Bài viết này anh viết dành cho team nội bộ nắm các tư duy – kỹ năng khai thác thông tin trên Internet để đầu tư nội dung cho website dự án. Đây là những đúc kết từ kinh nghiệm của anh từ việc làm nội dung hơn 100 site ATPMedia và đặc biệt là site ATPSoftware giai đoạn 2016-2018.
Lưu ý trước khi đọc bài viết
Với công việc liên quan đến làm nội dung, đến con chữ đòi hỏi người làm phải có đầu óc phân tích – đánh giá – sáng tạo, do đó nội dung bài này anh không đi theo hướng chỉ dạy từng li từng tý mà chỉ liệt kê định hướng cách làm, cách tư duy và sáng tạo theo quan điểm cá nhân.
Điều này có thể đúng với anh nhưng không chuẩn với người khác, do đó tư duy là đọc để nắm ý, cái này hay thì học cái này không phù hợp nữa thì bỏ qua và liên tục đi tìm cái mới.
Các kỹ năng cần có để bắt đầu viết bài trên website
Kỹ năng sử dụng công cụ soạn thảo
Mỗi website sẽ có công cụ viết nội dung riêng nhưng chung quy lại luôn giống với Word do đó chỉ cần biết cách sử dụng Word cơ bản là đủ.
Kỹ năng viết lách
Viết lách nhiều bạn nghĩ là do năng khiếu nhưng thực tế năng khiếu chỉ chiếm 50% thôi, còn 50% còn lại là do rèn luyện học hỏi để tạo kỹ năng viết lách.
Kỹ năng viết lách thông thường bị ảnh hưởng bởi
- Vốn từ vựng của người viết
- Thói quen lúc hành văn
- Phong cách kể chuyện
- Kiến thức sự hiểu biết
- …
Và các checklist trên đều có thể học hỏi và “spy” được nếu bạn tập luyện mỗi ngày.
Kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ làm nội dung
Các công cụ hỗ trợ làm nội dung đó là (tự về nghiên cứu sử dụng)
- Công cụ thiết kế chỉnh sửa hình ảnh, video: canva, photoshop, camtasia, Adobe Premiere, chụp ảnh màn hình,…
- Công cụ hỗ trợ liên quan đến nội dung: kiểm tra mật độ từ khóa, định dạng từ ngữ, …
- Công cụ nghiên cứu trending: Google Trends, Google Alerts, các ứng dụng Social Listsening (đo trend từ các mxh)
- Công cụ xây dựng bộ từ khóa SEO: Ahrefs, KWtoolIO,…
Tư duy tìm nội dung cho Website
Đây là nội dung quan trọng nhất của bài, các em đọc kỹ.
Cách anh thường làm để giải quyết vấn đề đó là kết hợp 2 phương pháp “What-Why-How” và “Flow-Chart”. Nói cho sang như các chuyên gia vậy thôi chứ thật ra nó rất dễ hiểu. Đó là
ĐẶT CÂU HỎI > TỰ TRẢ LỜI BẰNG CÁCH VẼ HƯỚNG ĐI TỪ TRÁI QUA PHẢI
Ví dụ: Làm sao website có traffic?
- Nội dung bài blog phải hay > Nội dung nào KH thích? > Liệt kê các nội dung mà KH quan tâm > tìm các kênh để tham khảo nội dung đó…
- Có kênh kéo traffic 0đ > làm tương tự như trên
- Đẩy quảng cáo > làm tương tự như trên
Do đó để làm nội dung cho website thì người làm nội dung cần phải hiểu rõ những yếu tố sau đây
- Website cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì? >> Viết nội dung về SP DV
- Khách hàng tiềm năng là ai (liệt kê ra)
- Khách hàng tiềm năng họ quan tâm gì về SP DV của mình? (liệt kê ra)
- Khách hàng họ còn quan tâm chủ đề nào nữa (ngoài SP DV của mình ra)
Sau khi liệt kê đầy đủ ra mình cần phân tích – chọn lọc và tổng hợp lại một file excel về công việc nội dung cho website.
Ví dụ với Simple Page
- Website cung cấp giải pháp về công cụ tạo Landing Page
- Khách hàng là người kinh doanh online, nhà quảng cáo tiếp thị, các chuyên gia đào tạo, AFF,…
- Khách sẽ quan tâm gì về SimplePage (giá cả – tính năng – chất lượng – uy tín – khả năng mở rộng của tool…)
- Khách còn quan tâm về kiến thức kinh doanh, tin tức marketing, công cụ marketing, case study….
Sau khi trả lời xong 4 câu hỏi trên thì mình sẽ bắt đầu đi qua việc lập kế hoạch, nghiên cứu tìm kiếm nội dung cho web.
Các nguồn nội dung lấy ý tưởng
Google Search
Cái này thì ai cũng biết rồi nhưng kỹ năng sử dụng công cụ tìm kiếm để lọc được chính xác kết quả thì cần xem toán tử tìm kiếm Google
Link: https://atpsoftware.vn/tim-kiem-nang-cao-tren-google-42-toan-tu-ban-nen-biet.html
Forum
Forum hiện tại vẫn là một kênh sản xuất nội dung chất lượng trên Internet (tùy lĩnh vực), trên các forum thường sẽ có nhiều bài viết chia sẻ cực hay về một chủ đề và công việc của mình là chọn lọc các bài viết đó để nắm thông tin.
Youtube
Tìm kiếm và theo dõi các kênh video hay sau đó tóm tắt lại dưới dạng một bài viết blog. (Nếu là kênh nước ngoài đòi hỏi kỹ năng Tiếng Anh tốt)
Facebook ****
Facebook hiện tại là kênh tạo ra lượng nội dung khổng lồ nhất thế giới, các kênh tạo ra nội dung trên Facebook như Group – FB cá nhân – Fanpage.
Rất rất nhiều bài viết hay được đăng tải lên Facebook và mình có thể dùng nó để làm nội dung cho website.
Ebook – Infographic
Ebook – Infographic có rất nhiều trên Google và Facebook, từ các thông tin trong ebook – infographic mình có thể sáng tạo ra một bài viết rất chất lượng.
Khóa học
Các khóa học miễn phí và trả phí cũng cung cấp cho ta rất nhiều thông tin mới để viết bài cho website
Web nước ngoài
Kỹ năng tìm kiếm bằng ngôn ngữ nước ngoài cũng rất dễ với Google Dịch. Các em chỉ cần đánh cụm từ tiếng việt dịch ngược sang tiếng anh và tìm kiếm là xong.
Sách
Đọc sách cũng là cách để cung cấp thông tin cực kỳ hay và chuẩn
Hội nghị – event – Workshop
Tại các sự kiện event sẽ luôn có các thông tin mới nhất được chia sẻ từ các chuyên gia, speaker. Các em có thể recap nhanh lại nội dung đó lên website.
Những rào cản cần vượt qua khi làm nội dung website
Vượt qua tâm lý sợ bị đánh giá
Lúc mới làm quen với công việc làm nội dung cho website anh cũng thường gặp tâm lý “sợ” “ngại” bị đánh giá vì mình chưa có nhiều kiến thức nên rất sợ bị các anh chị hay khách hàng chê. Đây là điều ai cũng sẽ gặp phải nên đừng quá quan trọng.
Tuy nhiên phải học hỏi từ những cái sai, những góp ý của những người xung quanh để liên tục cải thiện thì qua 10 bài – 100 bài viết chắc chắn tay nghề và kiến thức sẽ lên cao.
Đến bây giờ anh có gần 1000 bài viết ở site ATPSoftware, một số bài lên đến 100.000 view nhưng những bài đầu tiên viết trên site có khi chả ai đọc (vì nó quá dở :D)
Em không viết được! Đó không phải sở trường của em!
Trên thị trường có 2 dạng người làm nội dung, 1 là nhóm chuyên viết về một chủ đề nào đó thôi (tức kiến thức của họ chỉ gói gọn trong vài ba lĩnh vực là hết) và nhóm thứ 2 là “nhạc nào cũng nhảy được” tức là nhóm đa năng có khả năng viết được mọi chủ đề. Thường nhóm 2 rất khó tìm được vì đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm rất cao.
Theo quan điểm của anh không có nội dung nào mà mình viết không được, chỉ cần nắm vững phương pháp tìm kiếm – nghiên cứu – đúc kết và sử dụng các kỹ năng viết lách là được.
Em không nặng được chữ nào trong đầu!
Mới bắt đầu về làm nội dung thì nên chọn cái đơn giản nhất mà làm, đó là dạng bài viết tổng hợp và khái niệm. Những dạng nội dung này rất dễ viết không cần phải “nặng chữ” làm gì.
Để có chữ trong đầu đòi hỏi cần có kiến thức đủ sâu rộng về lĩnh vực thì mới có cái nhìn đánh giá về nó mà ra được câu chữ.
Em nản quá vì bài viết không có ai xem!
Thử phân tích đặt câu hỏi tại sao bài này không có ai xem? Bài hay mà không ai có ai xem thì phải xem lại:
- “Hay” ở đây là theo đánh giá của ai? Người viết thấy “hay” mà người dùng thấy “dở” >fail
- Bài hay thật mà người dùng không biết đến để xem > fail tập 2
- Bài hay mà gửi không đến đúng khách hàng cần nó > fail tập 3
- …và còn rất nhiều tập fail khác
Em không biết nên viết gì trên website
Không biết nên viết gì là do
- Không biết rõ về sản phẩm dịch vụ để viết bài giới thiệu tính năng
- Không biết rõ về nhu cầu của khách hàng để giải quyết nỗi đau của họ
- Không có kế hoạch viết trên website sẽ bị bơi không biết mỗi ngày cần viết gì
- Không nghiên cứu thị trường để có bài tin tức mới
Các dạng bài tốt cho website
- Bài cung cấp khái niệm
- Bài tổng hợp kiến thức
- Bài phân tích chuyên sâu
- Bài hướng dẫn chi tiết
- Bài tin tức mới
- Bài hỏi đáp
Cách phân tích chủ đề nội dung của một website
Phân tích ngay trên website
Để biết được một website đang đi các chủ đề gì cần kiểm tra
- Sitemap để biết tần suất lên bài mỗi ngày, url các bài viết
- Xem danh mục blog để nắm các chủ đề lớn
- Xem 5-10 bài viết xem họ thường trỏ về bài nào để biết bài họ đang làm SEO
Sau đó liệt kê những phân tích của mình ra. Nên nghiên cứu với 3-5 website như vậy.
Phân tích bằng công cụ SEO
Ahref – Top Page là công cụ anh thường sử dụng nhất để đánh giá các bài viết đang lên TOP của website họ. Dựa vào đó mình sẽ nắm được các chủ đề hay, các chủ đề ngách mà mình có thể chen chân vào được.
Cách viết nội dung hay trên website
Để viết bài chất, bài hay thì yêu cầu kinh nghiệm, kiến thức tích lũy lâu ngày mới ra được, mà quá trình này cần thời gian dài, các em bắt đầu từ việc bắt đầu viết các nội dung cơ bản từ từ sẽ mở mang được kiến thức, khi đủ sẽ có góc nhìn riêng để tự viết bài hay.
Những cách để viết nội dung hay đó là
Đi sao chép, phân tích và học hỏi cái hay của người viết khác
Dạo trên cộng đồng, tìm trên Google thấy bài nào hay thì lưu lại để phân tích cái hay của người viết là gì, tốt nhất là rewrite lại bài đó lên website của mình (re-write là vừa đọc vừa viết lại theo văn phong của mình, theo cái mình hiểu)
Thực tế rất nhiều bài trên site ATP là anh đi cóp nhặt sao chép về và ghi nguồn để tôn trọng tác giả.
Cái lợi ở đây là web gốc họ được một backlink, mình thì có được một bài hay trên website mà không cần tư duy nhiều lại có traffic vào xem nữa.
Ví dụ thực tế nhất là bài “Hướng dẫn bán hàng Shopee” (Link https://atpsoftware.vn/huong-dan-cach-ban-hang-tren-shopee-hieu-qua-tu-a-z-cap-nhat-2020.html). Với bài này anh phối vừa phân tích tự viết, vừa sao chép nội dung từ các trang khác thành một bài viết đầy đủ nhất và nó lên TOP rất cao hút được rất nhiều traffic vào đọc)
Viết đầy đủ nội dung hơn bài các bên khác
Ví dụ với một chủ đề, em tìm kiếm trên Google có 3 bài viết khá hay nhưng mỗi bài lại có một vài thiếu sót nhỏ thì bài mình cần viết phải là bài gom đầy đủ các nội dung từ 3 bài trên kèm theo những kiến thức mới (nếu có)
Viết bài có nội dung mới nhất về chủ đề nào đó
Nhiều chủ đề lĩnh vực có nội dung refresh sau một thời gian do đó luôn có ngách để mình chen chân vào.
Ví dụ: thông tin cập nhật phần mềm, giao diện mới của iPhone, thay đổi mới của Facebook, Google, xu hướng marketing năm 2021….
Viết bài chưa ai viết
Dạng bài này cần kinh nghiệm của người viết khá nhiều, nó đòi hỏi óc quan sát phân tích để tìm hiểu nhu cầu mới của khách hàng, của thị trường để tạo ra nội dung đáp ứng kịp thời.
VD: Bài gần đây lên top 1 của anh là Cách tắt bán hàng Facebook bài này xuất phát từ sự ức chế của Facebook khi cứ đăng bài lên là bị dính bài đăng bán hàng nên anh “mò” đủ mọi cách để khắc phục, đến khi tìm được thì viết bài ở blog thì ngay lập tức lên TOP mà không cần làm gì nhiều.
Viết bài theo xu hướng (trend)
Dạng bài này sẽ mang lại traffic đột biến cho website trong một thời gian ngắn.
Nhưng dạng bài này cần sự nhanh nhạy của người viết khi phải follow các kênh xu hướng và ra nội dung trên website nhanh. Ở đây phải nhanh thì mới có hiệu quả.
Ví dụ: Lời bài hát của ca khúc mới ra của Sơn Tùng, Cách lên camp không chết tài khoản quảng cáo,….
Dịch bài nước ngoài
Một số chủ đề vẫn còn khan hiếm nội dung tiếng Việt nên khi dịch bài từ nước ngoài thì các bài viết này rất dễ có lượt xem. Điều này đòi hỏi khả năng tìm kiếm bài viết ở ngôn ngữ Tiếng Anh và khả năng dịch thuật của người viết.
Bài viết chuẩn SEO là gì?
Thật ra không có khái niệm chính xác bài chuẩn SEO là gì vì Google đặt ra hơn 200 tiêu chí để đánh giá. Tuy nhiên, các bạn vẫn phải nắm vững các quy tắc cơ bản để bài viết được Google index và đề xuất trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
Các yếu tố cần có trong bài viết chuẩn SEO
- Từ khóa chính xuất hiện trong tiêu đề
- Từ khóa được lặp lại tự nhiên trong bài viết (trong heading, đoạn văn bản, thẻ mô tả..)
- Từ khóa chính được xuất hiện ở đoạn đầu và cuối bài viết
- Bài viết chứa đầy đủ các từ khóa phụ, từ khóa liên quan, từ khóa đồng nghĩa với từ khóa chính
- Nội dung bài viết phải hay, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
- Có thể hình ảnh, video cho trực quan giúp tăng time-on-site, trải nghiệm đọc
Cách kéo traffic cho website
Traffic là yếu tố đánh giá năng lực làm nội dung và các marketing nội dung của người làm. Hiện tại có rất nhiều cách để tăng traffic về cho bài viết website như
- Đăng bài share các trang mạng xã hội FB, Zalo
- Đăng bài share lên các forum, group Facebook
- Gửi tin nhắn cho khách cũ, group chat cộng đồng…
- Đẩy thông báo qua email, chatbot, phễu noti gắn trên website
- Nhờ đồng nghiệp, bạn bè, đối tác chia sẻ giúp
- Tạo popup hiện thị trên website, trong bài viết
- ….
Quy trình đẩy traffic website của ATP:
- Viết bài hay trên website
- Share link lên nhóm nhờ all team lấy đi share trên Facebook, Zalo, push phễu…
- Traffic vào web xem phát sinh nhu cầu tư vấn qua chat, điền form
- Sale chăm khách chốt đơn trên website
Giá trị của một bài viết chất lượng
Một bài viết chất lượng sẽ giúp mang lại nhiều traffic cho website, mang lại doanh số cho dự án cho giúp giải quyết nhu cầu của thị trường một cách tự động. (Landing page bán hàng là một ví dụ)
Thay vì bạn phải đi giải thích, tư vấn cho từng người khách hàng rất tốn thời gian thì tại sao bạn không làm một bài viết đầy đủ ý trên website và share nó cho hàng khách hàng khi cần (chưa kể bài viết lên top sẽ tiếp cận hàng nghìn người mỗi ngày).
Bằng cách này hiệu suất làm việc của bạn sẽ tăng cao, giúp nhân bản kết quả của bản thân và tạo dựng thương hiệu tốt.
Tại sao traffic lại quan trọng với website?
Traffic mang lại doanh số cho website
Traffic chính là khách hàng tiềm năng, càng nhiều traffic thì càng nhiều khách vào xem website nên tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng sẽ tăng cao khi có nhiều traffic website.
Traffic giúp tăng hiệu quả SEO và ngược lại
Một bài viết có traffic vào xem liên tục sẽ được Google đánh giá cao và xếp hạng ở vị trí cao hơn khi người dùng tìm kiếm. Qua đó một bài viết hay sẽ mang lại nhiều traffic cho website và gián tiếp tạo ra doanh số cho website đó.