Nếu bạn quan tâm đến kiếm tiền online thì Google Adsense là một kênh tạo thu nhập không thể bỏ qua. Vậy Google Adsense là gì và kiếm tiền có khó không? Hay theo dõi bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
Google Adsense là gì?
Google Adsense là hình thức kiếm tiền online bằng cách cho phép Google bán quảng cáo trên trang web hoặc kênh Youtube của bạn và bạn sẽ nhận được tiền từ Google theo 1 tỷ lệ được quy định.
Bạn có website với lượng traffic truy cập lớn, bạn có thể tận dụng website đó để đăng ký kiếm tiền với Google Adsense. Bạn có kênh Youtube nhiều người xem, bạn có thể kiếm tiền với Adsense.
Doanh thu từ Google Adsense sẽ được tính theo 2 cách:
- Số lượt hiển thị quảng cáo (CPM)
- Số lượt click quảng cáo (CPC)
Hiểu đơn giản, Google Adsense là mạng quảng cáo được vận hành bởi gã khổng lồ tìm kiếm Google, ra mắt từ 2003. Nó cho phép người tham gia (publisher) kiếm tiền bằng cách đặt quảng cáo (dạng banner, text, hình ảnh…) trên blog, website, video Youtube, ứng dụng của họ.
Google Adsense cho phép người đặt quảng cáo đặt quảng cáo trên website/ video của mình và trả tiền cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo. Trong đó:
- Những người muốn đặt quảng cáo: Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh chạy quảng cáo Google Ads
- Người đặt quảng cáo thường là chủ sở hữu website, các kênh có lưu lượng truy cập hay video có lượt xem nhiều, … Điểm chung của những người này là xây dựng lượng truy cập lớn để thu lợi nhuận.
- Quảng cáo được đặt thường là các text (đường link được quảng cáo), display ads (dạng đồ hoạ), rich media (video), ảnh động, link units, … hoặc hiển thị ở Custom Search.
Ra đời từ giữa 2003, Google Adsense chính là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp, cá nhận kiếm tiền online trên chính trang web của mình. Trải qua bao sự đổi dời biến chuyển, nền tảng quảng cáo này đã khẳng định uy tín và chất lượng của mình. Người làm MMO nhận xét Google Adsense đã trở thành một trong những phương thức kiếm tiền phổ biến nhất trong môi trường digital.
Với những bạn vừa “dấn thân” vào lĩnh vực MMO, Google Adsense là sự lựa chọn đúng đắn để bạn tạo ra nguồn thu nhập nhanh và bền vững. Cứ mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị hoặc cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo, bạn đã có thu nhập rồi!
⇒ Thiết kế Landing Page miễn phí với nền tảng kéo thả Simple Page.
Các bước đăng ký kiếm tiền với Google Adsense
Bước 1: Hoàn thiện website
Bước 2: Xác định chủ đề và xây dựng nội dung trang web. Chất lượng nội dung trang web phải tốt, không được sao chép. Nếu nội dung có ích cho người đọc, trang web sẽ có lượng tlượt truy cập cao, dễ đặt quảng cáo. Các trang web ứng dụng Google Adsense thường là Web tin tức, Blog kiến thức, Blog download tài liệu.
Bước 3: Đăng ký tài khoản Google Adsense khi trang web của bạn đã có một lượng bài viết và lượng lượt truy cập nhất định.
Bước 4: Kiếm lượt truy cập cho website của bạn. Bạn có thể áp dụng nhiều cách để tăng lượt truy cập là SEO, kéo traffic từ kênh Social, chạy quảng cáo, ….
Ưu điểm khi kiếm tiền với Google Adsense
- Đăng ký tài khoản Adsense hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng. Một tài khoản Adsense có thể chạy quảng cáo trên nhiều website.
- Đa dạng mẫu quảng cáo. Google có thể tự động phân phối các quảng cáo đến trang web của bạn giúp bạn có thể tối ưu được doanh thu.
- Thông qua tính năng quảng cáo theo hành vi người dùng của Google, bạn có thể tiếp cận đúng đối tượng mong muốn.
- Dễ dàng tùy chỉnh vị trí đặt quảng cáo trên trang web hoặc điều chỉnh quảng cáo chạy riêng trên các thiết bị di động.
Các chỉ số & thuật ngữ trong Google Adsense
Khi kiếm tiền với Google Adsense, bạn cần làm quen với một số thuật ngữ, chỉ số quan trọng:
- Số nhấp chuột: Số lần một người dùng đã nhấp vào quảng cáo.
Hiển thị: Số lần hiển thị được tính cho mỗi yêu cầu quảng cáo trả về ít nhất một quảng cáo cho trang web. - Số lần xem trang: Tổng số lượt xem trang. Một lượt xem trang được tạo mỗi lần một người dùng xem một trang hiển thị quảng cáo của Google.
- CPC (Cost Per Click): Giá mỗi click, là số tiền bạn nhận được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo.
- CPM (Cost Per Thousand Impressions): Số tiền bạn nhận được cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo.
- RPM (Revenue Per 1000 Impressions): Doanh thu trên 1.000 lần hiển thị, là thu nhập ước tính bạn kiếm được cho mỗi 1.000 lần xem trang hoặc hiển thị quảng cáo. Chia thành RPM của trang và RPM quảng cáo.
- CTR (Click Through Rate): Tỷ lệ nhấp chuột (%), là số lần nhấp chuột vào quảng cáo chia cho số lượt xem trang hoặc phần trăm số lần hiển thị dẫn đến nhấp chuột. Có CTR của trang và CTR hiển thị quảng cáo.
- Thu nhập ước tính (Estimated Earnings): Khoản thu nhập ước tính trong một thời gian cụ thể.
- Thu nhập cuối cùng: Tổng thu nhập chính xác đã khấu trừ tất cả các hoạt động không hợp lệ như click không hợp lệ, vi phạm nội quy. Thu nhập cuối cùng sẽ xuất hiện ở mục Thanh toán.
Các loại định dạng quảng cáo Google Adsense
Bạn có thể thiết lập quảng cáo Google Adsense theo 2 cách:
Quảng cáo tự động: Một nhóm định dạng, đơn vị quảng cáo được hiển thị tự động. Google sẽ xem xét quảng cáo nào sẽ hiển thị, chọn vị trí hiển thị hiệu quả nhất trên website. Google sẽ chỉ hiển thị Quảng cáo tự động khi website đó hoạt động tốt và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt.
Đơn vị quảng cáo: Một hoặc nhiều quảng cáo được hiển thị nhờ một đoạn mã quảng cáo AdSense. Bạn có thể tạo, tùy chỉnh và quản lý đơn vị quảng cáo, loại quảng cáo hiển thị, kích thước quảng cáo trong tài khoản AdSense.
Có 5 loại đơn vị quảng cáo Google Adsense chính:
- Quảng cáo hiển thị hình ảnh
- Quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu
- Quảng cáo trong bài viết
- Nội dung phù hợp
- Quảng cáo liên kết
Các kích thước quảng cáo Google Adsense hiện nay:
- 336 x 280
- 300 x 250
- 728 x 90
- 300 x 600
- 320 x 100
Các vị trí mà bạn chèn mã quảng cáo sẽ có rất nhiều quảng cáo luân phiên hiển thị tùy theo quyết định của Google.
Google có tính năng hiển thị quảng cáo theo hành vi và ngữ cảnh của người dùng bằng cách sử dụng các thuật toán thông minh để phân tích nội dung website, cookies lưu trong trình duyệt của khách hàng, giá thầu của nhà quảng cáo… từ đó chọn mẫu quảng cáo nào sẽ được hiển thị.
Ví dụ: Bạn lên Google tìm kiếm sản phẩm về điều hòa, thì tất cả những quảng cáo có từ khóa điều hòa sẽ hiển thị khi bạn truy cập các trang web khác.
Youtube cũng tương tự, nhưng nó có thêm dạng quảng cáo video thay vì chỉ là banner hay văn bản,… và Youtube cũng cố định sẵn các vị trí hiển thị quảng cáo nên bạn không cần phải đặt code HMTL.
⇒ Tạo ngay Bio Link – xu hướng phát triển thương hiệu cá nhân 2021.
Cách tạo website kiếm tiền với Adsense Google
Công thức kiếm tiền của Google Adsense là:
Traffic x CTR x CPC = Revenue
Để đạt doanh thu cao nhất, bạn cần tăng 3 chỉ số: CTR, CPC và Traffic.
Dựa theo đó, các bước cơ bản để kiếm tiền với Google Adsense gồm có:
- Bạn tạo 1 website, blog.
- Xây dựng & phát triển website sao cho có nhiều người truy cập.
- Đăng ký tài khoản Google Adsense Content và đặt quảng cáo GA.
- Quảng cáo Google Adsense hiển thị trên website. Bạn nhận được tiền khi độc giả truy cập và click vào quảng cáo.
- Nhận thanh toán từ Google Adsense khi đủ ngưỡng.
Bước 1. Chọn chủ đề, lĩnh vực, thị trường độc giả
Trước khi tạo website, bạn cần xác định được chủ đề, lĩnh vực của website sẽ viết về cái gì.
Đồng thời, cần chọn thị trường độc giả mà bạn nhắm tới là trong nước hay nước ngoài để làm website tiếng Anh hay tiếng Việt, tùy theo khả năng của bạn.
Bước 2. Tạo website, blog với tên miền riêng
Bước tiếp theo là bạn cần tạo 1 website, blog với tên miền riêng.
Nếu bạn tạo trang blogspot thì khi đăng ký Adsense, đó sẽ là tài khoản GA Hosted.
Và bạn cần thêm bước nữa để nâng cấp từ GA Hosted lên GA Content, khá mất thời gian.
Mình khuyên bạn nên tạo website bằng WordPress. Đây là nền tảng CMS rất dễ dàng cài đặt, sử dụng, hỗ trợ SEO và tùy biến cực kỳ mạnh.
Bạn cần mua hosting (không dùng hosting free) + mua tên miền domain (không dùng tên miền free).
Domain rất quan trọng, giúp cho thương hiệu website của bạn có phát triển thành công sau này hay không, vì thế bạn nên chọn tên miền cẩn thận.
=> Sau khi đã tạo xong website, bạn thực hiện các cài đặt WordPress quan trọng là đã có ngay 1 trang web hoàn chỉnh.
Về giao diện theme website, bạn nên sử dụng các giao diện đơn giản, quan trọng nhất là tối ưu SEO
Sau khi đã cài đặt cơ bản, bạn hãy phân chia mục lục, bố cục website, chèn logo, tạo header, footer, sidebar sao cho khoa học.
Đừng quên tối ưu website đạt các tiêu chuẩn đăng ký Google Adsense mà mình đã chia sẻ ở trên
Bạn có thể sử dụng dịch vụ thiết kế website của Simple Page để tạo website kiếm tiền nhé!
Bước 3. Xây dựng và phát triển nội dung website
Bước tiếp theo là bạn cần xây dựng nội dung trang web thật chỉn chu, qua:
- Đăng các bài viết mới theo từng chuyên mục…
- Tạo các trang cần thiết: Giới thiệu, Liên hệ, Chính sách,…
Bạn nên học cách nghiên cứu từ khóa, tìm ngách, học SEO, viết content chuẩn SEO, học các kỹ thuật Copywriting/ Content Marketing/ Online Marketing để có những bài viết chất lượng nhất.
Các bài viết nên dài trên 600 từ, có hình ảnh rõ ràng, đúng chính tả, trình bày khoa học, không copy vi phạm bản quyền và phải tuân thủ chính sách nội dung của Google.
Hãy duy trì lịch trình publish bài viết mới đều đặn hàng tuần, hàng tháng.
Nếu bạn không biết viết bài, thấy khó quá, mình khuyên bạn hãy thuê các dịch vụ content.
Có rất nhiều dịch vụ viết content chất lượng, chuẩn SEO bạn có thể thuê online hiện nay với chi phí khá hợp lý.
Trang web của bạn nên có từ tầm 40 – 60 bài viết chất lượng và được publish đều đặn theo lịch trình là tốt nhất.
Một trong những cách tăng traffic website nhanh nhất là bạn hãy viết các nội dung mà nhiều người muốn, thích, đang quan tâm.
Nội dung website càng hữu ích cho người dùng càng tốt hoặc không thì phải độc đáo, mới lạ, bắt trend để có thể thu hút độc giả, có thể là: ảnh, video, bài báo dài, slide, infographic,… miễn là tiêu đề bài viết có tính gợi nhắc cao.
- Nhiều bạn viết bài ăn theo sự kiện, từ khóa trend, tin hot – đây cũng là cách tăng traffic khá hiệu quả. Đại loại: “Hướng dẫn cày view cực nhanh cho MV Hãy Trao Cho Anh của Sơn Tùng M-TP“…
Chú ý: Vẫn có người đã đăng ký Google AdSense thành công chỉ với 20 – 30 bài viết, traffic lèo tèo, nội dung sơ sài, trong khi một số khác có hàng trăm bài viết, traffic rất nhiều mà vẫn bị từ chối. Rõ ràng, khó có lời khuyên chuẩn xác cho phần này và tỷ lệ thành công cũng khá hên xui.
Chất lượng nội dung ảnh hưởng lớn tới thành công của trang web sau này vì vậy hãy làm 1 cách nghiêm túc ngay từ thời gian đầu.
Công việc xây dựng nội dung này đòi hỏi ở bạn khá nhiều thời gian, cốt lõi là bạn cần sự kiên trì.
Chớ quá lo lắng, bạn hãy cứ làm và học dần trong quá trình phát triển website.
Bước 4. Đăng ký tài khoản Google Adsense Content
Có 2 cách đăng ký tài khoản Google Adsense Content:
- Đăng ký trực tiếp với website tên miền riêng
- Nâng cấp từ tài khoản GA Hosted lên GA Content
Với tài khoản Adsense Hosted, bạn tạo 1 trang blogger Blogspot hoặc kênh Youtube, đăng ký tài khoản GA Hosted thông qua Blogspot hoặc Youtube.
Trước đây, việc đăng ký GA Hosted qua Youtube khá dễ dàng, nhưng từ năm 2018, chính sách kiếm tiền Youtube yêu cầu kênh phải đạt 1.000 Subscribers và 4.000 giờ xem trong vòng 12 tháng mới được xem xét khả năng kiếm tiền.
Sau đó, bạn add link website của bạn để Google xét duyệt, nếu thành công thì tài khoản GA Hosted đó sẽ được nâng cấp lên GA Content.
Cách nữa là bạn đăng ký Google Adsense trực tiếp, nếu thành công thì đây là tài khoản GA có giá trị nhất, tuy nhiên sẽ khó hơn vì Google kiểm tra rất kỹ.
Bạn chỉ nên đăng ký tài khoản GA sau khi website đã có số lượng bài viết và traffic nhất định, không vi phạm bất cứ chính sách nào của Google (đã tối ưu theo các tiêu chí mình chia sẻ bên trên).
Dưới đây là hướng dẫn cách tạo tài khoản Google Adsense hay chính là đăng ký tài khoản Google Adsense Content:
//Mình không hướng dẫn đăng ký Google Adsense Youtube, tuy nhiên cơ bản cũng tương tự.
Bước 1: Bạn truy cập trang chủ Adsense => nhấn ĐĂNG KÝ NGAY BÂY GIỜ
hoặc truy cập: https://www.google.com/adsense/signup/new/lead
Chú ý: URL website chính là trang web mà bạn muốn hiển thị quảng cáo trên đó, dạng đúng sẽ là:
- example.com
- www.example.com
- https://example.com
Bạn nhấn LƯU VÀ TIẾP TỤC để đăng nhập vào tài khoản Google của bạn.
Lưu ý: Google chỉ cho phép 1 người được sử dụng 1 tài khoản Google Adsense. Bạn không được dùng nhiều email trên cùng IP máy tính để tạo nhiều tài khoản.
Chọn quốc gia mà trang web hướng tới.
Kéo xuống dưới, bạn tick vào Có, tôi đã đọc và chấp nhận thỏa thuận. để chấp nhận điều khoản của AdSense.
=> nhấn TẠO TÀI KHOẢN
Bước 2: Bạn cung cấp cho Google Adsense chi tiết địa chỉ thanh toán trong phần thông tin khách hàng, nên ghi đúng thông tin theo CMND/ Thẻ căn cước:
- Loại tài khoản: Cá nhân.
- Tên và địa chỉ: Họ tên đầy đủ của bạn.
- Dòng địa chỉ 1: Số nhà, tên đường (thôn/xóm/ấp), quận huyện.
- Dòng địa chỉ 2: Có thể bỏ qua.
- Thành phố, tỉnh nơi bạn sinh sống.
- Mã bưu điện tỉnh, thành phố. Xem danh sách mã Zip Code các tỉnh thành Việt Nam tại đây.
- Số điện thoại.
Bước 3: Cài đặt Google Adsense bằng cách chèn code Google Adsense vào website
Để kết nối trang web với Adsense, Google sẽ gửi cho bạn 1 đoạn mã script (tệp .JS) để đặt quảng cáo.
Bạn copy đoạn code này và đặt vào trước thẻ </head> của website (nằm ở tập tin header.php).
Các theme WordPress hiện nay trong phần Setting của theme thường có khu vực Header Code cho phép chèn mã HTML vào mà không cần tìm file header.php.
Ví dụ: Mình copy mã vào Header Code của theme Jannah
Nếu rắc rối quá, bạn có thể cài đặt plugin Insert Headers and Footers rồi paste code vào là xong.
Sau khi đặt mã lên website => tick vào I’ve pasted the code into my site => nhấn DONE để hoàn tất.
Bước 4: Bạn sẽ nhận thông báo với nội dung Google Adsense sẽ xét duyệt website của bạn trong 3 ngày hoặc có thể lâu hơn.
Khi có kết quả, Google sẽ gửi thông báo tới bạn.
Nếu không có gì trục trặc, bạn sẽ nhận được email như dưới thông báo rằng bạn đã đăng ký Google Adsense thành công.
Từ giờ, quảng cáo Google Adsense sẽ được hiển thị trên website này.
Trước đây chỉ cần đăng ký thành công thì bạn có thể đặt code quảng cáo cho mọi website (<500 site).
Tuy nhiên, hiện nay chỉ có website nào được Google xét duyệt thành công mới có thể hiển thị quảng cáo.
Để thêm website khác, bạn vào Adsense => Trang web => THÊM TRANG WEB.
Google sẽ xem xét website đó có đủ tiêu chuẩn hay không.
Trạng thái Sẵn sàng nghĩa là trang web đã sẵn sàng hiển thị quảng cáo.
Để đặt quảng cáo Google Adsense cho website, có 2 cách như sau:
- Bật tính năng Quảng cáo tự động của Google Adsense => Google sẽ tự dò các vị trí quảng cáo thích hợp và hiển thị.
- Tạo các Đơn vị quảng cáo rồi copy code đặt vào vị trí thích hợp. Ví dụ chèn vào Sidebar hay Inline Post. Mình hay dùng plugin Quick Adsense để chèn quảng cáo GA.
Mình sẽ có 1 bài viết chi tiết về cách đặt quảng cáo Google Adsense trên website. Bạn nhớ đón xem nhé!
Bước 5. Tăng lượt truy cập (traffic) tới website
Bất cứ website nào sau khi tạo ra đều tìm cách để tăng lượng truy cập, lượt xem (traffic, visitor) tới website nhanh nhất, nhiều nhất.
Website càng nhiều traffic
=> càng có nhiều click quảng cáo
=> bạn càng có nhiều tiền từ Google Adsense.
*Để check traffic website, bạn có thể sử dụng các công cụ thống kê lượt truy cập website như: Google Analytics, Similarweb.com
Khi có website và content rồi, bạn cần quảng bá nó tới độc giả.
Song song với xây dựng nội dung trang web, bạn cần tìm hiểu và thực hiện các cách giúp thu hút độc giả tới website.
Hãy quảng bá website bằng các phương pháp tăng lượt xem cho website tốt nhất dưới đây:
- Tập trung làm nội dung chất lượng, sau đó kéo traffic từ mạng xã hội bằng cách chia sẻ trên các group, fanpage, diễn đàn,…
- SEO (Search Engine Optimization) website để bài viết lên top tìm kiếm Google qua: viết bài chuẩn SEO, xây dựng backlink, hệ thống site vệ tinh, blog comment, guest post, share social,…
- Dùng Paid Traffic – quảng cáo trả phí, để đẩy bài viết lên top thông qua: quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads, Native Ads…
- Sử dụng Email Marketing để quảng bá bài viết.
- Quảng bá website qua kênh Youtube để tận dụng kéo traffic tới bài viết.
Phong Nguyen – Simple Page
Tổng hợp edit nội dung từ Tuhocmmo.com