lần đầu tiên”.
…
Bạn sẽ không thể train cho nhân sự 1 bố cục của bạn, mà là chính nhân sự nhận ra được điều đó… nhưng phải train cho nhân sự để nhân sự hiểu được điều này, từ đó họ mới cố gắng đúng cái cần cố gắng, làm đúng mục tiêu cần làm.
CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 7 – CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN MỘT BÀI VIẾT THÀNH CÔNG
Mindset phần 2 đã xong, tiếp tục phải đào tạo tiếp về các kỹ năng, phần này thì sẽ bao gồm:
– Tâm lý khách hàng khi đọc từng block nội dung (cảm nhận của khách hàng)
– Cách đặt TIÊU ĐỀ khiến khách hàng muốn đọc tiếp bài viết
– Cách dẫn dắt khách hàng bằng đoạn mở đầu (12 cách dẫn dắt, mình hay training team như vậy)
– Cách chuyển ý trong câu
– Cách CTA (call to action) làm sao để khách hàng hành động
– Cách lựa chọn các loại nội dung phù hợp theo từng thời điểm bán hàng (7 trạng thái khách hàng)
– Cách “bán hàng khéo léo” trong nội dung.
– Cách thể hiện sự uy tín một cách khéo léo trong nội dung (khoe khéo)
– Cách để tăng tỉ lệ khách hàng đặt sao vàng (follow) nội dung
– …
Mấy cái này thì mỗi bài lại là 1 nội dung chia sẻ riêng, hoặc khi mình đào tạo thì cũng phải mất cả nữa ngày cho 1 dòng nên phần này mọi người tự bổ sung ý của mình vào nha.
Phần này là các kỹ thuật cụ thể, hay nói đúng hơn là các bí kíp… chỉ truyền đạt cho đệ tử thân truyền (đây cũng là một trong những cách quản trị nhân sự, tạo nên sự đặc biệt).
CHỦ ĐỀ ĐÀO TẠO 8 – TỰ CONTROL CHIẾN DỊCH CONTENT
Cuối cùng, khi mỗi người nhân sự đã tự control được 1 hoạt động, lúc này mình sẽ đỡ việc rất nhiều và có thể thoát bớt việc cũ để làm những việc mới đem lại giá trị cao hơn. Vì vậy, nhân sự bắt buộc phải TỰ CONTROL ĐƯỢC CHIẾN DỊCH CONTENT. Ví dụ về việc control website bao gồm các bước:
1. Quản lý source code website theo thời gian để xem website có lỗi không
2. Control nhóm keyword coi cái nào lên top cái nào không lên
3. Lên bộ keyword mới để viết trong tháng + viết bài
4. Chắt lọc bộ keyword ngon để làm bộ pillar page
5. Kiểm tra các lỗi bài viết, chỉnh sửa bài viết củ để lên top
…
Bình thường, nhân sự chỉ làm được checklist 3, những checklist còn lại là của mình làm, nếu nhân sự có thể tự làm được cả 5 checklist thì mình đỡ việc và không còn phải quản lý website nữa, lúc này mình sẽ tập trung vào social, Facebook , Tik tok chẳng hạn, không còn tốn quá nhiều tâm trí cho website nữa, lúc này mới đúng ý nghĩa của thoát việc (tìm người làm được 70% mình, cho họ quản lý công việc thay mình, đó mới là thành công)
——> Hãy training tiếp những nhóm công việc quản lý, để nhân viên có thể tự control chiến dịch content.
TỔNG KẾT
8 Checklist đào tạo nhân viên Content cho người không chuyên ở trên là những gì mà mình thường xuyên training cho nhân sự và cho học viên, đôi khi nó không phải là những thứ tốt nhất, đúng đắn nhất nhưng nó chắc chắn “rất thực tế”, vì thực sự những gì mà Content làm thì đều hướng tới tăng tiền, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, dù bạn viết hay tới cỡ nào mà từ content đó dn không kiếm ra nhiều tiền hơn thì có nghĩa là bạn làm Content chưa thành công. Mình sẽ tiếp tục những serie nội dung dạng checklist như này sắp tới, anh em nào thích dạng chủ đề này thì thả tim cho mình 1 cái lấy động lực nhé, chào thân ái và quyết thắng!!!!
Lưu ý 1: Checklist này tùy vào các ngành nghề, công việc mà nó sẽ còn có sự thay đổi (đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân khi Minh đi dạy hoặc training team). Mọi người thấy thiếu xót gì #CMT bổ sung giúp Minh nhé
Lưu ý 2: Đây là các “yếu tố” mà “chủ” muốn “nhân viên” làm được, là góc nhìn của người chủ, góc nhìn của nhân sự thì đôi khi sẽ khác hoặc thấy trái chiều, mọi người chỉ nên đọc tham khảo nhé.
Lưu ý 3: Nhớ thả tim nha!
Nguồn Leo Minh.
Ánh Tuyết – Tổng hợp và edit.
Có thể bạn quan tâm: