Bạn đang tìm hiểu về chủ đề quảng cáo trên Facebook? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về công cụ quảng cáo Facebook cũng như các kiến thức, dịch vụ quảng cáo của Simple Page.
Mục lục bài viết
Quảng cáo Facebook là gì?
Nếu nói đến quảng cáo Facebook thì đây là thuật ngữ rộng chỉ việc sử dụng nền tảng MXH Facebook để quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến hàng triệu người dùng trên MXH này.
Việc quảng cáo trên Facebook có thể là miễn phí hoặc trả phí.
Cách quảng cáo Facebook miễn phí
Quảng cáo Facebook miễn phí tức bạn sẽ không phải trả tiền cho công ty Facebook để quảng bá sản phẩm của bạn trên MXH này. Hiện tại có rất nhiều cách để quảng cáo miễn phí trên Facebook (hay còn gọi là Marketing 0đ hay Free traffic):
- Xây dựng các kênh như Fanpage, Group, Profile để tiếp cận người dùng tiềm năng
- Đăng bài bán hàng hoặc bài viết chia sẻ giá trị trên các kênh Fanpage, Group của người khác để giới thiệu sản phẩm dịch vụ của bạn.
- …
Để quảng cáo trên Facebook miễn phí không có nghĩa bạn sẽ không tốn tiền, mà bạn sẽ cần phải bỏ ra để xây dựng nội dung trên các kênh này cũng như các công cụ hỗ trợ trong quá trình xây dựng nền tảng ví dụ các công cụ phần mềm chatbot, đăng bài, kết bạn, nhắn tin tự động,…
Quảng cáo trả phí trên Facebook
Quảng cáo trả phí trên Facebook sẽ có 2 hình thức:
- Trả phí cho chính nền tảng Facebook thông qua Facebook Ads
- Trả phí các kênh trên Facebook do các tổ chức, cá nhân sở hữu (hay còn gọi là booking PR)
Trong bài viết này Simple Page chỉ đề cập đến việc quảng cáo trả phí cho chính nền tảng Facebook hay còn gọi chung là Quảng cáo Facebook (Facebook Ads)
Quản cáo Facebook (Facebook Ads) là việc bạn sử dụng công cụ quảng cáo do chính nền tảng này tạo ra để quảng cáo đến người dùng trên MXH này.
Chuẩn bị gì để quảng cáo Facebook?
Điều kiện cần để bạn có thể quảng cáo Facebook đó là:
- Sở hữu kênh Fanpage (vì Facebook ads chỉ hỗ trợ quảng cáo cho kênh này)
- Tài khoản quảng cáo (cá nhân hoặc đăng ký Doanh nghiệp)
- Sản phẩm/dịch vụ cần quảng cáo
Các mục tiêu quảng cáo Facebook 2022
Facebook Ads có 3 mục tiêu quảng cáo liên quan trực tiếp đến Hành trình khách hàng online đó là:
- Awareness (Nhận thức)
- Consideration (Xem xét)
- Conversion (Chuyển đối)
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết 3 hình thức quảng cáo này.
Quảng cáo tăng nhận thức
Nhắm mục tiêu là phần đỉnh của sale funnel. Quảng cáo này xây dựng nhận thức và sự quan tâm hàng đầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn bằng cách tăng:
- Brand Awareness (Nhận thức về thương hiệu) – Khuyến khích khám phá thương hiệu của bạn
- Local Awareness (Nhận thức địa phương) – Khuyến khích khám phá doanh nghiệp địa phương của bạn. (tùy chọn nhắm mục tiêu giới hạn, mục tiêu dựa trên mức độ gần gũi với doanh nghiệp)
- Reach (Phạm vi tiếp cận) – Hiển thị quảng cáo của bạn với số lượng người tối đa có thể. (số lượng có hạn)
Quảng cáo tạo cân nhắc
Loại quảng cáo này khiến mọi người bắt đầu suy nghĩ về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Và tìm kiếm thêm thông tin về nó, có thể nhìn thấy qua các mục tiêu quảng cáo tăng:
- Traffic – dẫn mọi người đến một trang trên trang web của bạn
- Engagement – Thúc đẩy engagement với doanh nghiệp bạn
- Page Likes – Tăng lượt thích trang Facebook
- Post Engagemen – Tăng sự tương tác với một bài đăng cụ thể
- Offer Claims – Khiến mọi người yêu cầu một đề nghị
- Event Responses – Thu hút mọi người tham dự một sự kiện
- App Installs – Tạo cài đặt ứng dụng
- Video Views – Tạo lượt xem trên video
- Lead Generation – Có được khách hàng tiềm năng mới thông qua hình thức khách hàng tiềm năng mà người dùng Facebook có thể điền vào ngay trên nền tảng
- Messenger Ads – Gửi quảng cáo cho mọi người ngay vào tài khoản Facebook Messenger của họ.
Quảng cáo thôi thúc chuyển đổi
Quảng cáo này chuyển đổi. Khuyến khích mọi người thực hiện một hành động cụ thể hoặc mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bao gồm các mục tiêu quảng cáo tăng:
- Conversion – Thúc đẩy hành động trên trang web của bạn
- Product Catalog Sales (Danh mục sản phẩm Bán hàng) – Thúc đẩy doanh số
- Store Visits (Lượt truy cập cửa hàng) (Tính khả dụng hạn chế) – Lưu lượng truy cập đặt chân đến cửa hàng
5 định dạng quảng cáo Facebook Ads
Hiện tại Facebook hỗ trợ rất nhiều định dạng quảng cáo, phổ biến nhất là 5 loại hình sau đây:
1. Hình ảnh
Quảng cáo hình ảnh có thể là 1 ảnh hoặc album ảnh, với mỗi cách hiện thị hình ảnh như này Facebook đưa ra các kích thước hình ảnh khác để khi đăng lên Facebook sẽ tối ưu trải nghiệm đọc.
Xem bài viết: Tổng hợp các kích thước ảnh chuẩn đăng Facebook 2022
2. Video Ads
Quảng cáo video đang là xu hướng được Facebook ưu tiên nhất những năm đổ lại đây vì tính tương tác của nó mang lại hiệu quả ngay lập tức.
Người dùng chỉ mất 3s để hiểu được nội dung quảng cáo cũng như trực tiếp cảm nhận được thông điệp thông qua tai và mắt (khác với những định dạng quảng cáo khác chỉ có thể tác động vào nhận thức thông qua nhìn)
3. Định dạng quay vòng (Carousel Facebook Ads)
Với định dạng quay vòng, bạn có thể hiển thị tối đa 10 hình ảnh hoặc video trong cùng một quảng cáo, trong đó mỗi hình ảnh hoặc video đều có liên kết riêng.
4. Trải nghiệm tức thì (Canvas Ads)
Trải nghiệm tức thì là trải nghiệm toàn màn hình, mở ra sau khi người xem nhấn vào quảng cáo của bạn trên thiết bị di động. Tạo Trải nghiệm tức thì để nêu bật thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn bằng hình ảnh.
5. Bộ sưu tập (Galerry Ads)
Định dạng bộ sưu tập bao gồm nhiều sản phẩm và sẽ mở ra như một trải nghiệm tức thì khi có người tương tác với nó. Khách hàng có thể khám phá và duyệt các sản phẩm mua từ điện thoại của họ trong một cách trực quan.
Chạy quảng cáo Facebook có hiệu quả không?
Đây là câu hỏi khó trả lời nhất hiện tại vì để quảng cáo mang lại hiệu quả đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác tác động.
Chắc hẳn trong quá trình bạn tự chạy quảng cáo trên Facebook sẽ gặp những trường hợp như:
- Bạn đã làm thông điệp quảng cáo cực tốt, cực đẹp, sản phẩm lại quá OK nhưng khi triển khai quảng cáo Facebook lại không được thị trường hưởng ứng thì lý do nằm ở đâu?
- Bạn thấy chi phí quảng cáo rẻ, đơn ra nhiều nhưng cuối tháng chốt sổ lại chẳng thấy tiền đâu?
- Bạn làm quảng cáo được một thời gian, kiếm được tiền khủng và sau một thời gian đối thủ của bạn mọc lên như nấm với sản phẩm tương tự giá tốt và chi quảng cáo khủng hơn
- Bạn chạy ổn được một thời gian thì tài khoản quảng cáo bị Facebook khóa không rõ nguyên do
- Bạn chạy hôm nay rẻ nhưng ngày hôm sau lại đắt x2 x3
Có hàng tá vấn đề sẽ xảy ra tác động đến quá trình chạy quảng cáo khiến chiến dịch không hiệu quả. Nếu bạn không có nhiều kiến thức, kinh nghiệm xử lý thì hãy để Simple Page giúp bạn, với kinh nghiệm hơn 2 năm triển khai tư vấn các chiến dịch quảng cáo cho các tổ chức – cá nhân lớn nhỏ, bạn có thể yên tâm gửi gắm chiến dịch của mình cho team triển khai.
Hiệu quả quảng cáo Facebook nằm ở đâu?
Điều này nằm ở quan niệm về chữ “hiệu quả” mà doanh nghiệp của bạn mong muốn!
Rất nhiều người thuê đơn vị dịch vụ chạy và đánh giá họ làm không hiệu quả. Đa số các trường hợp này nằm ở chỗ 2 bên không thống nhất được mục tiêu hiệu quả khi triển khai. Ví dụ:
- Đơn vị dịch vụ quan niệm hiệu quả là làm sao để thông điệp quảng cáo của DN tiếp cận được nhiều người dùng tiềm năng nhất có thể với mức chi phí tốt nhất cho DN
- Ở góc độ DN họ lại quan niệm hiệu quả là làm sao bên dịch vụ mang lại doanh số tăng 20-30%
Cụm từ in đậm ở trên cho thấy góc nhìn của 2 bên là khác nhau hoàn toàn, đó là lý do DN thấy đơn vị quảng cáo chạy không hiệu quả.
Nhưng đôi khi dù có cùng mục tiêu hiệu quả vẫn cảm thấy không hiệu quả đó là vì:
- Đơn vị dịch vụ mang lại lượng khách hàng (leads) đúng mục tiêu, nhưng DN lại không có khả năng khai thác tạo ra doanh số (yếu tố nội tại của DN đó)
- Cả 2 bên xác định sai mục tiêu hiệu quả (DN không nhìn nhận được vấn đề của mình khi đặt yêu cầu với bên dịch vụ, ví dụ DN đang ở giai đoạn xây dựng branding thì lại tập trung quá nhiều vào tăng trưởng nóng…)
Bỏ qua các yếu tố ở trên, nếu bạn là một người mới bắt đầu tìm hiểu về quảng cáo Facebook thì hiệu quả cơ bản bạn cần quan tâm đó là doanh số. Cho nên bạn chỉ cần nhớ công thức là đủ:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Cách tính phí quảng cáo trên Facebook
Khác với Google Ads tính phí dựa trên lượt nhấp chuột thì Facebook tính phí dựa trên lượt hiển thị (CPM)
CPM – Cost Per Impressions (giá mỗi 1000 lần hiển thị)
Điều này có nghĩa là Facebook sẽ tự động phân phối hiển thị mẫu quảng cáo của bạn đến người dùng mà bạn nhắm đến (còn gọi là Target Audiences). Họ có thể thấy bạn ở các vị trí như:
- Newsfeed
- Messenger
- Các trang liên kết với Facebook
- Marketplace
- Stories
- …
Và cứ mỗi một 1000 lần hiển thị tại các vị trí trên thì bạn phải trả cho Facebook một khoản chi phí.
Do đó khác với Google bạn chỉ cần trả tiền cho mỗi lần click chuột thì với Facebook dù người dùng có click chuột hay không bạn đã phải trả phí cho các lượt hiện thị quảng cáo.
Cơ chế đấu giá hiển thị quảng cáo Facebook
Để quảng cáo của bạn hiển thị ở vị trí mong muốn, thực ra Facebook đã đưa ra cơ chế đấu giá thầu cho mẫu quảng cáo cho các nhà quảng cáo.
Để dễ hiểu, ví dụ cùng một thời điểm có 100 mẫu quảng cáo muốn hiện thị ở vị trí newsfeed thì Facebook tạo ra thuật toán để testing và đánh giá xem mẫu quảng cáo nào mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng cũng như dựa vào ngân sách đấu thầu của các mẫu quảng cáo này để xếp thứ tự ưu tiên.
Đây là lý do các mẫu quảng cáo của bạn cần phải đầu tư nội dung, hiệu ứng, màu sắc, ngân sách tốt cũng như có chiến lược rõ ràng mới có thể cạnh tranh hiệu quả với các nhà quảng cáo khác.
6 chỉ số cần theo dõi khi chạy quảng cáo Facebook
Tùy theo mục tiêu quảng cáo và các hình thức quảng cáo mà bạn sẽ tập trung vào các chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của nó.
Sau đây là một vài chỉ số phổ biến mà bạn cần quan tâm khi chạy quảng cáo Facebook
CPM
CPM là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Cost Per Million (giá mỗi 1000 lần hiển thị) và là một loại quảng cáo Trả tiền cho mỗi lần hiển thị. CPM cho thấy mức độ cạnh tranh hiện thị mẫu quảng cáo trên thị trường trong một khoảng thời gian.
CTR
CTR (Click through rate) có nghĩa là những người thấy quảng cáo của bạn và nhấp chuột vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp chuột CTR được sử dụng nhằm mục đích đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn trên một website nào đó. Thông qua tỷ lệ CTR có thể đo lường sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trực tuyến.
Reach
Reach trên Facebook là những lượt tiếp cận tự nhiên trên Facebook. Có thể hiểu đơn giản khi bạn đăng bài viết trên Facebook những người dùng Facebook nhìn thấy bài viết đó một cách tự nhiên, không có chủ đích truy cập trước đó thì đó chính là Reach.
Comment
Là số bình luận trên bài quảng cáo đến từ người dùng xem quảng cáo trả phí
Inbox
Là số lượt tin nhắn vào Fanpage đến từ người dùng xem quảng cáo
View video
Là số lượt người xem video quảng cáo trong 3s-10s hoặc 15s (tùy mục tiêu quảng cáo)
Trên là các chỉ số cơ bản giúp đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo mà Simple Page thường sử dụng.
Bảng giá dịch vụ quảng cáo Facebook tại Simple Page
Gói tư vấn quảng cáo
Chi phí: 500.000đ (chưa bao gồm chi phí chuẩn bị tài nguyên Facebook)
Thông tin gói
- Tư vấn định hướng nội dung, chiến dịch quảng cáo phù hợp cho quý doanh nghiệp
- Hỗ trợ tài liệu, khóa học, các kênh nghiên cứu kiến thức chuyên sâu
- Hỗ trợ mua nguyên liệu Facebook (tkqc, BM, fanpage, seeding,…)
Gói dịch vụ quảng cáo theo ngân sách
Chi phí: từ 5.000.000đ/tháng (chưa bao gồm chi phí nguyên liệu quảng cáo và ngân sách quảng cáo)
Thông tin gói:
- Setup 2 tài khoản quảng cáo cá nhân và 1 tài khoản Doanh nghiệp BM
- Khảo sát doanh nghiệp định hướng tối ưu chuyển đổi cho DN
- Proposal plan triển khai chiến dịch quảng cáo cho DN trong 3 tháng
- Sáng tạo nội dung, thiết kế hình ảnh cho các chiến dịch quảng cáo
- Tối ưu quảng cáo, cập nhật xu hướng quảng cáo liên tục
Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu tư vấn các giải pháp marketing của Simple Page, vui lòng livechat với website hoặc liên hệ Hotline để được tư vấn.