Trong kinh doanh chắc hẳn mọi người đã không còn xa lạ với “doanh thu” đúng không nào? Vậy các doanh nghiệp làm sao để tính doanh thu một cách chuẩn nhất và làm sao để tăng doanh thu. Cùng xem ngay bài viết dưới đây nhé! Cách tính doanh thu bán hàng chuẩn nhất cho doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
Doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu bán hàng (Sales Revenue) là tổng giá trị mà một doanh nghiệp thu được trong một kỳ kế toán hoặc một khoảng thời gian cụ thể thông qua các hoạt động kinh doanh như:
- Bán và cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
- Cho thuê tài sản.
- Thu nhập từ lãi suất gửi tiền trong ngân hàng hoặc từ đầu tư vào trái phiếu.
- Hoạt động sang nhượng cửa hàng.
- Giao dịch ngoại tệ.
- Thu nhập từ đầu tư vào chứng khoán và các hoạt động liên quan.
Phần doanh thu bán hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, tái sản xuất và mở rộng thị trường.
Ngoài ra, doanh thu bán hàng cũng có thể quyết định việc doanh nghiệp có đủ điều kiện để ký kết các hợp đồng kinh tế cụ thể hoặc nhận khoản vay hay không, và cũng có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực nào của doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao nhất.
Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
Để được ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Khoản doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp phải thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng cho khách hàng.
- Doanh nghiệp đã chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa.
- Quyền sở hữu và quyền kiểm soát với sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao hoàn toàn cho người mua, doanh nghiệp không còn quyền hạn này.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo xác định được những chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Các loại doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Đây là tổng giá trị doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh, bao gồm việc tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất hoặc mua vào sau đó bán ra. Được chia thành hai phần chính:
- Doanh thu bán hàng: Đây là doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ việc bán sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất, hàng hóa mua vào và bất động sản đầu tư.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Đây là doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được thông qua việc thực hiện các dịch vụ đã thỏa thuận trong các hợp đồng. Các dịch vụ này có thể bao gồm vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định, và nhiều loại dịch vụ khác theo phương thức cho thuê hoạt động.
Doanh thu tài chính
Đây là tổng giá trị doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tài chính của mình, bao gồm các hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh liên quan đến vốn. Chỉ số này thường đa dạng và đến từ nhiều hoạt động tài chính khác nhau, bao gồm:
- Tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay: Bao gồm tiền lãi thu được từ việc cho vay, từ các nguồn tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, lãi từ bán hàng theo hình thức trả chậm hoặc trả góp, lãi từ đầu tư vào các loại trái phiếu và tín phiếu, cũng như lãi từ việc được hưởng chiết khấu thanh toán.
- Cổ tức và lợi nhuận được chia: Bao gồm thu nhập từ việc nhận cổ tức và lợi nhuận được chia từ đầu tư vào các công ty khác.
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư mua và bán chứng khoán: Bao gồm thu nhập từ việc mua và bán các loại chứng khoán, bất kể là chứng khoán ngắn hạn hay dài hạn.
- Thu nhập từ việc thu hồi hoặc thanh lý vốn đầu tư: Bao gồm thu nhập từ việc thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp vào liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, công ty con, hoặc các khoản đầu tư vốn khác.
- Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác: Bao gồm các khoản thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính khác của doanh nghiệp.
- Các khoản doanh thu khác từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Doanh thu nội bộ
Đây là loại doanh thu đặc biệt, xuất phát từ việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ bên trong cùng một doanh nghiệp, thường diễn ra giữa các đơn vị trong doanh nghiệp và được tính bằng giá nội bộ.
Thu nhập khác
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 14, thu nhập khác là các khoản thu mà doanh nghiệp kiếm được từ các hoạt động khác ngoài việc tạo ra doanh thu, bao gồm:
- Thu về từ việc thanh lý Tài sản cố định (TSCĐ) hoặc nhượng bán TSCĐ.
- Thu tiền phạt từ khách hàng do vi phạm hợp đồng.
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường.
- Thu được các khoản nợ phải thu đã được xóa sổ và tính vào chi phí kỳ trước.
- Các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng vào thu nhập.
- Thu các khoản thuế được giảm hoặc được hoàn lại…
Cách tính doanh thu bán hàng chính xác nhất
Cùng xem qua vài cách tính doanh thu bán hàng sau:
Cách tính doanh thu bán hàng – Tổng doanh thu
Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được tạo ra sau quá trình bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Công thức tính là:
- Đối với hoạt động bán sản phẩm: Doanh thu = giá bán x sản lượng
- Đối với các công ty cung cấp dịch vụ: Doanh thu = số lượng khách hàng x giá dịch vụ
Doanh thu thuần
Là tổng doanh thu thực tế mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh. Đây là một chỉ số quan trọng dùng để tính toán và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu thuần là cơ sở để doanh nghiệp tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế, từ đó đánh giá tình trạng lời lỗ hoặc lợi nhuận trong kỳ kế toán.
- Doanh thu thuần = tổng doanh thu – các khoản giảm trừ
Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm các loại sau đây:
- Chiết khấu thương mại: Khoản giảm giá cơ bản được cung cấp cho các khách hàng mua hàng số lượng lớn, được tính dựa trên giá bán niêm yết của doanh nghiệp.
- Giảm giá hàng bán: Khoản giảm trừ cơ bản áp dụng cho các khách hàng mua hàng hóa có sai sót, kém chất lượng, hoặc không đáp ứng quy cách, được tính dựa trên giá bán niêm yết của doanh nghiệp.
- Giá trị hàng hóa bị trả lại: Khoản này bao gồm giá trị của hàng hóa đã bán nhưng sau đó bị trả lại bởi khách hàng, và doanh nghiệp phải hoàn trả giá trị này.
Công thức tính tỷ lệ phần trăm doanh thu bán hàng
Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng doanh thu là mức chênh lệch doanh thu giữa năm n và năm (n-1).
- Tốc độ tăng trưởng năm n = (Doanh thu năm n – Doanh thu năm n-1) / (Doanh thu năm n-1) x 100%
Mức độ hoàn thành kế hoạch
Mức độ hoàn thành là chỉ số đánh giá kết quả doanh thu thực tế so với kế hoạch đã đề ra.
- Mức độ hoàn thành kế hoạch = (Doanh thu thực tế / Doanh thu kế hoạch) x 100%
Cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả
Một số cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả:
- Xác định nhóm đối tượng khách hàng phù hợp.
- Tiếp cận những phản hồi từ khách hàng.
- Đẩy mạnh các hoạt động bán hàng.
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng.
- Tăng giá trị đơn hàng cũng như tăng số lần khách hàng quay lại tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
=>>>Xem thêm: Bí quyết kinh doanh thành công trong lĩnh vực kinh doanh 2023
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về cách tính doanh thu bán hàng chuẩn nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.