Brief là chiến lược Marketing quan trọng giúp tính toán hiệu suất và đo lường kết quả tốt nhất hiện nay. Vậy thì Brief là gì? Những lưu khi xây dựng brief sẽ được Simple Page giải đáp chi tiết ở bài viết ngay sau đây.
Brief là gì?
Brief (Bản tóm tắt sáng tạo): là tài liệu được các chuyên gia và đại lý sáng tạo sử dụng để phát triển các sản phẩm sáng tạo: thiết kế trực quan, bản sao, quảng cáo, trang web, các nhà quản lý,… Trong một số trường hợp, bản tóm tắt sáng tạo của dự án có thể cần giám đốc sáng tạo phê duyệt trước khi công việc bắt đầu.
Bản brief cần phải thể hiện được nội dung của dự án, đảm bảo tính chính xác, đúng mục tiêu truyền đạt. Trong Brief gồm những nội dung chứa thông tin quan trọng, chi tiết, xúc tích nhằm hỗ trợ Agency ( doanh nghiệp thực hiện) nắm bắt được những yêu cầu của Client ( khách hàng).
Brief được sử dụng nhằm thiết lập một nền tảng chung cho các chiến dịch hay hoạt động marketing. Brief định hướng cho bộ phận thực hiện dự án, những nội dung mà họ cần làm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đảm bảo cho chiến dịch được thực hiện đúng thời gian và cung cấp cơ sở đánh giá kết quả thu được.
Phân biệt Creative brief và Communication brief
Creative brief
Creative brief là là bản tóm tắt do Account đảm nhận nhận viết cho Creative team và được lưu hành trong nội bộ của Agency. Bản Creative Brief có tác dụng cung cấp thông tin và truyền tải thông điệp đến đội ngũ thực hiện.
Creative Brief có nội dung chính như sau:
- Job Description: Mô tả công việc cụ thể
- Target Audience: Thông tin khách hàng mục tiêu
- SMP (Single – Minded – Proposition): Điểm khác biệt nhất của sản phẩm có tác động lớn tới khách hàng.
- Key Response: Mục tiêu hành động của khách hàng sau khi chiến dịch diễn ra
- Budget: Ngân sách dành cho chiến dịch
Communication brief
Nếu như Creative brief là bản tóm lược lưu hành nội bộ thì Communication brief lại được dùng chủ yếu để Agency trao đổi thông tin đến Client. Ngoài ra communication brief còn được gửi đến bộ phận Account trong công ty Agency.
Communication Brief xoay quanh câu 5W1H (What, Where, Why, Who, When, How) và được trình bày đầy đủ các nội dung về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng là giúp Agency hiểu được khách hàng của mình và triển khai các chiến lược hiệu quả nhất.
Communication Brief có nội dung chính sau:
- Project: Mục tiêu thực hiện dự án
- Client: Khách hàng
- Brand: Thương hiệu. Bao gồm những thông tin, giá trị liên quan đến sản phẩm và thương hiệu đó.
- Project description: Phần mô tả chi tiết về các yêu cầu, mục đích của dự án
- Brand background: Nội dung nền tảng về thị trường, đối thủ cạnh tranh,…
- Objectives: Mục tiêu tiếp thị tương ứng với từng chiến lược truyền thông.
- Target Audience: Khách hàng mục tiêu.
- Coverage: Địa bàn thực hiện.
- Budget: Dự thảo nguồn ngân sách phục vụ cho dự án.
- Timing: Sắp xếp, phân chia thời gian thích hợp.
Những lưu ý khi xây dựng brief
1. Mục tiêu rõ ràng
Brief rất quan trọng và mục tiêu được được trình bày trong brief sẽ quyết định hướng đi của toàn dự án. Vì thế, cần phải đề ra và làm rõ mục tiêu trong bản tóm lược này. Để có thể đưa ra mục tiêu, chúng ta cần nghiên cứu thị trường, xác định “tâm ý của khách hàng” và nhiều yếu tố khác.
Bạn cũng có thể thử đặt những câu hỏi để làm rõ mục tiêu, chẳng hạn như: Những thành tựu bạn muốn đạt được từ dự án là gì? Điều doanh nghiệp và khách hàng cần là gì?,… Bên cạnh đó, đưa ra các công cụ để đo lường, đề con số cụ thể cho mục tiêu để đảm bảo hiệu quả và tiến độ.
2. Thông tin súc tích, chính xác
Brief là một bản tóm lược, vì thế nếu nhồi nhét quá nhiều thông tin vào sẽ mất đi bản chất của nó và thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Không cần quá dài dòng và chi tiết, điều mà một bản brief cần có là thể hiện đầy đủ đúng mục tiêu, đảm bảo mọi thông tin trong đó phải chính xác, nội dung xoay quanh những vấn đề cần giải quyết.
3. Dự toán ngân sách
Bất cứ một chiến dịch hay dự án nào cần thực hiện cũng phải đề ra các khoản chi phí, brief cũng cần điều đó. Dự toán ngân sách đề phòng rủi ro cũng là một phần việc nên làm. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được những rủi ro có thể xảy ra, bên cạnh đó không lúng túng trước các tình huống bất ngờ và loay hoay tìm kiếm “dòng tiền”.
4. Đề xuất thời gian thực hiện
Có dealine sẽ giúp cho mỗi nhân viên thực hiện không buông thả bản thân, thời gian cần thực hiện trong brief cũng cần phải cụ thể từng mốc. Đạt được mục tiêu 1 trong thời gian bao lâu, mục tiêu 2 sẽ phải hoàn thành trước ngày này. Các mốc thời gian đưa ra cũng cần phải hợp lý, tính toán thời gian diễn ra, thời gian dự phòng để đảm bảo công việc không chỉ hoàn thành đúng thời hạn mà còn phải chuẩn xác.
Bài viết Brief là gì? Những lưu ý khi xây dựng brief hy vọng sẽ đem đến cho bạn tất cả những thông tin hữu ích và cho bạn các nhìn bao quát về brief. Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp cho bài viết, đừng ngần ngại để lại bình luận cho Simple Page nhé!