Content storytelling là gì mà sao nó lại cuốn hút người đọc? Checklist để tạo một content storytelling là gì? Hãy cùng Simple Page tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
VÌ SAO CONTENT STORYTELLING LẠI HOT?
.
Câu chuyện là một chủ đề rất hot mà bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ có cảm giác “muốn đọc”. Khi chúng ta lướt trên newfeed facebook, nếu chúng ta thấy 1 bài bán hàng thì chúng ta sẽ lướt qua nó,trừ khí content đó thực sự hay, bắt mắt hoặc đúng cái chúng ta cần thì chúng ta mới ở lại đọc. Nhưng, chỉ cần thấy 1 đoạn “Sáng nay gặp phải một chuyện thực sự khiến tao tức điên…..” thì tự nhiên chúng ta lại ngồi lại và đọc.
Câu chuyện luôn là một thứ thu hút chúng ta từ thời còn rất bé. Từ nhỏ thì chúng ta đã đọc các câu chuyện như 1001 đêm, cổ tích việt nam, thần thoại hy lạp… lớn lên tí thì chúng ta đọc ngôn tình, trinh thám, trọng sinh…. và ngay cả “phim ảnh” thì nó cũng là chúng ta đang xem những câu chuyện viễn tưởng v.v…. đa số ngành giải trí xoay quanh con người thì nó đều là câu chuyện.
…. Và vì sao con người lại thích đọc Story tới vậy?
VÌ CHÚNG TA CHỈ SỐNG 1 CUỘC SỐNG CỦA MÌNH TRONG ĐỜI
Chẳng có ai trong chúng ta có thể sống 2 cuộc đời… trừ phim của Hoài Linh sống với 2 bà vợ, 2 gia đình ở 2 căn nhà khác nhau, vậy mới may ra sống được 2 cuộc đời. Con người chỉ sống 1 cuộc đời duy nhất và không cuộc đời của ai giống cuộc đời của ai cả —-> Chúng ta đều muốn được trải nghiệm cuộc sống mới mẻ do những áp lực xung quanh, những bộn bề cuộc sống
—–> Đọc câu chuyện của người khác và liên tưởng trở thành một thú vui tao nhã…. và còn cả tính tò mò của con người nữa… bạn có tò mò về câu chuyện giật chồng của một bé xinh tươi trong công ty không …. nếu có thì để mình kể cho bạn nghe….
CONTENT STORYTELLING TRONG NGHỀ VIẾT
Thực ra, bạn đã và đang đọc những content storytelling liên quan đến nghề viết mỗi ngày…. đó chính là các bài báo. Những scandal, những tin tức thị trường thì nó đều là một Content storytelling… nhưng nó là 1 dạng content theo kiểu truyền đạt thông tin, chúng ta thì lại hay nghĩ nghệ thuật kể chuyện sẽ được xây dựng trên những mẩu chuyện thấu động tâm can… và nó chỉ xuất hiện ở những báo lớn, tạp chí lớn, thương hiệu lớn…. thì do bạn chưa thấy thôi. CONTENT STORYTELLING XUẤT HIỆN MỖI NGÀY XUNG QUANH CHÚNG TA.
Nếu như bạn là những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, hoặc bạn là những người thường xuyên lướt Facebook mỗi ngày để hóng scandal thì chắc bạn cũng sẽ biết tới những Fanpage Storytelling nổi trội như…. NEU Confession, Phòng thú tội Beat, Hóng hớt Việt Nam…. Những fanpage hoặc Group này đều đăng tải các câu chuyện mỗi ngày… và đôi khi nó chỉ là những câu chuyện “chế”, không có thật… nhưng nó vẫn được hàng nghìn like chỉ mới vài giờ đăng lên.
Hiện nay, các đội nhóm làm Content cho các Fanpage , Group lớn đã xuất hiện thêm các vị trí “Content Storytelling”. Nhiệm vụ chính mỗi ngày của họ là sáng tạo nên những mẫu chuyện hay ho và thú vị, dùng để đăng lên làm mồi cho những thành viên, người like fanpage thấy…. và từ đó nó sẽ tạo nên 1 hiệu ứng viral tương tác, và chính người đọc dần dần sẽ thấy fanpage, group đó uy tín và họ sẽ bắt đầu nói lên câu chuyện của mình.
—–> Nghề Content Storytelling hiện tại đã và đang phát triển mỗi ngày, và xuất hiện ở rất nhiều mảng… liệu bạn đã biết cách viết Content Storytelling để bắt kịp nhu cầu của thị trường?
CONTENT STORYTELLING TRONG BRAND MARKETING
Thực sự, việc viết Content storytelling nó cũng theo chúng ta suốt quá trình làm Brand Marketing cho doanh nghiệp. Ngay trên website của chúng ta đã phải viết bài về “quá trình hình thành doanh nghiệp”, các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp, câu chuyện của CEO v.v….
Tiếp theo đó, chúng ta luôn phải sáng tạo những câu chuyện về “sản phẩm”, về “khách hàng”, về “team building” cho brand, nó như một nguồn tư liệu quý giá cho công ty (mình thường gọi nó là dạng Content tăng uy tín). Và quan trọng nhất có 1 loại content storytelling mà chúng ta không thể quên đó chính là “seeding”. Một doanh nghiệp sẽ rất khó phát triển nếu quên đi yếu tố Seeding trong marketing. Một vài loại seeding căn bản:
-
– Seeding trên MXH
-
– Seeding trong review
-
– Seeding trong những bài PR
-
– Seeding trong đánh giá TMĐT
Và hầu như tất cả những loại seeding trên đều nằm trong 1 câu chuyện duy nhất đó chính là “trải nghiệm người dùng” (story of buyer). dù là một comment ngắn trên bài viết của fanpage, hoặc là checkin của Facebook, hoặc ngay những bài review sản phẩm ngắn mà những KOLs viết trên tường nhà của họ để pr cho sản phẩm của chúng ta…. tất cả đều ẩn chứa sức mạnh của Content Storytelling, và việc của chúng ta chính là tạo ra những Content Storytelling đó làm sao cho nó thật sự cuốn hút, thật sự đáng tin… và khi người dùng nhìn thấy họ sẽ đọc hết 1 mạch câu chuyện và…. wow, sản phẩm này thật tuyệt vời.
KHÁCH HÀNG MUA HÀNG VÌ CẢM XÚC, MÀ CÂU CHUYỆN TẠO RA CẢM XÚC
Thật sự thì “câu chuyện” luôn là 1 thứ dễ tạo ra cảm xúc nhất.
-
– Chúng ta xem 1 câu chuyện ma, chúng ta thấy sợ
-
– Chúng ta xem 1 câu chuyện con cái đánh cha mẹ, chúng ta thấy giận dữ
-
– Chúng ta xem người ta sống trong nhung lụa, đạt được những thành công, chúng ta thấy “hối tiếc” giá như mình đã cố gắng
Và hàng chục những cảm xúc mà các “content” đã tạo ra cho chúng ta mỗi ngày… và cảm xúc tạo ra quyết định mua hàng cũng như vậy. Hãy nhớ lại, lần gần nhất mà chúng ta mua hàng thông qua 1 bài viết nào đó trên Facebook (không phải là bài quảng cáo nha), hoặc 1 landing page website, hoặc 1 câu chuyện được kể dựa trên Video… bạn đạt được 1 sự khao khát nhất định và bạn liên hệ ngay lập tức để mua sản phẩm đó (điều này thường thấy trong các group, ví dụ group về nc hoa: niche split chiết nước hoa)
VD: Hãy xem thử các đơn vị làm về thuốc đông y,
-
– Câu chuyện cụ bà 120 tuổi vẫn sống khỏe, chăm cháu… và lời tự sự về bí quyết của cụ” (quảng cáo thuốc ổn định huyết áp, lọc máu)
-
– Chàng trai 27 tuổi tự mình trị khỏi bệnh trĩ tại nhà chỉ với những thực phẩm tự nhiên.
-
– Hàng trăm người đã ghé thăm nhà cụ ông ở Bạc Liêu để hỏi về bí quyết dưỡng răng dù đã qua tuổi 90.
Những câu chuyện trên dù rằng có thật hay không, thì nó cũng đã đánh vào cảm xúc tò mò của người đọc và đánh vào đúng VẤN ĐỀ mà họ đang gặp phải. Một khi con người đã bị vấn đề, họ sẽ rất thích nghe những câu chuyện ng khác cũng gặp vấn đề giống họ, hoặc là một bí mật tuyệt vời có thể giải quyết vấn đề cho họ. Câu chuyện sẽ dẫn dắt họ, GIÚP HỌ CHẤP NHẬN ĐỌC BÀI VIẾT… chứ không phải là một nội dung bán hàng khiến họ đề phòng.
—–> Chốt: content storytelling khi được ứng dụng đúng cách thì sẽ biến hình thành 1 nghệ thuật bán hàng tinh vi.
BẮT ĐẦU VIẾT CONTENT STORYTELLING NHƯ THẾ NÀO?
Viết dài dòng nãy giờ hơn 1500 chữ giờ mới vào vấn đề chính . Mình thì cũng không phải một cây viết content storytelling chân chính, số lượng viết content storytelling của mình chắc chưa tới 50 bài, nhưng “kể” thì mình kể khá nhiều rồi.
Để bắt đầu viết content storytelling, việc căn bản nhất – bạn phải là người thích kể chuyện. Nói đúng hơn, bạn phải là kẻ lắm mồm, kẻ nhiều chuyện, kẻ hay tọc mạch… đùa đấy , nói chung bạn phải là người “thích nói”, “thích kể”. Dù bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, mình chắc chắn rằng bạn cũng sẽ có những câu chuyện mà bạn muốn kể trong đời… vậy sao bây giờ bạn lại không muốn kể nó ra?
Có hàng tá những câu chuyện mà bạn có thể kể ra mỗi ngày, và ngạc nhiên hơn nữa là bạn sẽ kể ra 1 cách rất rất rất có khiếu luôn. Đơn giản như các mẩu chuyện như:
-
– Chuyện ma đời thực mà bạn đã gặp
-
– Câu chuyện khởi nghiệp bản thân
-
– Câu chuyện lần đầu tiên đi xin việc
-
– Câu chuyện lần đầu tiên mua được 1 món quà cho ba mẹ.
-
– Câu chuyện lần đầu tiên gặp 1 chuyện dở khóc dở cười
-
– Câu chuyện lần đầu tiên được đứng trước đám đông
-
– Một kỷ niệm ngày hôm nay mà mình muốn Facebook lưu giữ lại
-
– Câu chuyện sáng nay bị boom hàng
Thực sự có hàng tá các câu chuyện mà chúng ta có thể kể ra hàng ngày… và kể ra 1 cách rất thuyết phục vì đó là đời sống thực của chúng ta, là những điều mà chúng ta đã gặp phải hay trải qua.
Rất nhiều người quan điểm rằng Content Storytelling là 1 dạng content phải dài 1000 2000 từ gì đó, phải chỉnh chu, phải có cốt truyện, bố cục rõ ràng .v.v.. nhưng thực sự thì có cần thiết phải vậy không @@ ? (ở đây mình đang muốn nói tới việc bạn bắt đầu nghề Content Storytelling như thế nào chứ không phải viết 1 câu chuyện “khủng khiếp siu hấp dẫn” nha)
Việc kể 1 điều gì đó mà chúng ta đã trải qua trên Facebook nó chính là những bước khởi đầu để bất kì ai cũng có thể kể chuyện, những đoạn văn ngắn 5-7 dòng, những bài ngắn 500-600 từ… TẤT CẢ CHÚNG ĐỀU LÀ CONTENT STORYTELLING ĐẤY. Đừng ngần ngại để kể về câu chuyện của mình, việc viết về đời mình mỗi ngày trên Facebook nó không phải sống ảo đâu, nó đang rèn mình trở thành cây viết đấy, rèn thói quen viết – một thói quen quan trọng nhất của người làm content.
CÁC NGUỒN CONTENT STORYTELLING
Ok, nếu bạn đã bắt đầu được việc viết content storytelling mỗi ngày trên profile rồi thì mình bắt đầu thử sức với những mẫu chuyện dài hơn, hợp ní hơn nhé.
Như Minh đã nói ở trên, có rất nhiều nhiều nhiều dạng content storytelling mà chúng ta đọc mỗi ngày… và đó cũng chính là công việc thường nhật của những đơn vị làm content đó, chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo những mẫu chuyện của họ và tự mình thử biên tập lại các câu chuyện với cốt truyện của họ xem chúng ta có thể viết được như thế không.
Các nguồn Content Storytelling căn bản:
-
– Các group, động Confession (Neu Confession, Phòng Thú Tội Beat, Hơi tục VN, Chào cờ Chào 16+….): các mẫu chuyện về Confession luôn là những mẫu chuyện cá nhân hấp dẫn, hầu như các bài hot trong các động này đều lên tới 5 7k like trở lên. Bạn thử đăng câu chuyện của mình vào xem coi được 1k like không là biết
-
– Các group, động “hóng hớt” (không sợ chó, group này để hóng phốt, hội người tối cổ….): Các group này là những mẫu chuyện thiên hạ, phốt, drama v.v…lấy mấy mẫu chuyện này đăng về profile thì tăng follow lắm nè
-
– Các group phát triển bản thân (tư duy đột phá, tư duy sáng tạo, phát triển bản thân, mỗi ngày 1 trang sách): Các mẫu chuyện về triết lý, phát triển bản thân.
-
– Các group “chuyện ngành” (tâm sự nghề sales, tâm sự content, hội bất động sản, cộng đồng digital marketing ….): Các mẫu chuyện kể về chuyện trong ngành, tâm sự trong ngành….
-
– Các group “cộng đồng” (tâm sự dao kéo, phong cách đàn ông, nghiện nhà, nghiện decor v.v…): Các câu chuyện thường nhật, đời sống về 1 chủ đề nào đó
-
– Các “câu chuyện doanh nghiệp” ” câu chuyện thành công”: Mấy cái này là content storytelling được thấy nhiều nhất mà bất cứ công ty hay doanh nhân nào cũng cần phải viết nè, chỉ cần vào website doanh nghiệp sẽ thấy câu chuyện dn, sứ mệnh, tầm nhìn pla pla… hoặc vào các báo lớn để đọc câu chuyện doanh nhân.
-
– Các ADS xuất hiện trên các website báo chí, website truyện ….: cái này là những Content Storytelling chuẩn được chuyển thể thành dạng landing page nè, mọi người cứ vào site “truyenfull” xong rồi đọc 1 chap truyện nào đó kéo xuống tí là có quảng cáo, hoặc vào vnexpress cũng được
CÁC DẠNG CỐT TRUYỆN CONTENT STORYTELLING CĂN BẢN
Nói các dạng cốt truyện thì hơi đao to búa lớn quá. Cốt truyện có thể biết như dạng adventure, action, fantasy, drama, slice of life v.v…. nhưng để hiểu rõ từng cốt truyện thì nó sẽ rất dài và cần phải rèn luyện nhiều. Trong phần này thì mình sẽ hướng dẫn một vài “công thức content storytelling căn bản để chúng ta có thể ứng dụng ngay vào việc viết.
1) Cốt truyện từ tồi tệ đến thành công
Đây là 1 công thức mà người ta hay nói là công thức “before – after”… dạng như ngày xưa tôi đã tệ như thế nào, tôi đã gặp những chuyện gì, tôi đã phải gánh chịu những đau đớn gì, và thảm hại ntn… sau đó tôi đã tìm ra chân lý của đời mình (được 1 người giúp đỡ, hoặc kiên trì đến thành công, hoặc lụm được 1 bí kíp, 1 công việc gì đó)… trải qua bao nhiêu chông gai, tôi đã bước ra khỏi sự tồi tệ của bản thân, từ đó tìm kiếm thành công và hạnh phúc cho riêng mình.
Cốt truyện này gọi là “tự sự bản thân”, một câu chuyện kể về những gian nan, khó khăn mà tôi đã gặp phải và tôi đã vượt qua nó như thế nào. Nó có thể áp dụng cho câu chuyện doanh nghiệp, câu chuyện CEO, hoặc là câu chuyện của chính bản thân chúng ta để kể về “câu chuyện đời mình”. Có 1 cuốn sách mà Minh từng đọc gọi vui cốt truyện này là “từ giẻ rách tới giàu sang”, thực sự cốt truyện này chúng ta gặp rất nhiều ở cuộc đời của các tỷ phú như Lý Gia Thành, Steve Job, Jack Ma v.v….
2) Cốt truyện vượt qua quái vật
Hay nói đúng hơn là vượt qua 1 điều gì đó rất thậm tệ, một “bóng ma” của cuộc đời mà chúng ta chưa bao giờ vượt qua được. NHƯNG, bây giờ nó đã bị hủy diệt bởi ý chí kiên cường của mình. vd: “Trong cuộc đời làm Content thì tôi có 1 góc khuất, đó chính là tôi không thể tạo ra những dạng content video, hoặc designer photoshop cũng là một việc cực kỳ khó khăn mà tôi không bao giờ muốn đụng tới, nó giống như triệu chứng sợ nước hoặc sợ độ cao, với tôi nó còn kinh khủng hơn thế nữa. Tôi toàn giao những công việc design hoặc quay video cho người khác hoặc bỏ xó nó khi việc tới tay mình… NHƯNG, vào thời điểm abc, tôi đã gặp phải vấn đề sống còn…. nếu không thiết kế được, tôi sẽ bị nghỉ việc, mặc dù sếp đánh giá rất cao khả năng viết của tôi nhưng đây là một việc mà bất cứ người làm content nào cũng phải làm… và tôi đã phải đối mặt với bản án mà chính mình đã tạo ra… đó chính là bị thôi việc… và sau đó tôi đã…. sau đó nữa thì tôi… và cuối cùng tôi đã thoát khỏi được bóng ma cuộc đời mình…. kết thúc”
Vượt qua một nỗi sợ, một thách thức của cuộc đời và đạt được 1 thành quả rất lớn (kèm theo đó là các bổ trợ như thuốc men, khóa học, công cụ gì đó để bán hàng) là một cốt truyện rất hay gặp và hoàn toàn có thể biến thành 1 câu chuyện bán hàng khéo léo nhưng vẫn rất real.
3) Cốt truyện hành trình của người hùng
Câu chuyện về người hùng thì nó là một phiên bản nâng cấp khủng hơn cho câu chuyện vượt qua quái vật, nó chỉnh chu hơn với gần 10 bước của cốt truyện. Câu chuyện này dùng để PR cho dự án, PR cho thương hiệu cá nhân một cách cực kỳ thuyết phục, cung cấp đầy đủ thông tin về cuộc đời, về nhận diện, về sức mạnh, về tính cách, về phương châm sống v.v….. của đối tượng trong câu chuyện… và chốt của câu chuyện này “khẳng định” đối tượng là 1 người tốt đẹp, 1 người đáng để bạn follow học hỏi, hay mua hàng của họ.
Các bước căn bản của cốt truyện này gồm 3 phân cảnh chính: Khởi hành – chinh chiến – trở về
+ Phân cảnh khởi hành bao gồm:
-
– Đời sống bth, giới thiệu nhân vật
-
– Sự khủng khiếp kéo tới, ý tưởng khởi hành lóe sáng
-
– Có được sự hỗ trợ từ … và bắt đầu khởi hành
+ Phân cảnh chinh chiến
-
– Bước vào thế giới mới với nhiều bỡ ngỡ
-
– Bắt đầu gặp các thử thách (hoặc các thất bại đầu tiên)
-
– Giải quyết thử thách, và tăng dần thử thách
-
– THỬ THÁCH KHỦNG NHẤT, thất bại nặng nề, tái sinh
+ Phân cảnh trở về:
-
– Phần thưởng khổng lồ sau thử thách
-
– Kết quả nhãn tiền
-
– Trở về cuộc sống bình thường
-
– Một cuộc sống mới mở ra
-
– Tiến hành 1 hành trình mới.
Một trong những ví dụ điển hình nhất của cốt truyện này là cuốn sách “Nhà giả kim” của tác giả Paulo Coelho. Câu chuyện kể về cậu bé chăn cừu muốn đi tìm một thế giới mới, xóa bỏ cuộc sống củ của mình bằng cách bán hết tất cả những gì mình có để theo đuổi 1 giấc mơ. Sau đó lại bị lừa hết tiền và sống 1 cuộc sống ở 1 nơi mà ngay cả thứ tiếng của họ mình cũng k biết nói… sau khi tìm được 1 công việc ổn định thì 1 năm sau cậu lại muốn tiếp tục giấc mơ, băng qua sa mạc, gặp nhiều chông gai nhưng cuối cùng cũng chẳng tìm thấy kho báu. Cuối cùng, kho báu lại nằm ở ngay điểm bắt đầu của cuộc đời mình…. Một cuốn sách bán chạy nhất chỉ sau Kinh Thánh.
4) Cốt truyện chinh phục
Đây cũng là một mẫu chuyện mà mình khá thích , nó nói về một KẾ HOẠCH VĨ ĐẠI mà chúng ta lập ra để chinh phục mục tiêu, nó thiên về “suy luận” “logic” “định hướng” và biến thể những điều đó thành 1 câu chuyện kích tính, một câu chuyện mà chúng ta hay lầm tưởng nó là câu chuyện anh hùng nhưng thực chất nó lại mang nhiều ý nghĩa hơn thế.
Nếu cốt truyện anh hùng lấy những gian khó, thử thách và thành công của người anh hùng đó với giọng văn hồi hộp, thách thức, kịch tính thì cốt truyện chinh phục lại dùng những hành trình thực sự, những ý tưởng phiêu lưu thách thức để tạo nên một cốt truyện hấp dẫn. Điển hình nhất là trong phim ảnh, chúng ta sẽ thấy những cốt truyện dạng như:
-
– Jumanji, 1 tổ hợp 4 người bị cuốn vào 1 game, vượt qua bao nhiêu chông gai để hoàn thành mục đích cứu lấy khu rừng và cứu lấy chính bản thân mình (thoát khỏi trò chơi đó)
-
– 1 đoàn thám hiểm cùng phiêu lưu tới 1 hòn đảo để kiếm ra loại vắc xin quan trọng cứu lấy loài người
-
– Cá mực hầm mặt: đội ngũ K&K cùng nhau trải qua cuộc sống với bao nhiêu chông gai để cuối cùng có thể thắng giải đấu mang tầm quốc tế
-
– ….
Cốt truyện này thì hơi khó để triển khai thành 1 câu chuyện đăng profile hay website, nó thường dùng làm kịch bản TVC, hoặc một kịch bản bóc phốt 1 đơn vị quỵt tiền thì hợp lý. Các nội dung chính của cốt truyện:
-
– Xây dựng thông tin nền tảng, thông tin nhân vật
-
– Một mục tiêu xuất hiện, gây ảnh hưởng đến toàn thể mọi người
-
– Bắt đầu hành trình, gặp những trở ngại nhỏ và vượt qua
-
– Những mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ và vượt qua
-
– Mục tiêu, thử thách cuối cùng xuất hiện
-
– Hoàn thành thử thách cuối cùng với bao khó khăn, kịch tính, suýt soát.
-
– Giành lấy phần thưởng và quay về.
5) Cốt truyện “hoài niệm – chân lý”
Cốt truyện này thường sẽ thấy ở những group ngôn tình, bay bổng hoặc ở những bài viết tự sự bản thân về những hoài niệm của cuộc đời. Cốt truyện này rất dễ viết vì thực ra nó chính là những thứ hiện diện ngay trong cuộc sống của chúng ta vào thời gian trước.
-
– Hoài niệm về mái trường mến yêu
-
– Hoài niệm về tình đầu
-
– Hoài niệm về quá trình 5 năm làm việc
-
– Hoài niệm về những gian khó chông gai khi startup
-
– Hoài niệm về “những hối tiếc của cuộc đời”
-
-….
Cốt truyện này viết rất dễ, nhưng để nó trở thành 1 nội dung hấp dẫn,cuốn hút thì văn phong và cách dẫn dắt mạch truyện phải rất khéo léo và … KHÔNG ĐƯỢC KHOE KHOANG. Rất nhiều người bị dính vào lỗi này khiến cho nội dung của câu truyện trở thành một nội dung khoe khoang thuần túy và khiến cho người đọc có cảm giác khó chịu. Bố cục đơn giản của cốt truyện
-
– Kể về 1 kỉ niệm
-
– Xoáy sâu vào kỷ niệm đó bằng các sự vật, sự việc, yếu tố gay cấn
-
– Đưa ra những nhận định, chân lý của cuộc đời từ đúc kết bản thân
-
– Xác định cuộc sống “chấp nhận sự thật” – “sống tốt hiện tại” và mở ra cho mình 1 con đường mới.
TỔNG KẾT
Thực sự, việc viết Content Storytelling nó giống như 1 thú vui tao nhã của người làm content, khá nhiều bạn có khả năng ngôn ngữ thường tạo ra cho mình 1 cái page và “dịch truyện” nước ngoài (nhất là trung quốc) về Việt Nam để thỏa mãn niềm đam mê Storytelling của mình.
Việc viết Content Storytelling thì nó dễ, không khó, viết hay mới khó nhưng quan trọng nhất vẫn là VĂN PHONG, CÁCH VIẾT, CÁCH DẪN DẮT MẠCH TRUYỆN. Những cái này thì phải rèn luyện qua thời gian và mỗi người viết sẽ có 1 công thức, kỹ năng dẫn dắt khác nhau khiến cho nội dung đó trở thành độc nhất. Các công thức mà mọi người thấy ở trên thực ra nó chỉ mới là cái nền căn bản, hãy cố gắng thực hành nhiều lên hoặc sở hữu kỹ năng “copy cat” thì chúng ta mới có thể thành công hơn trong việc viết Content Storytelling.
Nguồn Leo Minh.
Ánh Tuyết – Tổng hợp và Edit.
Bài viết liên quan:
- Top 7 xu hướng Content Marketing dẫn đầu trong 2020
- Cách tạo nội dung 2021: Hướng dẫn cơ bản để tạo content marketing 2021
- Toàn tập cách viết content website thu hút nhiều traffic chất lượng
- 50 Thống kê Tiếp thị Nội dung (content Marketing) trực quan hấp dẫn tâm trí khách hàng 2021
- 8 Checklist đào tạo nhân viên Content cho người không chuyên