6 cách phối màu cơ bản cho dân thiết kế
Cách phối màu đơn sắc
Phối màu đơn sắc (Monochromatic) là cách phối màu mà bạn chỉ sử dụng duy nhất 1 màu chủ đạo cùng các sắc độ của nó.
Cách phối màu này phù hợp với những thiết kế mang hơi hướng tối giản cũng như muốn nhấn mạnh vào đường nét. Kiểu phối màu này tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng và chuyên nghiệp nên nó được sử dụng khá phổ biến trong thiết kế logo cùng như trang trí nội thất.
Tuy nhiên, Monochromatic không phù hợp với những thiết kế cần nhấn mạnh vào yếu tố màu sắc vì đặc điểm màu sắc của nó khá đơn điệu. Về nguyên tắc phối màu đơn sắc, bạn sẽ chọn ra 1 màu chủ đạo, sau đó chỉ được phép sử dụng 3 sắc độ sau:
- Tint: là dải màu được tạo ra khi đã thêm màu trắng vào màu chủ đạo. Dải màu này có xu hướng nghiêng về màu trắng.
- Shade: là dải màu được tạo ra bằng cách thêm màu đen vào màu chủ đạo. Dải màu có xu hướng nghiêng về màu đen.
- Tone: là dải màu được tạo ra bằng cách thêm màu xám vào màu chủ đạo. Màu chủ đạo có xu hướng nghiêng về màu ghi.
Cách phối màu tương đồng
Nguyên tắc phối màu tương đồng (Analogous) là phương pháp phối màu bằng cách chọn ra các màu nằm cạnh nhau (thường là 3 màu) để sử dụng trong thiết kế.
Với 3 màu này, các nhà thiết kế sẽ chọn ra một màu làm màu chủ đạo xuất hiện nhiều nhất trong thiết kế, màu tiếp theo là màu chuyên dùng cho các chi tiết nổi bật như các typeface,… và màu còn lại là màu được sử dụng cho các yếu tố trang trí.
Cách phối màu bổ túc trực tiếp
Phương pháp phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary) là cách phối màu sử dụng cặp màu nằm đối diện nhau trên bánh xe màu sắc. Cách phối màu này tạo cảm giác năng động, trẻ trung và giàu năng lượng. Và dĩ nhiên với đặc điểm này, Complementary được sử dụng trong những thiết kế mang xu hướng trẻ trung, năng động và không được sử dụng trong các thiết kế mang tính tối giản, nhẹ nhàng hay cần sự chuyên nghiệp
Khi sử dụng cách phối màu này cần lưu ý tránh dùng những màu với sắc độ quá nhạt vì nó sẽ không thể hiện được tính tương phản cao vốn là thế mạnh của phương pháp này.
Cách phối màu bộ ba
Phối màu bộ ba (Triadic) là cách phối màu bằng cách chọn ra 3 màu nằm ở vị trí tam giác đều. Đây được cho là một trong những cách phối màu cân bằng, an toàn và hài hòa nhất. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này chính là khó tạo điểm nhấn trong một thiết kế bởi tính cân bằng của nó.
Cách phối màu xen kẽ
Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary) này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên bánh xe màu và tạo nên một hình tam giác cân.
Điều đặc biệt là bạn có thể sử dụng thêm màu thứ 4, màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân đó.
Cách phối màu thường tạo được ấn tượng khá lớn đến người xem bởi các cặp màu độc đáo và đa dạng
Hiện nay các website sử dụng cách phối màu Split-complementary khá nhiều bởi tính hiệu quả của nó. Họ sẽ dùng hai màu đen và trắng làm tông màu chủ đạo và dùng thêm màu nóng như đỏ, cam,…làm màu thứ 3. Cách phối màu như thế rất đơn giản nhưng lại không kém phần ấn tượng.
Có thể nói phối phương pháp phối màu bổ túc xen kẽ chính là phiên bản nâng cấp khắc phục nhược điểm của cách phối màu bộ ba bởi khả năng tạo điểm nhấn của nó.
Cách phối màu bộ bốn
Phương pháp phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary) cũng là phương pháp phức tạp nhất, được hình thành bởi 2 cặp màu bổ túc (nằm đối xứng nhau trên bánh xe màu sắc) và sẽ tạo nên một hình chữ nhật trên vòng tròn màu.
Cách phối màu này sẽ tạo nên sự trẻ trung và hiện đại khi sử dụng các cặp màu nóng lạnh nằm ở các vị trí cân bằng nhau trên bánh xe màu sắc cũng như tạo sự cân bằng trong thiết kế của bạn.
Nguồn: Mirr Design
Có thể bạn quan tâm:
Top [6 CÁCH] phối màu cơ bản cần biết trước khi theo đuổi nghề thiết kế