Hiện nay, YouTube là một trong những nền tảng hàng đầu trên thế giới để phát triển nội dung video, thu hút hàng trăm triệu lượt truy cập hàng ngày. Vì vậy, YouTube đã trở thành điểm đáng chú ý cho cá nhân và doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình.
Trong bối cảnh này, quảng cáo trên YouTube là một phương thức quảng bá đang được sử dụng rộng rãi. Nhưng bạn đã biết định nghĩa của quảng cáo YouTube là gì? Và có các hình thức quảng cáo trên youtube nào? Cách chạy quảng cáo youtube hiệu quả? Hãy theo dõi ngay bài viết này, Simple Page sẽ giải đáp tất cả vấn đề này cho bạn.
Mục lục bài viết
Các hình thức quảng cáo trên youtube phổ biến hiện nay
1. Hình thức quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua: Skippable in-stream ads ( true view ads)
Skippable in-stream Ads là một trong các loại quảng cáo phổ biến và cơ bản trên YouTube. Mặc dù đôi khi gây phiền toái cho người dùng, nhưng đối với các nhà tiếp thị trên toàn thế giới, đây lại là một hình thức quảng cáo được ưa chuộng bởi hiệu suất mà nó mang lại.
Skippable in-stream Ads, còn được gọi là TrueView Ads, là loại quảng cáo trong luồng, xuất hiện ngay trước khi video bắt đầu phát, thường đi kèm với một biểu trưng thương hiệu ở góc trên cùng bên phải.
Với TrueView Ads, người quảng cáo có thể thiết lập giá thầu CPV (chi phí trên mỗi lượt xem) như là một tùy chọn mặc định. Nhà tiếp thị chỉ phải trả phí khi người dùng đã xem ít nhất 30 giây của quảng cáo.
Loại quảng cáo này thích hợp cho việc kể chuyện bằng hình ảnh, video một cách thú vị và hấp dẫn, phù hợp với sở thích của đối tượng mục tiêu.
Người dùng có thể bỏ qua TrueView Ads nếu họ không muốn xem, tuy nhiên, nếu muốn đạt được mục tiêu 30 giây xem, nhà quảng cáo cần phải tạo ra nội dung hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của người xem.
Các thông số kỹ thuật:
- Thời lượng video: Từ 12 giây đến 3 phút.
- Hiển thị quảng cáo: Trước, trong và sau video.
- Lời kêu gọi hành động (CTA): Khoảng 10 ký tự, và tiêu đề khoảng 15 ký tự.
- Chi phí: Tính theo số lượt xem và số lượt nhấp chuột trong 30 giây, với giá thầu CPV hoặc số lần hiển thị CPM.
2. Dạng quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua: Unskippable in-stream ads ( pre-roll ads)
Unskippable in-stream Ads là một trong các loại quảng cáo trên YouTube, xuất hiện ngay khi video bắt đầu phát, có thời lượng khoảng 15 giây và không thể bị bỏ qua.
Loại quảng cáo này sẽ không có banner kèm theo và cũng không có CTA (lời kêu gọi hành động) nào khác ngoài dòng liên kết “Truy cập vào trang web của nhà quảng cáo“.
Các thông số kỹ thuật:
- Thời lượng video: Tối đa 15 giây.
- Hiển thị quảng cáo: Trước, trong và sau video.
- CTA: Lời kêu gọi hành động khoảng 10 ký tự và tiêu đề khoảng 15 ký tự.
- Chi phí: Tính theo số lần hiển thị (CPM).
3. Loại quảng cáo youtube đệm: Bumper ads
Bumper Ads là một trong những dạng quảng cáo trên YouTube không thể bỏ qua, với thời lượng không quá 6 giây. Loại quảng cáo này được coi là tuyệt vời để bạn tạo điểm nhấn mạnh mẽ đối với người xem, đồng thời hướng dẫn họ tham gia tương tác với từng phần của câu chuyện.
Các thông số kỹ thuật:
- Thời lượng video: Tối đa 6 giây.
- Hiển thị quảng cáo: Trước, trong và sau video.
- CTA: Lời kêu gọi hành động có độ dài tối đa 10 ký tự và tiêu đề dài tối đa 15 ký tự.
- Chi phí: Tính theo số lần hiển thị (CPM).
4. Hình thức quảng cáo trên youtube: Video discovery ads
Video Discovery Ads, còn được gọi là quảng cáo đề xuất, thường xuất hiện trên trang chủ YouTube. Loại quảng cáo này là một trong các hình thức tiếp thị trên YouTube, nhằm mục đích quảng bá video tới người dùng một cách nhanh chóng.
Hình ảnh và video phải hấp dẫn để kích thích người dùng nhấp vào quảng cáo. Khi người dùng nhấp vào, một video cụ thể sẽ xuất hiện, cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ đến người xem.
Video Discovery Ads cho phép bạn mục tiêu đến tất cả người dùng sử dụng YouTube, thay vì mục tiêu vào một đối tượng cụ thể. Phạm vi tiếp cận của quảng cáo không bị hạn chế.
Thông số kỹ thuật:
- Thời lượng video: Tối thiểu 12 giây.
- Tiêu đề: Tối đa 100 ký tự.
- Mô tả: Tối đa 2 dòng, mỗi dòng có 35 ký tự.
- Chi phí: Tính theo mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo (CPC).
5. Loại hình quảng cáo trên youtube: Sponsored card ads
Sponsored card Ads, hay còn gọi là thẻ tài trợ, đang là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến trên YouTube. Loại quảng cáo này xuất hiện trong video dưới dạng một cửa sổ nhỏ chứa lời kêu gọi hành động (CTA).
Sponsored card Ads không quá rườm rà, bao gồm biểu ngữ “I” nhỏ xuất hiện ở góc phải của quảng cáo video. Khi người xem nhấp vào biểu ngữ này hoặc di chuột qua, cửa sổ sẽ mở ra, hiển thị thông tin liên quan.
Ngoài ra, Sponsored card Ads còn có khả năng giới thiệu video và sản phẩm khác thông qua tích hợp với Google Shopping.
6. Dạng quảng cáo youtube: In-video overlay ads
In-video Overlay Ads, còn gọi là quảng cáo lớp phủ, là một trong những loại quảng cáo phổ biến trên YouTube. Đây là hình thức quảng cáo mà bạn thường thấy dưới dạng banner xuất hiện trong video.
In-video Overlay Ads đôi khi cũng bao gồm một dòng văn bản nhỏ cung cấp thông tin và kêu gọi hành động để người xem nhấp vào quảng cáo.
Các thông số kỹ thuật:
7. Hình thức youtube ads: Dislay ads
Display Ads là một hình thức quảng cáo khá đơn giản trên YouTube. Display Ads thường xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và hiển thị ở cột bên phải, phía trên danh sách video được đề xuất.
Kích thước của Display Ads có thể đa dạng tùy theo thiết kế và vị trí trên trang.
8. Hình thức quảng cáo youtube trên trang đầu: Masthead ads
Masthead Ads là một trong những hình thức quảng cáo trên YouTube xuất hiện ở phần đầu trang chủ của YouTube, có thể hiển thị trên cả phiên bản di động và máy tính để bàn, mở rộng phạm vi tiếp cận với khách hàng.
Tuy nhiên, hạn chế của loại quảng cáo này là chỉ có một nhà quảng cáo được phép xuất hiện trên trang chủ YouTube của mỗi quốc gia mỗi ngày.
Một điểm quan trọng của Masthead Ads là quảng cáo không có âm thanh mặc định. Khi người xem nhấp vào video, họ sẽ được chuyển hướng đến video gốc của nhà quảng cáo.
Với loại quảng cáo này, nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh tiêu đề, mô tả và cả nút kêu gọi hành động (CTA).
Chi phí cho quảng cáo Masthead Ads được tính theo mô hình CPM, tức là chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị.
Cách chạy quảng cáo youtube hiệu quả nhất 2023
Bước 1: Tạo chiến dịch quảng cáo mới
Trong giao diện của tài khoản Google Ads, bạn chọn “Chiến dịch” ở phía bên trái, sau đó nhấp vào biểu tượng dấu cộng màu xanh để mở một bảng mới có tùy chọn “Tạo chiến dịch mới”. Nhấp vào tùy chọn này.
Sau đó, bạn sẽ thấy một cửa sổ xuất hiện với tiêu đề loại chiến dịch. Hãy chọn “Tạo 1 chiến dịch mà không cần hướng dẫn cho mục tiêu”. Google sẽ hiển thị 5 lựa chọn cho bạn: tìm kiếm, hiển thị, mua sắm, video, ứng dụng toàn cầu. Hãy chọn “video”.
Bước 2: Cài đặt chi tiết cho chiến dịch của bạn
Tiếp theo, bạn cần đặt tên cho chiến dịch, xác định ngân sách hàng ngày và thiết lập thời gian chạy cho chiến dịch quảng cáo trên kênh YouTube. Bạn có thể chọn một trong hai chiến lược giá thầu:
- CPV tối đa (chi phí cho mỗi lượt xem quảng cáo).
- CPM tối đa (chi phí cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo).
Sau đó, bạn chọn các mạng hiển thị quảng cáo, bao gồm:
- Kết quả tìm kiếm trên YouTube.
- Video trên YouTube.
- Đối tác trong mạng hiển thị.
Bước tiếp theo là chọn ngôn ngữ và vị trí địa lý mục tiêu của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn tập trung vào khách hàng ở Việt Nam, bạn chọn tiếng Việt và địa điểm là Việt Nam.
Bạn cũng có thể lựa chọn loại nội dung phù hợp cho việc hiển thị quảng cáo. Điều này giúp đảm bảo quảng cáo của bạn không xuất hiện cùng với nội dung không phù hợp với thương hiệu.
Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu
Mục “Nhân khẩu học” cho phép bạn định rõ đối tượng mục tiêu của mình dựa trên các tiêu chí như giới tính, tuổi, trạng thái hôn nhân, thu nhập hộ gia đình.
Tiếp theo, bạn có thể mở rộng đối tượng mục tiêu bằng cách chọn các thị trường mục tiêu mà Google cung cấp.
Bước 4: Lựa chọn nơi hiển thị quảng cáo
Ở bước này, bạn có thể chọn nơi cụ thể mà bạn muốn quảng cáo hiển thị, bao gồm:
- Từ khóa mục tiêu: Nhập hoặc dán các từ khóa liên quan vào ô từ khóa.
- Chủ đề: Chọn các chủ đề liên quan đến quảng cáo của bạn.
- Vị trí quảng cáo: Bạn có thể để trống để quảng cáo xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên YouTube hoặc mạng hiển thị mà phù hợp với mục tiêu của chiến dịch.
Bước 5: Chọn video tiếp thị
Nhập từ khóa liên quan để tìm kiếm video tiếp thị bạn muốn quảng cáo. Hãy chắc chắn bạn đã tải video quảng cáo lên kênh YouTube trước khi tiến hành bước này.
Bước 6: Định dạng quảng cáo video
Cuối cùng, bạn sẽ thấy các tùy chọn dựa trên các đặc tính của chiến dịch quảng cáo. Bạn cần điền đầy đủ thông tin bao gồm URL, lời kêu gọi và tiê
Cách gắn quảng cáo vào youtube
1. Cách chèn quảng cáo vào video youtube bằng điện thoại
Bước 1: Khởi động ứng dụng Google Chrome trên điện thoại của bạn.
Bước 2: Sau đó, nhấn vào biểu tượng “3 chấm” ở góc trên bên phải và chọn “Trang web cho máy tính“.
Bước 3: Tiếp theo, nhập từ khóa m.youtube.com vào thanh địa chỉ để truy cập trang web YouTube phiên bản máy tính trên điện thoại của bạn. Bây giờ bạn sẽ có trang chủ YouTube giống như trên máy tính.
Bằng cách này, bạn đã liên kết giữa điện thoại và máy tính để có thể thực hiện các bước tiếp theo để chèn quảng cáo vào video.
2. Cách thêm quảng cáo vào youtube trên máy tính
Bước 1: Truy cập vào trang web youtube.com để vào trang chủ của ứng dụng.
Bước 2: Tại giao diện chính, bạn chọn vào biểu tượng ảnh đại diện của tài khoản và sau đó chọn mục “YouTube Studio“.
Bước 3: Sau đó, bạn nhấp vào phần “Video“. Tại đây, sẽ hiển thị danh sách các video trong kênh của bạn.
Nếu bạn muốn thêm quảng cáo vào video nào, hãy chọn video đó để bắt đầu thêm quảng cáo.
Bước 4: Bạn nhấp vào biểu tượng “Kiếm tiền“. Sau đó, đánh dấu vào ô “V” tại tất cả các loại quảng cáo mà bạn muốn hiển thị (“trước”, “trong”, và “sau”) để quảng cáo xuất hiện trong video của bạn.
Bước 5: Ngay sau khi đã thêm quảng cáo xong, bạn nhấp chuột vào mục “Tiếp tục” và sau đó nhấp vào “Lưu”.
Tổng kết
Vậy là bài viết trên Simple Page đã giới thiệu đến bạn các hình thức quảng cáo trên youtube phổ biến hiện nay, cùng với đó là hướng dẫn cách chạy quảng cáo youtube hiệu quả nhất. Hy vọng với những nội dung vừa chia sẻ trên sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn thành công trên nền tảng Youtube đầy tìm năng này.
Nếu bạn đang cần thiết kế landing page đơn giản trong 30 phút. Hãy live chat ngay với Simple Page để được hỗ trợ ngay nhé.