Là người hay đọc và viết Content, một hôm nhận được câu hỏi, “anh ơi, nội dung Marketing là gì?”, tôi bỗng nhiên chưng hửng không biết giải thích đầu đũa thế nào.
Tôi nghĩ cũng không ít người chưng hửng giống mình nên dành khoảng thời gian đọc qua mấy bài viết về chủ đề này rồi tổng hợp lại. Mong rằng mỗi người viết Content chúng ta sẽ có tri thức vững chắc nội dung Marketing.
Mục lục bài viết
Content Marketing là gì?
Nhiều khái niệm bạn có thể tìm thấy khi nói về Content tiếp thị, nhưng có 1 khái niệm được thừa nhận rộng rãi và trích dẫn nhất là từ nội dung Marketing Institute. Content như sau:
“nội dung Marketing tiếp thị là phương pháp tiếp thị mang tính chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối các Content có chất lượng, phù hợp và nhất quán nhằm thu hút và giữ chân người tiêu dùng mục đích, và ở đầu cuối là dẫn dắt họ tới hành động có lợi cho doanh nghiệp.”
Từ định nghĩa này, khi phân tích ra, bạn sẽ rõ như sau:
- Content marketing là chiến lược dài hạn, chiến lược này tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu thông qua việc tạo và chia sẻ những nội dung chất lượng cao, có giá trị và phù hợp với họ trên cơ sở nhất quán.
- Khi khách hàng quyết định mua hàng từ bạn, thì lòng trung thành của họ đã dành cho bạn. Họ sẽ mua sản phẩm của bạn và khi giới thiệu cho ai đó, bạn cũng là lựa chọn đầu tiên.
- Content marketing phải cho thấy bạn quan tâm tới khách hàng của mình.
Ngoài ra, còn một số diễn giải khác về content marketing rất hay và đáng chú ý, bạn có thể xem thêm dưới đây để lấy cảm hứng:
Content marketing suy cho cùng chính là thuật kể chuyện (storytelling). Nguồn lực có giá trị nhất trong thế giới ngày một ồn ào ngày nay chính là sự chú ý và sự chú ý của ta sẽ luôn dành cho những người kể những câu chuyện hay.
Giải thích content marketing với người ngoài nghề:
Content marketing là để giáo dục nhưng không phải về sản phẩm mà công ty bán. Người bán cố gắng cung cấp thông tin hữu ích để bạn trở nên trung thành với thương hiệu của họ.
Giải thích content marketing với marketer:
Content marketing không phải là về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ, mà là về khán giả mục tiêu của bạn. Bạn cần biết họ quan tâm cái gì?
Bạn phải trở thành người cung cấp điều gì đó mà không ai làm, mà điều này ngược lại sẽ giúp thương hiệu của bạn trở thành cái được người ta yêu thích.
Content marketing bao gồm những thứ như bài viết, ebook, video, giải trí, webinar… giúp trả lời câu hỏi bất kỳ của khách hàng và cung cấp cho họ cái mà họ không tìm được ở nơi khác.
Tóm lại, bằng việc trở thành một nguồn đáng tin cậy về 1 chủ đề có ý nghĩa với khách hàng tiềm năng thông qua Content Marketing, doanh nghiệp của bạn sẽ tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng và đạt được sự trung thành và tin cậy, điều này cho phép bạn thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, và gia tăng lợi nhuận.
Vì sao doanh nghiệp cần làm Content marketing?
Content có thể coi là hạt nhân trong mọi hoạt động marketing, không có content, bạn sẽ chạy mẫu quảng cáo, thăng hạng từ khóa hay làm pr thế nào đây.ổ
Một chiến lược content marketing là cần thiết, và đây là những lý do vì sao marketer quyết định đặt nỗ lực của mình vào content marketing:
Để được khách hàng tiềm năng tìm thấy
Người ta đặt câu hỏi và tìm thông tin trên công cụ tìm kiếm (như Google), và bạn có muốn doanh nghiệp của mình luôn nằm top kết quả tìm kiếm ch
Trả lời câu hỏi của họ thông qua các bài viết, ebook, video và những tài sản content khác chính là chìa khóa để khiến điều này xảy ra.
Để xây dựng lượng khán giả quan tâm và gắn bó
Nội dung của bạn chỉ có giá trị khi nó có khả năng thu hút khán giả mục tiêu, khiến họ gắn bó với doanh nghiệp thường xuyên và liên tục – như subscriber, khách hàng, người truyền bá, hoặc cả 3
Khi bạn có một lượng khán giả trung thành, những nỗ lực content marketing của bạn sẽ giúp tăng doanh số, đạt được nhưng thông tin giá trị về khách hàng, và biến những khách hàng nhiệt tình nhất thành kênh truyền bá của bạn.
Để kiếm khách hàng mới
Khi xây dựng được lượng khán giả tin tưởng và muốn nghe từ bạn, họ sẽ có khả năng mua sản phẩm của bạn
Để tăng doanh thu với lượng khách hàng hiện tại
Tạo ra nhiều khách hàng trung thành, có tiềm năng tăng doanh thu thông qua bán chéo và bán gia tăng. Một vài trường hợp, doanh nghiệp có thể kiếm tiền từ bản thân content.
Để tái cơ cấu hoặc giảm chi phí marketing
Các tổ chức thường dùng content marketing vì họ có thể những kết quả tương đồng hoặc tốt hơn khi so với chương trình marketing truyền thống.
Chiến lược Content Marketing
Mục tiêu tối thượng của content marketing là phát triển doanh nghiệp, và bạn không thể làm điều đó trừ khi bạn thu hút được khách hàng trả tiền.
Trong 1 thế giới mà truyền thông mạng xã hội, không gian internet vô cùng tận, các công cụ tự xuất bản, công cụ thiết kế miễn phí, thì những chiến lược bạn có thể dùng để thu hút khách hàng cũng đa dạng như cá trên đại đương vậy.
Có khá nhiều chiến lược content marketing được giới thiệu, tuy nhiên chiến lược bạn theo đuổi cần đi theo 3 bước sau:
B1: Tạo sự ăn khớp giữa nội dung và nỗi đau / vấn đề của khách hàng mục tiêu
B2: Sử dụng đúng loại nội dung cho vấn đề đó
B3: Tạo sự ăn khớp giữa nội dung với chu trình mua hàng (hành trình khách hàng)
Các bước này sẽ giúp chuyển sự tập trung khỏi marketer (thường lấy mình và sản phẩm làm trọng tâm) và chuyển sang đối tượng mà marketer cố tiếp cận.
Bởi nếu nội dung của bạn không được làm cho đúng người, với đúng vấn đề mà sản phẩm bạn giải quyết, thì các nỗ lực content marketing của bạn sẽ đổ sông đổ bể.
Nên dù với lý do gì, bạn nên đi từ khán giả mục tiêu của mình. Bạn phải tạo nội dung cho đối tượng mục tiêu đó, giải quyết vấn đề của họ, chỉ như vậy thì mới có đúng người chú ý tới bạn.
Tóm lại, chiến lược content marketing nên phác họa được nhu cầu chính của doanh nghiệp và của khách hàng, và cách mà content của bạn sẽ giải quyết chúng.
Nói cách khác là làm ăn khớp giữa nội dung và hành trình khách hàng, hay còn gọi là Content mapping
Content mapping là gì?
Content mapping là việc hiểu khán giả mục tiêu thật tốt để bạn có thể tạo nội dung ở mỗi giai đoạn trên hành trình của họ hướng tới việc mua hàng.
Hành trình thường thấy bao gồm khám phá website của bạn, nghĩ về sản phẩm của bạn, mất vài tháng suy nghĩ, xem một quảng cáo remarketing (tái tiếp cận) và rồi mua hàng.
Như vậy, content marketing sẽ dẫn dắt người ta giống thế này
Để hiểu khách hàng, một trong những cách tốt nhất để làm điều đó chính là tạo ra customer avatar
Lưu ý là khi tạo Customer Avatar, bạn phải giả định khách hàng mục tiêu là một người nào đó, với khao khát, mục tiêu, nỗi đau và nhân khẩu học cụ thể. Chỉ như vậy thì content mới làm tốt việc tạo ra cuộc trò chuyện đúng nghĩa.
Từ việc hiểu khách hàng, bạn sẽ dễ dàng trong việc tác động vào hành trình mua hàng của họ từ traffic tới khách hàng tiềm năng tới đơn hàng
Bạn dẫn dắt khách hàng qua hành trình này với sự hữu ích, sự tử tế và luôn có mặt, họ sẽ ngày càng yêu mến bạn. Khi họ yêu mến bạn, họ sẽ kể cho bạn bè nghe về bạn.
Để tạo được trải nghiệm đáng nhớ, content marketing phải làm được điều đó. Bạn phải hiểu được cách người ta mua hàng và rồi tạo ra content với mỗi giai đoạn tương ứng.
Có 3 giai đoạn căn bản nhất:
Giai đoạn Nhận thức (Awareness)
Mục tiêu ở đây là khách hàng nhận thức được sự tồn tại của doanh nghiệp bạn.
Đây là giai đoạn quan trọng với doanh nghiệp vì nếu họ không biết bạn là ai, họ sẽ không trở thành khán giả của bạn được, và vì vậy cũng không mua từ bạn.
Nếu bạn muốn xây dựng nhận thức thương hiệu cho doanh nghiệp mình, hãy tập trung vào SEO content và content mạng xã hội.
SEO Content
Với SEO content, người ta tìm kiếm như điên cho vấn đề của mình và nếu bạn xuất hiện trên top kết quả tìm kiếm, họ sẽ thấy thương hiệu của bạn từ lần này tới lần khác.
Ở giai đoạn này, bạn cần chú ý vào những thang đo như số lượng người đọc, số pageview, những trang hoạt động tốt nhất, tỷ lệ tương tác, thời gian trên trang.
Theo dõi những chỉ số này giúp bạn đảm bảo mình đang đầu tư cho những thứ quan trọng.
Bạn càng đo được thành công hay thất bại, thì chiến lược content marketing đầu phễu của bạn càng hiệu quả trong việc xây dựng nhận thức.
Social Content
Nội dung mạng xã hội cũng là cách tốt để xây dựng nhận thức, đơn giản vì người ta sử dụng mạng xã hội như một tín ngưỡng.
Tất nhiên người ta không xuất hiện ở đó để xem bài viết hay mua sản phẩm của bạn, họ thường tìm kiếm nội dung giải trí hơn, nên nội dung đừng quá mang tính bán hàng.
Hãy truyền bá thông điệp của bạn và củng cố nhận diện thương hiệu mà không quá cứng nhắc hay thúc ép, vì khi hình ảnh thương hiệu của bạn đủ mạnh và người ta biết bạn là ai, họ sẽ không để tâm khi bạn nói về sản phẩm của mình.
Và khi bạn cho họ thấy bạn thực sự quan tâm tới họ, họ mới nghe tới việc bạn có chiết khấu, giảm giá hay đề nghị nào.
Giai đoạn Cân nhắc (Consideration)
Lúc này người ta đã nghe về bạn, dành thời gian cân nhắc và có thể họ sẽ mua hàng. Khả năng mua hàng sẽ cao hơn khi bạn có thể dẫn dắt họ thay vì để họ tự xử.
Các chiến thuật lúc này cũng sẽ khác so với chiến thuật ở giai đoạn nhận thức.
Hãy chú ý vào các thông số như số lượng đăng ký nhận newsletter, số khách truy cập quay trở lại, số lượng nhập form, và số lần download.
Bạn phải đo được sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. Bạn phải tạo ra nội dung để tiếp tục thu hút những người đã quan tâm đến sản phẩm của mình.
Các loại nội dung như ebook rất tốt trong việc xây dựng sự tin cậy. Vì ai đó phải tin bạn mới mua hàng từ bạn được, và để tin bạn, họ phải quen thuộc với quan điểm của bạn ở một số chủ đề, quen với hình ảnh thương hiệu và tông điệu của bạn.
Newsletter cũng là cách hay để tạo sự tin cậy, đây là một dạng trao đổi thường xuyên với khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn có thể liên tục giao tiếp với khách hàng tiềm năng trong giai đoạn này, thì cơ hội chuyển đổi họ thành khách hàng sẽ cao hơn. Vì lúc này bạn đã ở vị trí top of mind khi họ quyết định mua hàng rồi.
Làm SEO trong giai đoạn này cũng phù hợp, tuy nhiên SEO lúc này sẽ khác so với giai đoạn trước. Lúc này:
- Những từ khóa long-tail (từ khóa có lượng tìm kiếm nhỏ) sẽ được tập trung nhiều hơn
- Đây là những từ khóa có tính cạnh tranh thấp, đồng nghĩa với cơ hội thăng hạng cũng cao hơn
Giai đoạn quyết định (Decision)
Đây là giai đoạn mà các thông số cơ hội bán hàng, giá trị trung bình đơn hàng, tuần suất đặt hàng và doanh số cần được quan tâm.
Đây cũng là content marketing nên tập trung vào việc tối ưu chuyển đổi.
Đối với SEO, bạn có thể phải nhắm vào những từ khóa dài hơn, nói chung là càng dài thì ai đó càng quan tâm và càng có khả năng mua hàng của bạn nếu bạn có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
SEO content giai đoạn này cũng là cho người đã sẵn sàng mua, và Call to Action phải thật hoàn hảo, nội dung phải mang tính thức đẩy một chút, sẵn sàng đưa ra giảm giá, dùng thử hay đề nghị đặc biệt để chuyển đổi họ.
Về loại content sử dụng ở từng giai đoạn
Những content được giới thiệu trong những giai đoạn của hành trình khách hàng trên kia chỉ là một số cái tên được nêu ra nhằm không làm phức tạp vấn đề, vì trên thực tế có nhiều loại content khác nhau có thể dùng cho những giai đoạn này.
Bạn có thể tham khảo những loại content trong danh sách bên dưới:
hoặc tham khảo mẫu lên kế hoạch content marketing ứng với từng giai đoạn từ DigitalMarketing.com:
Mẫu này được gửi tặng cho người dùng Smart Convert, đăng ký tài khoản miễn phí tại đây. Sau khi đăng ký, hãy chat với chúng tôi qua khung chat bên dưới.
Các xu hướng Content Marketing trong năm 2020
Trong 1 bài viết gần đây, Backlinkođã tổng hợp (dựa trên kinh nghiệm) những xu hướng content marketing trong năm 2020, phần tiếp theo sẽ tổng hợp lại một số xu hướng chính bạn có thể theo đuổi
Tăng cường làm Video Content
Có tới 72% người tiêu dùng ngày nay cho thấy họ thích nội dung video hơn là dạng bài viết. Một số gợi ý để bạn làm video hiệu quả
- Đoạn giới thiệu thu hút: Bạn có 15 giây đầu tiên để gây ấn tượng và khiến họ tiếp tục xem, đừng bắt đầu video với hình ảnh động hay cái gì đó hoa hòe, cứ dành 30 giây đầu để giải thích tại sao chủ đề của video quan trọng
- Tập trung trên Youtube: đây là kênh đang phổ biến hơn so với Facebook, Instagram và bạn có thể nhận được lượt xem tích lũy qua nheièu năm tháng
- Tối ưu video để được nằm trong danh sách đề xuất: điều này giúp video của bạn luôn hiện trước những người xem mới, đây là khu vực nằm bên phải video bạn đang xem. Điều bạn cần làm là tối ưu đoạn mô tả hoặc tag cho những chủ đề đang nổi hoặc phổ biến, ngoài ra còn tối ưu với những từ khóa có tính cạnh tranh.
Làm Email mang tính cá nhân hoá
79% cho biết email vẫn là kênh phân phối nội dung hiệu quả. Năm 2020 bạn có thể làm email marketing theo hướng:
- Thay vì nhập email để nhận file pdf của bài viết, bạn cung cấp tài liệu khác liên quan tới cả chủ đề.
- Cung cấp những nội dung không được đăng trên website
Đăng những bài sử dụng dữ liệu / nghiên cứu
Đây là dạng nội dung dựa trên các số liệu nghiên cứu, chưa đựng những dữ liệu mới, thú vị. 74% những người đăng nội dung sử dụng dữ liệu gốc cho biết nó giúp họ có thêm nhiều traffic.
Làm nội dung trên Linkedin
Linkedin hiện nay khác so với trước đây. Bạn có thể sử dụng bài viết để quảng bá nội dung, và traffic tự nhiên trên Linkedin cũng rất tốt.
Bạn có thể đăng lại nội dung của mình trên Linkedin, đây là một trong những nơi tốt nhất để tìm nội dung chất lượng.
Đồng thời, bạn có thể tối ưu profile của mình cho Follower và SEO
Làm nhiều content chuyên sâu
Ngày càng nhiều content được xuất bản nên không dễ để cho content của bạn được nổi bật. Có tới 47% marketer cho biết việc “kiếm traffic và thu hút khách truy cập” là thách thức số 1 của họ.
Content chất như tên gọi là content có chiều rộng lẫn chiều sâu, và gây ấn tượng giúp thu hút chú ý. Trong đó thiết kế hình ảnh cho nội dung là một lợi thế đáng kể (vì thiết kế giúp nội dung trở nên nổi bật). Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng nội dung. Nội dung chất mất thời gian, công sức và nhiều lần chỉnh sửa và cũng khó để mà làm số lượng lớn.
Bạn có thể sản xuất nội dung chất với một team gồm nhiều thành viên có kỹ năng riêng như đồ họa, âm thanh, hoạt hình.
Với những nội dung bạn chưa từng trải nghiệm hoặc có kiến thức, hãy làm việc với những chuyên gia lĩnh vực. Đây là những người có kinh nghiệm nên có thể cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, ví dụ… cả tỷ thứ mà bạn chỉ có thể biết khi làm thiệt.
Làm những chủ đề đang nổi
Hãy tìm những chủ đề đan nổi lên trước khi chúng biến mất. Để tìm được những chủ đề này bạn có thể sử dụng Google trend hoặc xem các từ khóa liên quan trên đó.
Khi tìm được chủ đề đang nổi, hãy tạo ra hướng dẫn liên quan tới nó.
Tái sử dụng content cho mục đích khác
Một cách hay để nhân rộng content marketing mà không phải bắt đầu lại mọi thứ đó là sử dụng lại content cho những mục đích khác. Bạn có thể “tái chế content” từ bài viết trước đó thành nhiều định dạng khác nhau.
Hãy lấy ý tưởng, quan điểm và ví dụ từ nội dung gốc… điều chỉnh để nó phù hợp với định dang mới, nếu làm video thì thêm mẫu chuỵen ngắn liên quan vào đầu để thu tăng tính thu hút (cái này rất tốt khi làm trên Youtube)