Mục lục bài viết
Hiểu ý nghĩa của từng chỉ số đo lường
Mỗi doanh nghiệp khi vận hành các hoạt động marketing luôn có một bộ chỉ số đo lường hiệu quả riêng nhất là các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào digital marketing như Thương mại điện tử.
Có vô vàn các loại chỉ số nhưng vẫn sẽ có một số loại chỉ số chính mà hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng như impressions, CTR, conversion rate,… việc hiểu ý nghĩa đằng sau những con số này là rất quan trọng cho marketer từ việc lên kế hoạch cho đến đo lường và báo cáo hiệu quả.
Impression
Impression là gì?
Impression hay còn gọi là lượt hiển thị. Nhiều người rất dễ đánh đồng lượt hiển thị giống như view – lượt xem hay Reach – lượt tiếp cận.
Tuy nhiên 2 chỉ số này khác nhau trong quảng cáo của Google thì Impression là tổng số lần quảng cáo tiếp cận được đến người dùng. Trong SEO thì impression lại là số lần hiển thị trên trang tìm kiế của trang web.
Impression= Reach *Frequency
Trong đó Reach là lượt tiếp cận đến người dùng
Frequency là tần suất
Ví dụ, một người nhận được 3 lần 1 quảng cáo thì Impression= 3×1=3
Vai trò của impression
- Đo lường khả năng hiển thị của quảng cáo.
- Xác định tần suất hiển thị. Frequency (tần suất hiển thị) = Impression/ reach (số người tiếp cận)
Số liệu này rất quan trọng khi xác định sự thành công của chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu. Tại sao? Số lần hiển thị cao hơn cho thấy rằng quảng cáo của bạn đang được hiển thị cho nhiều người dùng, do đó làm tăng nhận thức của bạn.
Tuy nhiên tùy vào mục tiêu chiến dịch mà việc số lần hiển thị cao có tốt hay không
Nhưng, nếu mục tiêu chiến dịch marketing gắn liền với chuyển đổi thay vì nhận thức, hãy đảm bảo không bị cuốn trôi bởi số lượng hiển thị cao. Trong các chiến dịch hướng chuyển đổi, số lần hiển thị có thể hữu ích trong việc đo xem liệu người dùng có đủ cơ hội để tham gia vào quảng cáo của bạn hay không, nhưng điều quan trọng nhất là chuyển đổi của bạn.
Click – lượt nhấp chuột
Click là gì
Click hay lượt nhấp chuột. Số lần nhấp tăng khi người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của công ty.
Từ việc đánh giá lượt click và lượt tải trang có thể thể hiện quảng cáo của bạn và nội dung trong website có phù hợp với nhau không.
Ví dụ, lượt nhấp chuột tăng nhưng lượt tải trang không tăng thể hiện rằng nội dung trên website không tốt, không phù hợp với nội dung quảng cáo nên người dùng thoát ra ngay khi click; hoặc website có vấn đề khi tải trang như tải trang lâu, lỗi,…
Vai trò của click
Như ví dụ trên, lượt nhấp chuột thể hiện chất lượng của nội dung và sự phù hợp giữa nội dung trong website với quảng cáo cùng với đó là đối tượng nhắm mục tiêu phù hợp.
Click-through rate – CTR
CTR là gì?
CTR hay tỷ lệ nhấp là tỷ lệ số lượt nhấp trên số lượt xem quảng cáo từ người dùng.
Vai trò của CTR
CTR là một số liệu quan trọng để hiểu và tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch marketing. CTR cao có nghĩa là thông điệp và nội dung quảng cáo nhắm đúng đến nhu cầu cũng như hành vi của công chúng mục tiêu
Nhưng nếu CTR thấp hơn dự kiến, khi xây dựng KPIs thì cần phải xem xét điều chỉnh quảng cáo để phù hợp hơn với những điều thúc đẩy công chúng mục tiêu click.
Cần kiểm tra và có phương án điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp vì khi CTR tăng, chi phí cho mỗi lần nhấp có thể sẽ bắt đầu giảm (ngược lại, CTR thấp hơn có thể làm tăng chi phí mỗi lần nhấp).
Nếu không có dữ liệu cũ hay số liệu để so sánh thì làm sao biết CTR cao hay thấp
Mỗi ngành nghề sẽ luôn có một mức benchmark nhất định, dù là chiến dịch marketing mới, chưa có các số liệu cũ để so sánh hiệu quả nhưng marketing có thể “tạm lấy” các benchmark chung cho ngành đó làm số liệu để so sánh hiệu quả và vừa triển khai vừa điều chỉnh cho hợp lý.
Ngoài ra, nên không có các số liệu benchmark ngành thì marketer vẫn có thể test trên quy mô nhỏ để tự làm benchmark cho mình.
Cost per click – CPC
CPC là gì?
Chi phí thực tế mà marketer đang phải trả cho mỗi lần nhấp chuột trong chiến dịch quảng cáo (pay-per-click – PPC).
Vai trò của CPC
CPC cho phép marketer hay nhà quản trị xác định lợi tức đầu tư (return on investment – ROI) cho mỗi chiến dịch marketing.
Giả sử marketer cần kiểm tra xem liệu mình có đang phải trả tiền quá nhiều cho các từ khóa trong chiến dịch tìm kiếm mới đang triển khai thì CPC chính là số liệu cần xem xét đầu tiên. Trong báo cáo đổ về nhà quảng cáo có thể kiểm tra được những ai click và không click vào quảng cáo hiển thị, trình duyệt sử dụng, ngôn ngữ, địa chỉ IP, thời gian, vị trí địa lý,…
Conversion
Conversion là gì?
Hiểu một cách đơn giản là một chuyển đổi được tính khi một user truy cập vào website thực hiện một hành động mà người làm marketing muốn, thường là dạng hoàn thành form đăng ký để lại thông tin, tải xuống file, đăng ký thành viên, mua hàng,…
Vai trò của conversion
Conversion là một trong những số liệu quan trọng nhất để đo lường hiệu quả của các chiến dịch digital marketing.
Tỷ lệ chuyển đổi thấp có thể là dấu hiệu của một số vấn đề với chiến dịch digital marketing. Nếu tỷ lệ chuyển đổi thấp, thì marketer nên xem lại:
- Nội dung trang có vấn đề gì không khi mà lượt truy cập cao nhưng không có chuyển đổi
- Form điền thông tin có lỗi gì không khi lượt click và truy cập vào trang nhiều nhưng không có chuyển đổi
- Landing page liệu đã thể hiện lời kêu gọi hành động rõ ràng (CTA) cho khách hàng tiềm năng?
Conversion rate – CR
Conversion rate là gì
Conversion rate (CR) hay tỷ lệ chuyển đổi, là tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn trên một trang web. Marketer có thể tính tỷ lệ chuyển đổi bằng cách lấy số lượng chuyển đổi chia cho tổng số lần nhấp quảng cáo.
Vai trò của CR
Tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn xem tỷ lệ phần trăm có bao nhiêu khách hàng tiềm năng đang chuyển đổi. Số liệu này có thể giúp người làm marketing xác định xem chiến dịch hiện tại có hiệu quả hay không.
Ví dụ: nếu bạn có tỷ lệ nhấp cao, nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, sẽ là khôn ngoan nếu bạn xem trang web hoặc trang đích của bạn và đánh giá lại hiệu quả của nó. Có lẽ biểu mẫu của bạn quá dài hoặc bản sao của bạn không liên quan đến quảng cáo của bạn. Marketer có thể tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi của mình bằng cách:
- Nghiên cứu và tìm hiểu đối tượng để hiểu nhu cầu cũng như hành vi của họ
- Tận dụng USP của sản phẩm, dịch vụ (nghĩa là lợi ích bạn cung cấp và những thách thức bạn có thể giải quyết cho đối tượng của mình)
Cost per acquisition – CPA
CPA là gì?
CPA hay còn gọi là cost per acquisition (khác với cost per action), là chi phí thực tế người làm marketing đang trả cho mỗi chuyển đổi.
CPA=Total cost/ total number of conversions
Vai trò của CPA
Chi phí cho mỗi lần mua lại là chìa khóa khi giúp các công ty đo lường chi phí để có được khách hàng mới. Mục tiêu của CPA là giữ cho chi phí thấp trong khi vẫn duy trì số lượng chuyển đổi có giá trị cao.
Làm thế nào để giảm CPA? Có khá nhiều cách tuy nhiên, cách tốt nhất là tiếp tục thử nghiệm và tối ưu hóa để cải thiện điểm chất lượng quảng cáo và giảm CPC tối đa. Tóm lại, cần thu hút càng nhiều chuyển đổi càng tốt trong khi vẫn giữ con số này ở mức thấp nhất có thể.
Nếu bạn cảm thấy hơi mông lung khi đọc hiểu những chỉ số trên thì đừng lo lắng, đó là điều bình thường marketer cần phải thực hành mới có thể hiểu và thực hành, rèn luyện nhiều sẽ tạo thành kỹ năng.