Phải làm sao khi dự án chồng chất nhưng không đủ nguồn nhân lực thực thi? Doanh nghiệp muốn cải thiện kinh doanh, mở rộng sản xuất nhưng đội ngũ nhân sự thiếu chuyên môn và tay nghề? Với dịch vụ Outsourcing, bạn sẽ giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng. Tìm hiểu ngay bài viết bên dưới xem Outsourcing là gì? Các loại hình outsourcing và ví dụ nhé!!!
Mục lục bài viết
Outsourcing là gì?
Outsourcing được hiểu là dịch vụ cung ứng nhân sự cho một doanh nghiệp đang gặp những vấn đề liên quan đến nhân sự hoặc ngân sách.
Doanh nghiệp sẽ thuê nhân viên từ một bên thứ ba để thực hiện các nhiệm vụ, công việc hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp của họ.
Bên thứ ba là những công ty bên ngoài hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Họ có vai trò bố trí nhân viên hoặc cung cấp dịch vụ của họ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và quá trình vận hành của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực từ dịch vụ Outsourcing là những người có chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực cụ thể, điển hình như: chuyên gia công nghệ thông tin, lập trình web, nhà phát triển ứng dụng, kế toán tổng hợp, designer,…
Những dịch vụ Outsourcing đặc biệt phát triển tại Mỹ và các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam, Outsourcing cũng ngày càng mở rộng và phát triển với các loại hình outsourcing khác nhau.
Lợi ích của Outsourcing
Tiết kiệm chi phí thuê ngoài hậu cần
Theo Báo cáo Gia công phần mềm Logistics Nhà nước năm 2021, 91% người sử dụng 3PL (Third-party Logistics: hậu cần bên thứ 3) đồng ý rằng mối quan hệ 3PL của họ đã thành công và 68% nói rằng việc sử dụng 3PL đã góp phần giảm chi phí hậu cần tổng thể.
Lợi ích của Gia công phần mềm Logistics
Tránh đầu tư vào cơ sở hạ tầng phân phối.
3PL đã đầu tư vào các tòa nhà và hệ thống nên bạn không cần phải làm thế. Những chi phí đó là một phần của chi phí bạn phải trả nhưng được chia sẻ cho nhiều khách hàng, vì vậy bạn được hưởng lợi từ việc phân bổ chi phí rộng rãi này.
Tránh đầu tư vào hệ thống.
3PL với các hệ thống tiên tiến để quản lý kho hàng và vận chuyển cho phép bạn tránh các khoản đầu tư lớn vào việc mua, lập trình và bảo trì phần mềm. Công nghệ này không miễn phí, nhưng 3PL lại phân bổ các chi phí này cho nhiều khách hàng và bạn chia sẻ chi phí đó.
Tránh đầu tư và bảo trì đội tàu.
Các tùy chọn như vận chuyển theo hợp đồng chuyên dụng cung cấp cho bạn một đội xe riêng mà không phải chịu gánh nặng tốn kém của việc sở hữu xe tải, bảo trì thiết bị, thuê & giữ người lái xe cũng như quản lý các vấn đề về an toàn, tuân thủ và trách nhiệm pháp lý.
Tận dụng sức mua hàng hóa.
3PL có thể đạt được chi phí vận hành trên mỗi tải thấp hơn nhiều bằng cách tận dụng chi phí vận chuyển tổng hợp của họ để được chiết khấu đáng kể với các hãng vận tải.
Chia sẻ chi phí vận chuyển hàng hóa.
Bằng cách khớp hàng hóa của bạn với hàng hóa của những người gửi hàng khác đến cùng địa điểm, 3PL có thể dồn tải hàng hóa thành toàn xe tải để tiết kiệm 25% so với lô hàng LTL.
Giảm trách nhiệm trong hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Trách nhiệm do người vận chuyển đảm nhận, người chịu trách nhiệm đối với người lái xe, bao gồm bồi thường cho người lao động, trách nhiệm pháp lý & thiệt hại vật chất liên quan đến sự cố.
Tính linh hoạt và nhanh nhẹn
Chuyển đổi chi phí cố định sang chi phí biến đổi.
Thật khó để liên tục điều chỉnh không gian bên trong và lao động để phù hợp với khối lượng phân phối. 3PL có thể tăng không gian và nhân công lên và xuống tùy theo nhu cầu. Bằng cách này, chi phí hậu cần của bạn song song với dòng doanh thu của bạn.
Nhanh chóng tiếp cận thị trường mới.
Xây dựng và trang bị khả năng phân phối của riêng bạn trong một thị trường mới cần thời gian mà bạn có thể không có. Ngược lại, 3PL phù hợp có thể mang lại hàng tồn kho, giao diện với hệ thống của bạn và bạn sẵn sàng giao hàng trong vòng 30-60 ngày.
Quy mô lao động.
3PL có kỹ năng cao trong việc quản lý lực lượng lao động ảo, sử dụng lao động tạm thời, nếu cần, để giải quyết sự gia tăng khối lượng một cách kinh tế mà không tạo thêm gánh nặng chi phí vĩnh viễn.
Cơ sở hạ tầng quy mô.
Nhiều 3PL có mạng lưới phân phối quốc gia hoặc thậm chí toàn cầu. Điều này cho phép bạn nhanh chóng mở rộng mạng lưới của mình một cách nhanh chóng trong môi trường chi phí biến đổi.
Dịch vụ khách hàng
Tăng dung lượng.
Ngày càng ít xe tải và ít tài xế đang đe dọa khả năng cung cấp năng lực vận chuyển hàng hóa của các chủ hàng. Không giống như nhiều chủ hàng, 3PL và các nhà môi giới có thể cung cấp cho các đối tác vận tải của họ một khối lượng lớn hàng hóa ổn định, có thể dự đoán trước. Việc này làm cho họ trở thành những đối tác vận chuyển hấp dẫn hơn là một công ty nhỏ tự thương lượng.
Cải thiện hiệu quả làm việc.
88% người dùng 3PL hiện tại báo cáo rằng việc sử dụng 3PL của họ đã góp phần cải thiện dịch vụ cho khách hàng (nguồn: Báo cáo Gia công phần mềm hậu cần năm 2021).
Tăng tốc độ ra thị trường.
Nội lực của bạn có hạn, tuy nhiên 3PL trong một thời gian ngắn, có thể điều phối các nguồn lực từ khắp các hoạt động của họ để đáp ứng các thời hạn tích cực do yêu cầu của khách hàng của bạn đưa ra.
Cải thiện khả năng hiển thị.
3PL có thể tích hợp theo dõi vào hệ thống CNTT của người gửi hàng, tích hợp vào hệ thống ERP và WMS, đồng thời cung cấp thông báo ngay lập tức về các trường hợp ngoại lệ. Điều này giúp bạn cập nhật thông tin cho khách hàng cuối cùng.
Hiệu suất và Trọng tâm của Công ty
Tối ưu hóa
3PL phải đối mặt với những thách thức đối với các khách hàng khác nhau và nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Do đó, họ mang đến các phương pháp hay nhất để áp dụng cho tổ chức của bạn.
Giành quyền kiểm soát.
Các chủ hàng báo cáo rằng họ thực sự giành được nhiều quyền kiểm soát hơn thông qua việc sử dụng dịch vụ hậu cần thuê ngoài, chủ yếu là do các hệ thống nâng cao cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực và khả năng báo cáo phức tạp. Điều này cho phép lập kế hoạch sớm hơn và được cải thiện.
Cải tiến liên tục.
Cải tiến liên tục về chi phí và dịch vụ là giá trị cốt lõi của 3PL, những người có đội ngũ kỹ sư và nhà điều hành tận tâm không ngừng phân tích và tối ưu hóa các quy trình.
Tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của bạn.
Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành rất phức tạp đòi hỏi các chuyên gia phải làm tốt. Bạn có thể đầu tư tiền bạc, thời gian và con người để phát triển chuyên môn này trong nội bộ hoặc hợp tác với 3PL/s phù hợp và tập trung các nguồn lực nội bộ đó vào những gì bạn làm tốt nhất.
Các loại hình Outsourcing phổ biến nhất hiện nay
“Săn” chất xám với dịch vụ headhunt
Headhunt là những doanh nghiệp chuyên cung cấp nguồn nhân lực giàu chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Với sự hỗ trợ của dịch vụ headhunt, doanh nghiệp không cần phải “đãi cát tìm vàng” mà vẫn dễ dàng tìm được nhân tài cống hiến cho công ty của mình.
Headhunt là một hình thức khá phổ biến của Outsourcing và được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.
Thuê lại nguồn nhân sự
Thuê lại nguồn nhân sự là một trong các loại hình Outsourcing phổ biến. Đối với hình thức này, các nhà cung cấp nhân sự sẽ trực tiếp tuyển dụng và quản lý người lao động. Tuy nhiên, những người lao động này sẽ không làm việc cho nhà cung cấp nhân sự mà được thuê lại bởi các doanh nghiệp khác.
Điều này mang lại cho doanh nghiệp một sự linh hoạt lớn hơn trong việc quản lý nhân sự, vì họ có thể tận dụng nguồn nhân lực mà không phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tập trung hơn vào những nhiệm vụ cốt lõi của mình.
Thuê dịch vụ từ doanh nghiệp khác
Loại hình này còn được biết đến với tên gọi là Agency. Những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Outsourcing có nhiệm vụ tuyển dụng, quản lý và đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nhân viên của mình về các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Sau đó, họ sẽ hợp tác và hỗ trợ các doanh nghiệp khác giải quyết các dự án phù hợp.
Những công ty Agency cung cấp nguồn nhân lực giàu tiềm năng, cam kết chặt chẽ về hiệu suất và chất lượng làm việc, đảm bảo hoàn thành tốt dự án với các đối tác. Các doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn nhân lực chất lượng và chuyên sâu từ các Agency mà không cần phải quản lý trực tiếp đội ngũ nhân viên.
Hợp thức hóa lao động
Hình thức Outsourcing này khá phổ biến với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Phần lớn những doanh nghiệp này chưa thành thạo luật lao động hoặc chưa có bộ phận quản lý nhân sự chuyên nghiệp.
Hợp thức hóa lao động cho phép doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng, chọn lựa nhân sự theo yêu cầu của mình mà không cần ký hợp đồng lao động. Những hoạt động như ký hợp đồng, quản lý, trả lương, và các vấn đề liên quan đến nhân sự sẽ được thực hiện bởi bên thứ ba, tức là công ty dịch vụ được thuê.
Từ đó giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự, đồng thời đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ theo quy định của luật lao động tại Việt Nam.
Xem thêm: Top 11 SEO Agency chuyên nghiệp mà bạn nên biết
Các ví dụ về Outsourcing
Đây là một tập đoàn quá nổi tiếng và chắc hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết một tập đoàn lớn như Google đã luôn tận dụng dịch vụ Outsourcing mặc dù họ hoàn toàn có thể tuyển dụng nhân viên cho riêng mình.
Các lĩnh vực và bộ phận Google đã tận dụng từ dịch vụ Outsourcing bao gồm: phát triển phần mềm, công nghệ thông tin (IT), trợ lý ảo (virtual assistant),… Không chỉ thế, để đảm bảo cho quy trình hoạt động thuận lợi, Google đã thuê hơn 1000 nhân sự từ 60 quốc gia khác nhau để phụ trách dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Lý do Google tận dụng dịch vụ Outsourcing là do tập đoàn này có quy mô quá lớn và trải dài khắp các châu lục. Vì vậy, để thuận tiện cho việc giám sát các quy trình phức tạp, Google đã thuê hẳn một đội ngũ nhân sự “siêu to khổng lồ” từ bên ngoài.
Alibaba
Đây là cái tên cực kỳ quen thuộc với các tín đồ “săn” hàng online trên các kênh thương mại điện tử. Alibaba không chỉ là một tập đoàn bán lẻ danh tiếng, mà đây còn là doanh nghiệp ứng dụng rất thành công công nghệ AI. Tuy nhiên, ít ai biết một tập đoàn lớn về công nghệ như Alibaba vẫn luôn chiêu mộ nhân tài từ các dịch vụ Outsourcing ngoài nước.
Mặc dù có trụ sở tại Trung Quốc, nhưng Alibaba vẫn học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh và thuê nhân sự ở các nước khác để phát triển trang web của mình.
Nhờ vào tiềm năng nội bộ cộng hưởng cùng kinh nghiệm, kỹ năng của nguồn nhân sự bên ngoài, Alibaba đã thành công và trở thành “ông trùm” thương mại điện tử trên toàn thế giới.
Trước khi thuộc quyền sở hữu của Facebook, WhatsApp là một công ty nhỏ cung cấp nền tảng trò chuyện đa tính năng. Được thành lập vào năm 2009 với trụ sở tại Mỹ, nguồn nhân lực của WhatsApp chỉ có vỏn vẹn 30 nhân viên chính thức và 5 nhân viên bán thời gian. Thời điểm này, WhatsApp rất khó khăn để cạnh tranh và duy trì vị thế của mình.
Cuối cùng, công ty đã quyết định hợp tác với các nhà phát triển chuyên nghiệp đến từ Đông Âu, điển hình là Igor Solonnikov – nhà phát triển iOS đầu tiên.
Lý do khiến WhatsApp quyết định Outsourcing là họ đã nhận thấy tiềm năng của các nhân tài công nghệ nước Nga. Đặc biệt, chi phí thuê nguồn nhân sự này thấp hơn nhiều so với Mỹ nhưng chuyên môn vẫn được đảm bảo.
Nhờ cú hích này, WhatsApp đã trở thành ứng dụng trò chuyện phổ biến nhất trên thế giới, xếp ở vị trí đầu bảng về lượt tải xuống trên Google Play và AppStore. WhatsApp chính thức khiến tin nhắn SMS truyền thống lu mờ. Sau đó, ứng dụng này đã được Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD.
Tổng kết
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu được Outsourcing là gì? Các loại hình outsourcing và ví dụ. Với những thông tin mà mình đã cung cấp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.