Hành vi xu hướng mua hàng của GenZ thời điểm hiện tại là một chủ đề đang rất được nhiều người quan tâm và bàn tán, đặc biệt là các chuyên gia kinh tế và các chủ doanh nghiệp. Vậy thì GenZ là ai? Hành vi tiêu dùng hiện tại của GenZ như thế nào? Bị tác động trực tiếp bởi những yếu tố nào? Việc thói quen tiêu dùng như vậy của GenZ có ảnh hưởng gì tới các doanh nghiệp, nền kinh tế, tới sự hồi phục và phát triển của đất nước trong tương lai,…? Trong bài viết này, SimPle Page sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chủ đề đang rất được quan tâm này nhé!
1. GENZ LÀ AI?
GenZ là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm nhân khẩu học. Cho những ai chưa biết, thế hệ GenZ chính là thế hệ bao gồm những người sinh trong khoảng những năm 1995 tới 2012. Hầu hết thế hệ GenZ thường là con cái của thế hệ X (thế hệ được sinh ra trong khoảng những năm 1965 tới 1979.
Có thể thấy, đây là nhóm mầm mống của tương lai sau thế hệ GenY (1980 tới 1884), là thế hệ nền móng cho sự phát triển nền kinh tế của đất nước.
2. HÀNH VI XU HƯỚNG MUA HÀNG CỦA GENZ THỜI KỲ “HẬU COVID”
Có thể thấy, thói quen mua hàng của GenZ sau Covid đang thay đổi khá rõ rệt so với lúc trước dịch. Đại dịch Covid-19 đã càn quét nền kinh tế cạn kiệt, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy suốt hơn 2 năm nay. Nó đã làm xáo trộn tất cả mọi thứ. Đi cùng với đó là thói quen, hành vi tiêu dùng của GenZ cũng đã thay đổi theo với những đặc điểm tiêu dùng như sau:
GenZ ngày càng chi tiêu nhiều hơn
Một số liệu thống kê khá bất ngờ, đó là mức độ chi tiêu của GenZ thời điểm sau dịch lại đang lớn hơn thậm chí rất nhiều lần thời điểm trước dịch. Điều này lý giải một điều rằng, đại dịch Covid-19 đã làm cho nhu cầu về hàng tiêu dùng bị dồn nén quá mức, dẫn tới việc chịu chi của GenZ không chỉ về du lịch và còn về ăn uống, thời trang,… Điều này mang tới tín hiệu phục hồi kinh tế rất tốt, đồng thời cũng khẳng định một điều rằng, chính thế hệ GenZ sẽ là những “khách hàng số” – những người sẽ quyết định rất lớn tới xu hướng mua hàng và tiếp thị sản phẩm của các doanh nghiệp trong tương lai.
Theo nghiên cứu cũng cho thấy, đa số mục đích chính của GenZ khi mua sắm phần lớn không phải vì công dụng, lợi ích của sản phẩm mà là để thể hiện, khẳng định bản thân, định hình cách sống với xã hội. Họ coi niềm vui ngắn hạn trước mắt là chính. Chính yếu tố này làm cho nền kinh tế phục hồi một cách nhanh chóng sau khi trở lại trạng thái bình thường mới.
Sẵn sàng trải nghiệm những món hàng, sản phẩm mới lạ, không đề cao tính chung thủy
Với đặc điểm thích trải nghiệp và khám phá những cái mới lạ, GenZ được cho là những người tiêu dùng không có tính chung thủy, gắn bó với các thương hiệu của các doanh nghiệp. Điều này tạo ra một thử thách cho các doanh nghiệp khi lượng khách hàng tiềm năng của họ có xu hướng luôn thay đổi sản phẩm, khám phá những tính năng mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn kịp thời cập nhật các xu thế, liên túc thay đổi nhằm đa dạng hóa các danh mục sản phẩm, thích nghi kịp thời với nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần biết “lắng nghe” và “thấu hiểu” nhóm khách hàng này.
Thích mua trả góp
Theo thống kê cho thấy, ngày càng nhiều những doanh nghiệp chấp nhận phương thức mua hàng trước thanh toán sau của GenZ, điều này đồng nghĩa với việc GenZ ngày càng có xu hướng thích mua trả góp hơn. Lý giải nguyên nhân này, nhiều chuyên gia cho rằng, lý do lớn nhất để GenZ chịu chi trước như vậy đó là do tính hấp dẫn của những sản phẩm mới, họ không muốn bỏ lỡ những sản phẩm mới và hiện đại nhất, họ không muốn bị coi là “lỗi thời”, luôn phải bắt kịp xu hướng.
Đó cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp cũng cần để ý. Chỉ cần định hướng sản phẩm đúng với kỳ vọng, đáp ứng kịp thời xu hướng và làm hài lòng khách hàng GenZ, chắc chắn họ sẽ chịu chi mà không quan tâm đến khả năng tài chính của mình.
Xu hướng mua hàng qua Internet bùng nổ
Với thời đại “chuyển đổi số” lên ngôi, các doanh nghiệp cũng dần chuyển mình sang kỹ thuật số nhằm thích nghi với xu hướng của thị trường, người tiêu dùng cũng ngày càng ưa chuộng việc mua hàng online và tình trạng “ngại” ra đường ngày càng nhiều xuất hiện ở giới trẻ GenZ. Điều này đưa ra một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp khi phải thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thê hệ GenZ.
Việc trải nghiệm mua hàng online cũng là một điểm rất quan trọng mà doanh nghiệp không thể làm lơ. GheZ sẵn sàng lướt đi và đánh giá thấp những trang web nào hoạt động chậm hay thiết kế sản phẩm không bắt mắt. Các doanh nghiệp nên đầu tư vào sản phẩm lẫn các dịch vụ trải nghiệm mua sản phẩm, đó chắc chắn sẽ là những yếu tố tiên quyết để GenZcó thế quyết định mua hàng hay không.
GenZ thích công nghệ hiện đại, thích trải nghiệm dịch vụ tốt, không thích chờ đợi, không thích thời gian giao hàng lâu. Doanh nghiệp cần nắm bắt và đáp ứng được những đặc điểm này, cố gắng thay đổi các phương thức tiếp thị sản phẩm, đồng thời tạo ra các công cụ hỗ trợ khách hàng online mọi lúc mọi nơi. Cuộc đua về “chuyển đổi số” chắc chắn sẽ là cuộc đua sinh tử giữa các doanh nghiệp nếu không muốn bị tụt lại hay thậm chí là sụp đổ.
3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÓI QUEN TIÊU DÙNG CỦA GENZ
GenZ là bộ phận rất rất dễ bị những tác động bên ngoài ảnh hưởng lên hành vi mua hàng của mình. Với mức độ tiếp cận rộng rãi như hiện nay, chỉ cần bắt gặp một nhân vật nổi tiếng, một reviewer nào đó mà họ yêu mến giới thiệu một sản phẩm nào đó, thì GenZ rất dễ nảy sinh nhu cầu sở hữu món sản phẩm đó, ngay cả khi họ thực sự không cần đến. Họ bị tác động rất mạnh từ những lời nhận xét, đánh giá trực truyến về sản phẩm trước khi quyết định đặt mua. GenZ – những người có khả năng ngồi cả ngày chỉ để đọc những bình luận, đánh giá của người khác về sản phẩm họ muốn mua. Rất ít GenZ khi mua hàng thực sự quan tâm đến tính năng sản phẩm đó.
Thời đại mà mọi quyết định mua hàng hầu như bắt nguồn từ những lời nhận xét trực tuyến, niềm tin về sản phẩm được hình thành thông qua những trải nghiệm online, thì các doanh nghiệp có thể chủ động khai thác những đặc điểm này để điều chỉnh lại phương tức tiếp thị sao cho phù hợp với đại đa số người tiêu dùng mà đặc biệt là GenZ.
4. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CỦA CÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY DOANH NGHIỆP, TƯƠNG LAI CỦA NỀN KINH TẾ
Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt xu hướng và đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhóm thế hệ này, bởi 32% người tiêu dùng trực tuyến trên thế giới chính là GenZ. Thời đại “chuyển đổi số” lên ngôi, người tiêu dùng thích mua sắm trực tuyến hơn là truyền thống, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn sáng tạo, không ngừng đổi mới, cập nhật sản phẩm liên tục để thích ứng kịp thời với xu thế. Sẽ là cuộc chạy đua khốc liệt của các doanh nghiệp về chuyển đổi số và công nghệ, hoặc chấp nhận bị bỏ lại phía sau, hoặc thay đổi hệ thống thích nghi với thời đại.
Việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của GenZ cũng là một công việc cần nghiên cứu kỹ lưỡng của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần để ý tới nhóm”khách hàng thượng đế” này nhiều hơn để tự điều chỉnh lại bộ máy, cơ chế hoạt động, thay đổi hình thức tiếp thị, phương thức tiếp cận sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải điều chỉnh và quản lý lại các chuỗi cung ứng đầu vào, các kênh phân phối đầu ra để có thể đáp ứng kịp thời nhất những hành vi của GenZ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm bắt tốt tâm lý của GenZ để phục vụ tốt nhất có thể nhu cầu được chia sẻ những vấn đề về sản phẩm của GenZ, nhằm tận dụng tối ưu những chia sẻ tích cực về sản phẩm, sử dụng nó làm công cụ để marketing hiệu quả hơn, đồng thời hạn chế tối đa những lời nhận xét tiêu cực, đánh giá 1 sao, bởi nó rất dễ dẫn tới sự sụp đổ của doanh nghiệp.
LỜI KẾT
Hy vọng qua bài viết này, Simple Page đã giải đáp được thắc mắc của bạn về xu hướng mua hàng của genZ và xu hướng bùng nổ của Thương mại điện tử trong thời đại “chuyển đổi số” lên ngôi. Đồng thời mong rằng những giá trị mà bài viết này mang lại sẽ giúp ích bạn trong việc định hình lại rõ hơn chiến lược kinh doanh cũng như lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với thời đại kỹ thuật số.
Chúc bạn thành công!
Nguyễn Đức Vũ – Simple Page
NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC GÌ VÀ CẦN HỖ TRỢ CÓ THỂ LIÊN HỆ ADMIN
- Email: nguyenducvuthht@gmai.com
- Facebook: Nguyễn Đức Vũ