Storytelling kèm theo những yếu tố bán hàng tinh vi trong đó hiện đang là một cách thức bán hàng rất phổ biến và hữu dụng dành cho người muốn làm quảng cáo bán hàng nhưng vẫn viral.
Yếu tố quan trọng nhất trong Storytelling không phải là nó dễ dàng khiến người dùng tiếp nhận bài viết…. mà là nó có thể điều khiển tâm lý của người đọc. Một câu chuyện có thể khiến cho người ta sợ hãi, đau đớn, hoài niệm, tức tửi… tùy vào nội dung của nó, và đó là yếu tố quan trọng để nó viral.
Thực ra, không phải “câu chuyện” nó có thể điều khiển chúng ta mà chính nó đã là 1 yếu tố kích thích… ai cũng muốn đọc những câu chuyện. NHƯNG, bạn có thấy việc đang kể chuyện như vậy rồi chèn ngang quảng cáo như vậy có bất cập quá không? Liệu bán hàng theo hướng Storytelling, hay nói đúng hơn content Storytelling có phải là cách thức duy nhất để bán hàng? Hãy cùng Simple Page tìm hiểu Solution Telling là gì trong bài viết dưới đây.
SOLUTION TELLING LÀ GÌ?
Storytelling nó hay ở chổ:
-
– Ai cũng muốn nghe các câu chuyện
-
– Các câu chuyện thì đọc rất cuốn và sẽ đọc hết nội dung
-
– Dễ khiến khách hàng có loại cảm xúc mà mình muốn
-
– Dễ khiến khách hàng hành động
NHƯNG ĐÓ LÀ Ở MỘT ĐẲNG CẤP VIẾT STORYTELLING ĐỈNH CAO… và người đăng câu chuyện đó cũng phải có 1 tầm vóc nhất định, có lượng fan nhất định (quan điểm cá nhân thôi nha. Một Content Storytelling lồng ghép bán hàng nó phải là một câu chuyện thực sự có đầu tư và có điểm nhất nhất định, phù hợp với đối tượng khách hàng của mình và được đăng bởi một người uy tín thì nó mới có thể tận dụng tối đa sức mạnh…. còn những câu chuyện lồng ghép nửa vời ở trên hầu như sẽ không có tác dụng.
Có một sự thật rằng, các dạng bài viết storytelling như trên chỉ giúp chúng ta “tăng nhận diện” là chủ yếu… và chỉ tăng nhận diện có 1 lần như vậy thì KHÔNG ĐỦ để khách hàng có thể chuyển đổi… chỉ trừ khi bạn đang chạy các chiến dịch 50% trong 7 ngày hay gì đó như bài viết trên thì may ra sẽ có chuyển đổi nhưng tỉ lệ cũng chỉ rất rất rất thấp.
Làm một bài toán so sánh. Một bài viết câu chuyện muốn đăng vào các group lớn thì phí là 5tr-7tr 1 bài (người ta tự làm content viết cho mình luôn chứ mình thì chưa đủ khả năng viết bài phù hợp ) đem về khoảng 5k-7k like, cơ mà người tới shop hoặc vào web shop mua thì chăng biết có được 20-30 người không (con số tượng trưng) —-> dùng 5-7tr đồng đó chạy quảng cáo thì được bao nhiêu khách hàng? CHẮC CHẮN HƠN DÙNG STORYTELLING.
Storytelling sẽ đạt được ngưỡng sức mạnh nhất định khi nó được “làm dày”,”làm thường xuyên”, và làm với 1 thương hiệu cá nhân nhất định, cùng 1 người sẽ truyền tải all các nội dung đó chứ không phải dùng hàng chục nick khác nhau như vậy, khác với top of mind, những câu chuyện storytelling nó ko đem đến nhận diện nhiều vì yếu tố chính là “câu chuyện” chứ không phải “thương hiệu”.
NHƯNG, có một khái niệm khác hoàn toàn, khiến cho các câu chuyện lại nhấn mạnh ở thương hiệu hơn là câu chuyện… đó chính là SOLUTION TELLING. Solution telling – kể giải pháp. Cách thức này là một cách thức hoàn hảo, vừa dẫn dắt người đọc qua mạch truyện, vừa gắn liền với bán hàng vì:
-
– Một câu chuyện bây giờ không phải là một câu chuyện phím, nó là một trải nghiệm, kinh nghiệm cuộc sống, lời khuyên…. cho một chủ đề nào đó có liên quan tới sản phẩm.
-
– Một câu chuyện trọng tâm không xoáy sâu vào các vấn đề hay yếu tố viral nữa, mà xoáy sâu vào “cách giải quyết vấn đề”
-
– Loại nội dung này tự nó sẽ “phân loại khách hàng”, chỉ những người đang quan tâm đến chủ đề này họ mới thấy tầm quan trọng của bài viết và từ đó mới có sự “chuyển đổi”
Ví dụ nhỏ về Solution telling “tiêu đề” cho ngành của mình đi hen cho mọi người dễ hiểu. Ngành của mình là đào tạo Content, và sắp tới mình có mở lớp về Storytelling. Các chủ đề của mình để đăng sẽ là:
-
– KHÔNG PHẢI LÀ STORYTELLING – NÓ LÀ SOLUSION TELLING
-
– Cách mà một Content Storytelling được hình thành
-
– Tất tần tật công thức + cốt truyện cho Content StoryTelling
-
– Học Storytelling … ra làm nghề gì?
Và các bài đăng này đều sẽ hướng tới các group về Marketing, về kinh doanh, về Content, nó sẽ tự xác lập ra những ai đã quan tâm tới Content, tới Storytelling —-> Đây là những “viên thuốc”, những “giải pháp” thỏa mãn những nhu cầu kiến thức của người đọc dưới dạng bài viết. Nó là Solution telling (kể giải pháp). Và thông qua việc xoáy sâu vào nổi đau , đưa ra giải pháp ngay sau đó, chúng ta đã hoàn thành được 1 chu kỳ câu chuyện “vấn đề – cách giải quyết”.
ĐIỀU MÀ SOLUTION TELLING ĐEM LẠI CHO DOANH NGHIỆP
Nói đúng hơn về solution telling thì nó là “văn nghị luận” thì đúng hơn. Nó là một bài văn, bài văn đưa ra nhiều vấn đề, yếu tố, quan điểm, cách giải quyết theo quản điểm của người viết vân vân và mây mây. Nếu nói đây là 1 bài viết kiến thức thì NO, nó không phải là một bài viết kiến thức thuần túy, hàn lâm… Nó không gây nhàm chán cho người đọc, nó vẫn gây cuốn hút người đọc và dẫn dắt các cảm xúc của họ tùy vào những vấn đề mà chúng ta muốn.
Với một bài Solution Telling thì chúng ta đã cho khách hàng hiểu câu chuyện:
-
– Dây là VẤN ĐỀ, bạn đang gặp phải nó đó (hoặc ít nhất là vấn đề “thiếu kiến thức”), đọc ngay đi nào
-
– Tôi là một đơn vị uy tín, có kiến thức sâu rộng chứ không phải chỉ bán hàng
-
– Bài viết này là “kiến thức thực chiến”, không phải hàn lâm
Từ những vấn đề trên, chúng ta sẽ cho khách hàng thấy HỌ THỰC SỰ CẦN ĐỌC BÀI VIẾT NÀY. Và sau đó nữa thì HỌ THỰC SỰ CẦN GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN NÀY —-> và từ đó họ sẽ cần thêm nhiều kiến thức hơn, nhiều cách giải quyết hơn…. và nơi họ tìm là ai? chính là thương hiệu của bạn, vì bạn là người gợi mở những vấn đề quan trọng mà họ quan tâm… và quan tâm tiếp theo.
Solution Telling thì nó cực kỳ thiên biến vạn hóa, nó bao gồm rất rất nhiều dạng (khó mà phân tích hết). Nhưng thường thì Minh sẽ chia nó làm các dạng sau:
-
– Vấn đề – Giải quyết vấn đề
-
– Các case study giải quyết vấn đề
-
– Tổng hợp và tổng hợp
-
– Các dạng bài viết uy tín
Mục đích quan trọng của bài viết Solution telling là “thể hiện sự nổi trội của thương hiệu để so sánh với những đơn vị khác. Thông thường, với những bài viết quảng cáo thì chúng ta sẽ so sánh về giá tiền, sản phẩm, chức năng v.v… Nhưng đó là bài viết quảng cáo, với solution telling thì chúng ta sẽ KHẲNG ĐỊNH THẾ MẠNH ở những góc khác như thế mạnh kiến thức, thế mạnh hỗ trợ, thế mạnh độ phủ, thế mạnh quản lý .v.v…..
—–> Solution Telling sẽ giúp khẳng định “thương hiệu uy tín” qua nhiều góc cạnh bằng nhiều loại nội dung khác nhau, không còn chú trọng mỗi về giá, về sản phẩm hay chức năng nữa (đôi khi khách hàng mua vì tin thương hiệu, tin người bán chứ ko phải tin sản phẩm
CÁC BƯỚC ĐỂ TIẾN HÀNH 1 BÀI VIẾT SOLUTION TELLING
Rồi, giờ vào phần chính của chúng ta là thực hành nè, quan trọng nhất của Solution Telling chính là những bài viết dài, chất, bao gồm nhiều kiến thức và từ đó chứng minh uy tín kèm bán hàng tinh vi trong đó. Và để làm được điều đó thì chúng ta phải “biến mọi câu chuyện thành 1 chủ đề phân tích”.
Một chủ đề “phân tích”, hay nói đúng hơn là 1 bài nghị luận nho nhỏ là một trong những dạng bài viết rất thích hợp để “xây dựng nhân hiệu hoặc thương hiệu” vì:
-
– Một bài viết phân tích sẽ bao gồm các kiến thức, mà càng nhiều kiến thức thì chứng tỏ mình là một người… nhà nghề (hoặc ít nhất thì cũng có nghề). —-> Uy tín
-
– Một bài viết phân tích sẽ giúp khách hàng nhận ra VẤN ĐỀ của họ một cách tinh tế, từ đó sẽ cảm thấy người viết uy tín hơn vì đã giúp họ mở lối —-> Uy tín
-
– Một bài viết phân tích sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy người bán không chỉ bán… mà họ còn giúp đỡ chúng ta ở nhiều phương diện khác nhau —-> nổi trội hơn so với người bán khác”
-
– Một bài viết phân tích sẽ khiến khách hàng muốn “mua con người” hơn là mua sản phẩm, mua niềm tin —-> Uy tín
…. Và rất nhiều lợi ích khác nữa, những bài viết này là dạng “đồ chơi”, chúng ta có thể giữ nó và đăng ở hàng trăm nhóm khác nhau, rồi 6 7 tháng sau chúng ta vẫn có thể lấy nó ra để đăng lại trên nick facebook, website, diễn đàn, hoặc bất cứ đâu. Ngoài ra thì những bài viết phân tích như này RẤT DỄ ĐƯỢC SHARE VÀ ĐỂ LẠI NGUỒN vì nó là 1 bài viết chia sẻ cực kì hay (kiến thức, trải nghiệm, case study xương máu mà biểu).
—–> Đây là một vũ khí chiến lược giúp cho bất cứ doanh nghiệp, thương hiệu, cá nhân bán hàng nào chứng tỏ sự vượt trội của mình trên thị trường (hoặc ngay trong chính công ty của mình. Thử nghĩ xem 1 nhân viên bán bđs không chỉ đi chèo kéo khách hàng bth mà chia sẽ những bài viết kiến thức bđs chất 2000-3000 từ thì liệu bạn có thấy người bán bđs đó good hơn bth không?)
Và để có thể tạo ra những bài viết Solution telling thì chúng ta sẽ bắt đầu với các bước sau
1) Chuẩn bị kiến thức
Để có thể viết được dạng bài này thì mình bắt buộc phải là người có kiến thức trong ngành để có thể truyền tải được những THÔNG TIN ĐÚNG. Mà để làm được điều đó thì ít nhất chúng ta cũng phải có case study hoặc được cập nhật thông tin từ nguồn đáng tin cậy. Ví dụ câu chuyện về “salon tóc” đi, khi Minh đi tới Liêm Baber để cắt tóc thì Minh trò chuyện với anh thợ cắt tóc và lấy được một vài thông tin:
-
– Cửa hàng có 8 thợ, mỗi thợ mỗi ngày được cắt tối đa 10 đầu, mỗi đầu 75k thì người mới nhận được 25k, người làm lâu rồi thì 30 35k rồi sau đó cứ mỗi năm thì tăng được 5k.
-
– Cửa hàng này thuê mặt bằng hết 16tr 1 tháng, vốn decor hết 300tr, sắp tới còn thuê mặt bằng ở đường Trường Sa để mở tiệm mới.
-
– Ông chủ cửa hàng mở 1 cửa hàng ở Singapore, nhưng cũng chỉ cắt với giá 3$ mà khách đông lắm
Đây là những thông tin mà người ta gọi là “thông tin ngành” (ý là người trong ngành mới biết) —->Viết những thông tin như vậy thì người trong ngành họ mới thấy rằng mình là người có kỹ năng có kinh nghiệm và … thực chiến. Còn nếu chỉ đầy những thông tin tổng quan thì chắc chắn sẽ không đủ độ phê.
—–> Trước khi làm thì phải chuẩn bị kiến thức, mà kiến thức thì phải:
-
– Kiến thức phải đúng số liệu thực tế.
-
– Kiến thức phải là case study thực tế (không phải của mình thì nên học hỏi, quan sát nhiều case của người khác)
-
– Kiến thức thì phải sâu, rộng, đầy đủ chi tiết… và đôi khi còn là trend
-
– Kiến thức phải xoay quanh “khách hàng” hoặc đối tượng nhắm tới, không phải xoay quanh thứ mình làm
-
– Kiến thức không được thổi phồng, luôn nói đúng sự thật.
Khi đã đầy đủ về kiến thức và khả năng phân tích, chúng ta sẽ có khả năng biến mọi thứ thành câu chuyện.
2) Nhận diện nỗi đau (hay đúng hơn là sự quan tâm)
Kiến thức về ngành nghề thì nó nhiều vô vô vô số kể luôn, và có những kiến thức người ta đã nói đi nói lại tới mức nó quá nhàm chán rồi —-> mình có viết lại những chủ đề đó thì buộc phải sáng tạo hết mức, còn không thì chẳng có mống nào coi. Quan trọng nhất là mình phải nhắm tới đúng những vấn đề nhức nhối hoặc hot để người dùng họ có thể tiếp nhận Content một cách tự động. Một trong những vấn đề mà khách hàng quan tâm:
-
– Những gì ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN TÚI TIỀN CỦA HỌ (cái này cực kì quan trọng nè)
-
– Những khó khăn mà họ đang gặp phải trong công việc (ví dụ không biết viết content, không biết chạy quảng cáo): những cái này thì tệp mới sinh ra mỗi ngày nên cứ 1-2 tháng đăng lại 1 lần thì vẫn có nhóm người quan tâm mới)
-
– Những VẤN ĐỀ mà họ đang trực tiếp gặp phải: như viết content hông ai coi, như nuôi nick không ai like, khó khăn về kỹ thuật như không biết viết storytelling.
-
– Những trending hoặc những thứ hay ho nhưng ít được nói tới: ví dụ như sự kiện của group tâm sự con sen nè, hay về storytelling thì cũng ít ít anh chị chia sẽ nhưng ai cũng muốn biết về nó.
-
– Những vấn đề “khiến họ tốn thời gian”: ví dụ như tổng hợp 100 ebook, 1 bài như vậy nếu tự đi tổng hợp thì họ mất cả 2 3 tiếng, nên thấy ai đăng thì cứ lấy thui —> tương tác cao
-
– Những vấn đề mang thiên hướng “muốn sở hữu”: y như ví dụ trên, ai cũng muốn tải ebook về để sở hữu coi coi mình có vậy hông =))))
Việc lựa chọn chủ đề để viết nó là “quán tính” của người làm content rồi, nó thiên về sự nhận định của mỗi người, những ai đã làm content lâu năm họ sẽ có độ nhạy riêng và đôi khi chẳng cần công thức gì cả, cứ đụng viết là phang thôi… cơ mà họ cũng đã phải trải qua một thời gian dài làm theo công thức rồi, nên thôi người mới cứ thử viết mấy chủ đề trên mà mình nói xem để cảm nhận nha.
Ngoài ra, nếu mình không biết chọn lựa chủ đề như thế nào thì thôi cứ dùng tool, quét 1000 bài viết gần nhất trong nhóm ra, rồi xem thử các bài viết đó nó là chủ đề gì thì mình học mình viết theo rồi sau đó đăng group khác cùng chủ đề, vậy là dễ nhất.
3) Khuấy động vấn đề (hay nói đúng hơn là tạo sự quan tâm)
Sau khi chúng ta đã chọn được 1 chủ đề ngon lành… hoặc siêu nhân hơn thì biến mọi thứ đều thành câu chuyện phân tích (solution telling) rồi thì quan trọng tiếp theo là chúng ta phải “giúp khách hàng, người đọc hiểu được tầm quan trọng của bìa viết”.
Cái này thì không có một công thức nào cả vì mỗi tệp khách hàng đều có sự quan tâm khác nhau nên cái này tùy vào người viết thôi @@, nó là sự dẫn dắt, sự khéo léo trong câu từ, sự nhấn nhá và khiến cho câu chữ trở nên sinh động. Đối với sự quan tâm này thì thường mình sẽ dùng những cách:
-
– Tạo ra tiêu đề “lạ”… ít nhất là dùng những ngôn từ ít được thấy.
-
– Tạo ra “trung… hậu tiêu đề” là những phần () ở dưới tiêu đề. phần này để giúp giải nghĩa tiêu đề và hàm ý…. nên đọc đi chứ bài này quan trọng á
-
– #hashtag … để họ biết được chủ đề này thuộc phần nào
-
– Luôn đặt ra những câu hỏi trong bài viết
-
– Luôn tạo ra sự bí ẩn bằng các câu “bạn có biết”, “liệu chúng ta có thể… không”, “thực sự thì…”, “một trong những vấn đề quan trọng nhất…”
Và Quan trọng nhất chính là những câu chuyện hoặc dẫn chứng, case study “có thật’ sẽ luôn làm cho nội dung hấp dẫn vì… nó là kể chuyện mà, mà kể chuyện thì nhiều người sẽ muốn nghe. Quan trọng nhất của việc khuấy động vấn đề đó chính là chúng ta hiểu được những cảm xúc của khách hàng cho từng vấn đề cụ thể mà khách hàng đang gặp phải. Khi chúng ta viết thì chúng ta phải nghĩ tới cảm xúc mà khách hàng có (từ đó chúng ta mới dẫn dắt được cảm xúc). Cái này thì phải rèn rồi
4) Tạo ra bố cục bài viết phù hợp
Phần căng nhất là cái này, một bài viết thì nó có thể dài, nó có thể ngắn và nó có rất nhiều loại. Như bài viết này đi thì Minh muốn chèn rất nhiều kiến thức nên nó là 1 bài văn nghị luận, nhưng với dạng bài viết khác thì có thể chỉ cần checklist, cần câu chuyện, case study không thôi chứ chẳng cần diễn giải (ví dụ bài “cụ bà 120 tuổi đã khỏi bệnh nhờ vào 8 bài tập thể dục này”, bài này thì không cần phân tích).
Để có một bố cục bài viết phù hợp thì mình cũng chẳng có công thức nào cả, có chăng thì nó là công thức AIDA (đọc lại bài viết “trùm của các loại trùm công thức content, công thức Aida”). Nó sẽ dẫn dắt các mạch đọc và cảm xúc của người đọc để biến mọi thứ thành yếu tố tâm lý.
5) Bán hàng tình vi bằng cách lồng ghép giải pháp
Cái này là cái quan trọng nhất để tạo ra chuyển đổi nè, mình không nói ra hoặc không yêu cầu thì khách hàng sẽ chẳng bao giờ action. Action ở đây không phải là kêu khách hàng mua đi, mà là “tạo ra cái cớ” để có thể nói chuyện với họ hoặc để họ thực hiện 1 vài hành động gì đó cho mình). Ví dụ ở trên mình có nói mọi người hãy xem lại các bài viết nè, hoặc nếu ai đang cần tài liệu về cái này cái kia thì có thể inbox mình nè v.v….
Hoặc nếu mình muốn chèn bán hàng trong đó thì mình cũng có thể dùng các dạng như:
– Trong khóa học Storytelling của Minh thì sẽ có…..
– Học viên của Minh thì thường hay….
– Khi chúng ta học trong khóa học thì chúng ta sẽ….
Nói chung là chèn khéo léo để họ thấy mình có bán sản phẩm là được ai rãnh thì qua tường nhà Minh xem khóa học nha =)))) dạng vậy.
TỔNG KẾT
Qua bài viết này, điều mà mình mong muốn nhất đó chính là mọi người hiểu được “solution telling” nó là 1 vũ khí, 1 sức mạnh cực kì lớn cho doanh nghiệp vì nó sẽ giúp chúng ta làm Inbound Marketing rất mạnh, xây dựng độ uy tín của thương hiệu so với mặt bằng chung. Có thể sau khi đọc bài viết này mọi người chưa thể viết được 1 bài viết solution hoàn chỉnh, nhưng chắc hẳn các đã hiểu được Solution Telling là gì. Hãy share với mọi người để cùng nhận thêm kiến thức nhé.
Nguồn Leo Minh.
Ánh Tuyết – Tổng hợp và Edit.
Có thể bạn quan tâm: