Mã vạch đang dần trở nên phổ biến trong việc thanh toán cũng như thông tin chi tiết về sản phẩm đó. Để sản phẩm của bạn có độ uy tín hơn thì việc đăng ký mã vạch là điều cần thiết. Bài viết hôm nay, Simple Page sẽ hướng dẫn bạn chi tiết thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm online. Theo dõi ngay bên dưới nhé!!!
Mục lục bài viết
Mã vạch là gì?
Mã vạch là một tập hợp hình ảnh chứa các vạch đậm và nhạt có độ dài và khoảng cách khác nhau, được sắp xếp theo một định dạng cụ thể để các máy đọc gắn đầu Laser có thể nhận biết và đọc. Công nghệ thông tin được sử dụng để biến đổi và lưu trữ các mã vạch này trong hệ thống máy chủ.
Mã vạch thường bao gồm mã số và được biểu thị bằng các ký tự số và hình ảnh vạch, tạo thành một thang số được gọi là “MS-MV hàng hóa.”
Cấu trúc của mã vạch có thể thay đổi tùy theo tiêu chuẩn sử dụng. Ví dụ, mã vạch EAN-13 hoặc EAN-8 là những tiêu chuẩn phổ biến, với độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm.
Mã số đi kèm với mã vạch có thể được quản lý và phân cấp bởi các tổ chức quốc gia liên quan đến tiêu chuẩn EAN cho các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, mã số thường bắt đầu với 3 chữ số 893, điều này thường áp dụng cho các sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, khi mã số có thể dài hơn 13 chữ số hoặc có các ký tự phân cách khác nhau trong mã vạch.
Hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV gồm những gì?
Đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch
Để đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch sản phẩm thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, bạn cần thu thập các giấy tờ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN, bao gồm:
- Bản sao điện tử của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc Quyết định thành lập, hoặc tài liệu có giá trị tương đương.
- Biểu mẫu điện tử để khai thông tin đăng ký, có chữ ký số của đơn vị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch. Nội dung trong biểu mẫu điện tử này phải tuân theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch
Đối với các đơn vị đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch vẫn còn hiệu lực nhưng gặp trường hợp mất, hỏng hoặc có sự thay đổi về thông tin như địa chỉ, tổ chức hoặc cá nhân và cần yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN, bao gồm:
- Bản sao điện tử của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc Quyết định thành lập doanh nghiệp, hoặc các tài liệu có giá trị tương đương, đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch.
- Biểu mẫu điện tử để kê khai thông tin đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận sử dụng mã vạch, có chữ ký số. Nội dung trong biểu mẫu điện tử này cần tuân theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm online
Quý khách hàng có thể đăng ký mã vạch sản phẩm online trên Trung tâm Mã số và Mã vạch Quốc gia của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo đường link vnpc.gs1.gov.vn:
Bước 1: Đầu tiên, cần đăng ký tài khoản trực tuyến trên trang web của Trung tâm Mã số và Mã vạch Quốc gia tại đường link: vnpc.gs1.gov.vn. Sau đó, chọn mục “Đăng ký” và nhập đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký.
Sau khi đăng ký tài khoản thành công, bạn sẽ nhận được email xác nhận đăng ký từ GS1, cùng yêu cầu nộp phí và cung cấp số tài khoản để tiến hành chuyển khoản.
Bước 2: Sau khi hoàn tất việc đăng ký tài khoản, bạn sẽ phải thanh toán các khoản lệ phí nhà nước. Quá trình thanh toán này sẽ được thực hiện thông qua việc chuyển khoản theo số tài khoản mà GS1 gửi đến email của bạn.
Khi đã thực hiện chuyển khoản, bạn sẽ nhận được hóa đơn điện tử được gửi qua email. Trong trường hợp không thể thanh toán theo hình thức trước, bạn cũng có thể nộp phí trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo hồ sơ giấy hoặc sử dụng dịch vụ chuyển khoản và nộp hồ sơ qua đường bưu chính.
Bước 3: Nộp hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Khi hồ sơ đã được tiếp nhận, GS1 sẽ thông báo đã tiếp nhận hồ sơ của bạn và sẽ gửi giấy hẹn ngày cấp mã vạch.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận mã vạch là xong.
Mức phí khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch sản phẩm
Khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận sử dụng mã vạch sản phẩm, tổ chức và cá nhân sẽ phải đóng các khoản chi phí Nhà nước như sau:
Phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số và mã vạch:
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) với mức thu là 1 triệu đồng/mã.
- Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) với mức thu là 300.000 đồng/mã.
- Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) với mức thu là 300.000 đồng/mã.
Phí duy trì sử dụng mã vạch hàng năm:
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 với mức thu là 500.000 đồng/năm.
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) với mức thu là 800.000 đồng/năm.
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) với mức thu là 1.500.000 đồng/năm.
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) với mức thu là 2.000.000 đồng/năm.
- Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm).
- Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) với mức thu là 200.000 đồng/năm.
- Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) với mức thu là 200.000 đồng/năm.
Tạm kết
Trên đây là chi tiết thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm online. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn thực hiện đăng ký Giấy chứng nhận sử dụng mã vạch một cách dễ dàng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.