GenZ – thế hệ tiêu dùng của hiện tại và tương lai, sinh ra và lớn lên trong một thời đại bao phủ bởi Internet. Nên thế hệ Z có những xu hướng tiêu dùng khác hẳn so với các thế hệ trước. Hãy cùng Simple Page giải mã những xu hướng tiêu dùng của thế hệ Z là như thế nào nhé.
GENZ – HỌ LÀ AI?
GenZ hay còn được gọi là thế hệ Z, Gen Tech, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Founders, Homeland Generation hay hậu Millennials, Post millennials,…
Đây là nhóm người sinh ra khoảng từ 1995 đến 2012, một số khác lại cho rằng từ 1997 đến 2015. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu, là tập thế hệ các bạn trẻ có độ tuổi trưởng thành trong thập niên thứ 2 của thế kỷ 21.
Chiếm khoảng 2,6 tỷ người chiếm khoảng 1/3 dân số trên thế giới, trong đó ở Việt Nam khoảng 15 triệu người chiếm 25% lực lượng lao động của quốc gia. GenZ hiện đã và đang là thế hệ tiêu dùng của tương lai.
Theo một nghiên cứu từ Gartner, là thế hệ “sẵn sàng để chi tiêu” với sức mua của họ rơi vào khoảng 142,2 tỷ đô mỗi năm và 1 nghìn tỷ đô la trên toàn cầu. Vì vậy mà những xu hướng tiêu của của GenZ hiện nay khiến cho các nhãn hàng không thể làm ngơ.
NHỮNG XU HƯỚNG TIÊU DÙNG ĐÁNG LƯU Ý CỦA GENZ HIỆN NAY
Nghiên cứu sâu vào xu hướng tiêu dùng của thế hệ Zer, ta có thể thấy họ quan tâm đến: thực phẩm, thời trang và lối sống.
1. GenZ không xem mua sắm trực tuyến là tất cả
Điều khác biệt rõ rệt của thế hệ Z so với các thế hệ khác là họ chính là thế hệ đầu tiên lớn lên với smartphone và mạng Internet. Trong khi các thế hệ khác đang cố gắng hoà mình vào môi trường kỹ thuật số thì GenZ là thế hệ “nhuần nhuyễn” điều này hơn ai hết. Dựa trên nền tảng này, chúng ta có thể đưa ra một số nhận định về thế hệ này.
Tuy nhiên, có vài điều thú vị là GenZ không tin tưởng vào Internet và không xe mua sắm trực tuyến là tất cả, điều này có thể khác lạ so với suy nghĩ của số đông nhưng sự thật lại cho thấy ba mẹ, bạn bè và chuyên gia vẫn là những nguồn thông tin tin tưởng hàng đầu so với Influencer
Ngoài ra, ngày càng nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ này chuyển hướng đến các cửa hàng truyền thống. Một bộ phân GenZ thường lướt các cửa hàng trực tuyến nhưng vẫn đến cửa hàng để mua sắm sản phẩm vì họ muốn tận hưởng trải nghiệm khách hàng trực tiếp. Một cuộc khảo sát hoàn thành vào năm 2021 cũng cho kết quả tương tự. Thế hệ Z đã mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng tương đương nhau mỗi tuần.
Vì vậy, nếu đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp bạn là Thế hệ Z, thì điều quan trọng là bạn phải trung thực trong việc quảng bá, không khiến trải nghiệm sản phẩm để lại ấn tượng xấu và không chỉ tập trung vào mua sắm trực tuyến.
2. Xu hướng ăn uống của GenZ
GenZ đang ngày càng quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch như hiện nay. Sở thích về thực phẩm cũng ảnh hưởng đáng kể đến tương lai của các thương hiệu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Một nghiên cứu tiết lộ rằng GenZ rất có ý thức về sức khoẻ trong việc lựa chọn thực phẩm, với 67% trong số họ xem xét thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm.
Theo American Egg Board, xu hướng lựa chọn thực phẩm của GenZ chủ yếu tập trung vào ba yếu tố: mạng xã hội, sự tiện lợi và sức khỏe dinh dưỡng. Họ tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn, điều này cho thấy họ cởi mở hơn với việc ăn chay. Ngoài ra, theo Bo Finneman, một đối tác liên kết của Mckinsey, giải thích rằng những người thuộc thế hệ GenZ đang có sự bùng nổ về chế độ ăn kiêng thích hợp.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Packaged Facts cho thấy GenZ thích ăn đồ ăn nhẹ suốt cả ngày thay vì theo bữa ăn ba món truyền thống. Xu hướng ăn vặt này sẽ tiếp tục trong những năm tới, nhờ 23% thuộc thế hệ Z nói rằng họ thích món khai vị và đồ ăn nhẹ hơn là các bữa ăn thông thường.
Những con số thống kê đến từ các nước phát triển khác, tuy nhiên lại rất hữu ích đối với các thương hiệu tại Việt Nam để nắm bắt kịp thời các xu hướng dựa trên insight của GenZ trong sở thích ăn uống.
3. Genz ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường
Thế hệ Z đang thúc đẩy một thị trường thân thiện với môi trường và họ mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu. Không giống như những thế hệ trước thường quan tâm nhiều về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thế hệ Z ưu tiên các sản phẩm có thể tái tạo thân thiện với môi trường.
Khảo sát của Deloitte Global 2021 cho thấy hơn 25% GenZ thừa nhận rằng tác động đến môi trường do một số doanh nghiệp gây ra đã ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Trước khi mua một mặt hàng hoặc ủng hộ một thương hiệu, trước tiên GenZ cần biết ai đã tạo ra sản phẩm đó. Sản phẩm đến từ đâu và quá trình tạo ra nó là gì cũng là mối quan tâm của họ.
Người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề đạo đức và họ có xu hướng tránh xa các thương hiệu có vấn đề tác động đến môi trường. Một nghiên cứu khác cũng tiết lộ rằng tính đến năm 2021, 79% thế hệ Zer sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho năng lượng sạch.
Tóm lại, để nắm bắt được tâm lý của GenZ tiếp cận và bán hàng cho thế hệ này, các doanh nghiệp cần có mục đích với các giá trị cốt lõi, tìm cách đóng góp cho xã hội. Sau đó, hãy truyền tải thông điệp mục đích và giá trị rõ ràng của doanh nghiệp cho thế hệ này.
Tổng hợp