Là một dân SEO chắc hẳn bạn đã nghe qua về thuật ngữ bounce rate. Đôi lúc bounce rate của bạn cao mặc dù những bài viết của bạn thì hữu ích và trang web của bạn thì không hề tồi. Vậy bounce rate là gì? Những lý do khiến bounce rate của bạn cao? Và một số cách giúp cải thiện tỷ lệ thoát trang(bounce rate) cho trang web hay landingpage của bạn. Cùng đọc bài viết ngay thôi nào.
Mục lục bài viết
Bounce rate là gì?
Bounce rate( tỷ lệ thoát) là một thuật ngữ tiếp thị Internet được sử dụng trong phân tích lưu lượng trang web. Nó thể hiện tỷ lệ khách truy cập rời khỏi trang mà không thực hiện bất kỳ một hành động nào. Nó có thể được dùng làm số liệu cho biết chất lượng của trang web hoặc chất lượng của đối tượng khách hàng của bạn. Bởi việc dựa vào bounce rate có thể biết được trang web của bạn có làm khách hàng hài lòng hay không. Hoặc có cung cấp đủ thông tin mà khách hàng muốn không.
Kiểm tra bounce rate ở đâu?
Trong giao diện Google Analytics, bạn vào Đối tượng > tổng quan và xem tỷ lệ thoát
Tỷ lệ thoát trang là số phiên trên một trang chia cho tất cả các phiên bản hoặc tỷ lệ phần trăm tất cả các phiên bản trên trang web của bạn, trong đó người dùng chỉ xem một trang duy nhất và chỉ khi kích hoạt một yêu cầu đến máy chủ Google Analytics.
Tỷ lệ thoát cao có phải là xấu ?
Người ta thường cho rằng tỷ lệ thoát cao là xấu và tỷ lệ thoát thấp là tốt. Cũng không hẳn là như vậy. Tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực website, mục đích hoạt động mà bounce rate sẽ cao hay thấp. Nếu như bạn muốn người xem của bạn duyệt hết trang này đến trang khác, muốn giữ họ ở lại trang web của mình lâu nhất có thể thì bounce rate cao thực sự không ổn xíu nào. Còn Nếu bạn muốn các visitor tương tác, hành động với các nút kêu gọi hành động (call to action) thì tỷ lệ thoát trang cao không phải là vấn đề lớn. Tỷ lệ thoát trang trung bình rơi vào khoảng 41-51% ( theo một báo cáo trên GoRocketfuel.com). Nhưng thực ra thì không có tiêu chuẩn nào để đánh giá bounce rate cả. Bounce rate cao thì không tốt mà bounce rate cực thấp cũng không ổn chút nào.
Phân biệt bounce rate và exit rate
Bounce rate và exit rate tương tự như nhau, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt
Bounce rate là phần trăm số người truy cập vào một trang nào đó và rời đi.
Exit rate là phần trăm số người rời khỏi một trang cụ thể( ngay cả khi ban đầu họ không truy cập vào trang đó).
Ví dụ: giả sử có ai đó truy cập vào trang A từ trang web của bạn, Họ sẽ nhấn nút quay lại trình duyệt sau đó. Đó gọi là bounce (trả lại)
Còn giả sử như ai đó truy cập vào trang A từ trang web của bạn. Sau đó họ nhấp qua trang B. Sau đó, khi đọc xong trang B, họ bấm thoát trình duyệt. Đó gọi là exit
Bởi vì người đó đã nhấp vào một thứ gì đó trên trang A, đó không phải là số trang truy cập được trên trang A. Và bởi vì ngay từ đầu họ cũng không truy cập vào trang B nên đó cũng không phải là số trang bị trả lại trên trang B.
Điều đó nói lên rằng, vì người đó đã rời khỏi trang web của bạn trên trang B, điều đó sẽ làm tăng exit rate của trang B trong Google Analytics
Những lý do chính khiến tỷ lệ thoát trang của bạn cao
Tốc độ tải trang chậm
Bạn có biết, 40% người dùng từ bỏ một trang web mất hơn 3 giây để tải.
Tốc độ tải trang càng chậm đồng nghĩa với việc khách hàng thoát trang web của bạn càng nhiều. Việc khiến khách hàng đợi thêm vài giây sẽ khiến cho khách hàng rời đi ngay lập tức
Ngoài ra việc tối ưu trang, cải thiện tốc độ tải trang sẽ khiến cho Google đánh giá tốt website của bạn, tác động tốt đến SEO và bounce rate.
=>Cách để khiến trang web của bạn nhanh hơn đó là: giảm kích thước hình ảnh, nâng cấp máy chủ lưu trữ, xóa các plugin không cần thiết, xóa bất cứ thú gì bạn không cần hoặc không sử dụng,…
Spam popup, bot, quảng cáo, điều hướng trang, hình ảnh
Nhiều cửa sổ bật lên (pop-up) hoặc những chat bot hiện lên, sẽ khiến cho khách hàng mất tập trung. Các quảng cáo hiện lớn phản cảm đối với người dùng. Hoặc các liên kết điều hướng bị hỏng, không có liên kết nào. Hình ảnh của bạn mất nhiều thời gian để tải. Đó là những yếu tố khiến cho khách hàng đủ khó chịu và rời đi.
Các đúng để thực hiện cửa sổ bật lên là định dạng thời gian khi ai đó sắp sửa rời khỏi trang web của bạn. Một cửa sổ được bật khi khách hàng sắp sửa rời khỏi trang web. Đó là cơ hội cuối cùng để cám dỗ khách hàng, khiến họ ở lại thêm. Bạn có thể cho hiển thị các nút xã hội của mình để mời theo dõi fanpage với những người rời khỏi trang web của bạn. Hoặc cung cấp cho họ những bản tài liệu miễn phí để họ tải xuống. Đó là một trong những cách để khách hàng quyết định ở lại với trang web hoặc landingpage của bạn.
Thiết kế trang xấu
Thiết kế xấu là một trong những yếu tố khiến cho tỷ lệ thoát trang của bạn cao. Bạn có biết mọi người sẽ đánh giá thiết kế đầu tiên, sau đó mới đến nội dung không?
Vì vậy, cần phải thiết kế Landing Page của bạn trông thật chuyên nghiệp, chỉn chu. Nếu trang web của bạn đẹp, thì việc giữ chân người dùng không còn là điều khó khăn nữa.
Nội dung trên website không chất lượng
Nếu nội dung của bạn không đáp ứng được nhu yêu cầu của khách truy cập thì họ sẽ thoát ra ngay khi họ đến trang web của bạn.
Còn nếu nội dung của bạn đúng với quan tâm của khách hàng. Nhưng lại khó để đọc, không làm nổi bật những yếu tố chính để người đọc có thể đọc lướt, mất nhiều thời gian để đọc, thì tỷ lệ họ thoát trang sẽ cao đấy.
Trang không đáp ứng đúng kỳ vọng
Khi trang của mình không đáp ứng đúng kỳ vọng của khách hàng thì việc họ thoát khỏi trang web cũng là điều dễ hiểu
VD: Giả sử như bạn đang tìm kiếm máy sấy tóc mới. Vì vậy, bạn lên Google tìm kiếm “ mua máy sấy tóc miễn phí giao hàng”. Sau đó bạn nhìn thấy một quảng cáo có nội dung “Máy sấy tóc miễn phí giao hàng”. Vì vậy, bạn nhấp vào quảng cáo đó. Nhưng khi bạn nhấp vào quảng cáo đó, thay vì một trang landingpage hiện ra về các loại máy sấy tóc khác nha, bạn lại ở trang chủ của trang web
Bạn sẽ làm gì? Tất nhiên là bạn sẽ quay lại Google để tìm một trang 100% về máy sấy tóc rồi.
Tiêu đề mô tả khác xa nội dung
Tiêu đề trang của bạn đúng với nhu cầu của khách hàng. Hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề của khách hàng, nhưng nội dung trong đó thì lại không hoàn thành. Thì họ thoát ra cũng là điều tất nhiên.
Kết luận:
Qua bài viết này hy vọng bạn đã có cái nhìn tốt hơn về bounce rate cũng như những lý do khiến bounce rate trang web của bạn cao. Hy vọng bạn sẽ giữ cho bounce rate luôn nằm ở mức tốt. Bạn có thể dùng bounce rate để đo lường xem trang web của bạn có đáp ứng được mong đợi của khách hàng truy cập không. Ta có thể biết rằng tỷ lệ thoát cao không hẳn là tệ, nó còn tùy thuộc vào mục đích hoạt động của website của bạn. Ví dụ như LandingPage có tỷ lệ thoát cao cũng hoàn toàn bình thường. Đó là khi người dùng tương tác với các nút kêu gọi hành động(call to action), và họ để lại thông tin liên lạc. Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ đội ngũ Simplepage. Ngoài ra đang có chương trình tặng tài khoản trial nâng cao 30 ngày, thiết kế Landingpage hiệu quả để chạy quảng cáo chuyển đổi.
Author: Võ Quang Huy- hỗ trợ Simplepage
Đọc thêm một số bài viết tham khảo:
THỦ THUẬT TĂNG FULL 2K BẠN ZALO SIÊU ĐƠN GIẢN BẰNG TIPS KẾT BẠN KHÔNG CẦN SĐT
LÀM SAO ĐỂ CHẠY ADS CHỈ TỐN 1000Đ; 2000Đ/COMMENT???
200+ font chữ việt hóa cực đẹp miễn phí cho dân thiết kế web designer