Chúng ta luôn có rất nhiều “ý tưởng” nãy ra trong đầu, chúng ta cảm thấy nó rất hay ho nhưng khi đặt bút xuống viết thì mọi thứ lại rỗng tuếch… chả biết bắt đầu viết từ đâu. Chúng ta dần dần bị mất tập trung và cuối cùng chẳng buồn viết nữa. Đấy là một trong những dấu hiệu nhận biết rằng chúng ta cần “LẬP MỘT DÀN BÀI”. Hãy cùng Simple Page tìm hiểu cách lập dàn bài cho người viết content ở bài viết dưới đây nha.
Nói thì nói vậy thôi, đôi khi mình cũng là người viết theo mạch cảm xúc, và viết tới đâu thì nghĩ tới đó… điều này đã từng khiến mình viết bài khá lủng củng và không thể truyền tải ý tưởng một cách cụ thể, chuẩn chỉnh… và điều đó khiến cho công sức của mình trở nên công cốc (viết mà mọi người đọc xong KHÔNG ĐỌNG LẠI ĐƯỢC GÌ).
Trong bài viết này, mình sẽ note lại những tư duy, kỹ năng, cách thức để lập một dàn bài cực kì đơn giản, cách mà mình đã áp dụng để “viết” mỗi ngày.
Mình thì thường không muốn viết theo dạng máy móc, hàn lâm quá nên bài viết này mình sẽ chia sẻ các lập dàn bài theo “cách của mình”, nếu có gì sai sót mọi người góp ý chứ đừng ném đá nha .
Mục lục bài viết
VÌ SAO CẦN LẬP DÀN BÀI KHI VIẾT CONTENT
Việc lập dàn bài thực ra mình cũng chỉ mới bắt đầu làm kể từ khi mình bắt đầu quay video. Khi bạn viết, bạn có vô vàn thời gian để chỉnh sửa lại bài viết, nhưng khi bạn nói, bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để truyền đạt các ý tưởng của mình (nhất là khi làm livestream). Đối với mình, việc lập dàn bài (hay nói đúng hơn là lập dàn ý) sẽ giúp mình viết bài được trôi chảy hơn, mạch lạc hơn và quan trọng là… VIẾT NHANH HƠN rất nhiều. Việc lập dàn bài căn bản sẻ giúp chúng ta :
-
– Định hình rõ ràng những gì mình muốn truyền đạt
-
– Tạo ra mục lục cho bài viết (giúp người đọc dễ hiểu)
-
– Liệt kê ý tốt hơn, không bị lan man (lặp đi lặp lại)
-
– Phản xạ nhiều ý tưởng hơn khi làm brainstorming (tìm ý lập dàn bài)
-
– Biết được “kết quả” mà mình muốn đạt được khi viết bài (cái này hơi lạ nè hehe, có ai có cảm giác giống Minh không).
Thực ra, việc lập dàn bài cũng giống như bạn đang đi tổng hợp ý tưởng của mình lại, xem xét thêm các ý tưởng từ sách, từ khóa học, từ ebook, từ các chuyên gia khác để tạo nên một PHIÊN BẢN ĐẶC BIỆT NHẤT, KHỦNG NHẤT về chủ đề mà mình đang viết. Việc có được một nội dung đầy đủ nhất cũng sẽ khiến bài viết của mình trông uy tín hơn và cũng đem lại nhiều giá trị hơn cho người dùng thay vì họ phải xem 10 bài, thì xem 1 bài của mình là đủ rồi.
Nhưng quan trọng hơn nữa. Việc lập dàn bài … hay nói đúng hơn là đi tìm tòi kiến thức để lập dàn bài cũng chính là cách mà chúng ta HỌC. Khi đi tìm hiểu, chúng ta sẽ được đọc những kiến thức mới, khi tổng hợp các kiến thức mới lại và viết theo văn phong của mình thì chúng ta cũng sẽ học nó. Sau khi viết chúng ta chỉnh sửa, đọc lại nội dung thì chúng ta cũng sẽ học lại một lần nữa.
—–> Lập dàn bài là cơ hội để chúng ta học được nhiều hơn (hãy cố gắng đi tham khảo càng nhiều nơi càng tốt để lập dàn bài)
Một lý do nữa để lập dàn bài chính là…. lập dàn bài sẽ giúp bài viết của chúng ta KHÔNG BỊ LỦNG CỦNG nội dung.
LƯU Ý ĐỂ LẬP DÀN BÀI TỐT HƠN
Có rất nhiều người gặp khó khăn trong việc này, họ lập theo nhiều cách nhưng càng lúc họ càng bị bí ý tưởng và khong thể viết được cả tiêu đề chứ đừng nói lập ra cả dàn bài —-> Nếu bạn gặp trường hợp này, hãy tuân thủ các quy tắc sau đây
HÃY SỬ DỤNG BRAINSTORMING
Nói đơn giản: brainstorming là một hình thức động não, suy nghĩ để tìm ra CÀNG NHIỀU Ý TƯỞNG CÀNG TỐT. Quan trọng nhất là bạn phải checklist all … tất tần tật các vấn đề, các kiến thức, các checklist có liên quan tới chủ đề mà mình đang viết đã, “càng nhiều càng tốt”, càng nhiều thì lát mình sẽ càng dễ dàng ghép ý, càng dễ đưa vào các chuyện mục.
TẬP VẼ SƠ ĐỒ HÌNH NHÁNH
Đây là một cách cực kì đơn giản để mình hiểu vấn đề, phân tích vấn đề và tìm chủ đề cho mọi vấn đề. Điều quan trọng nhất là phải xác định được NHỮNG CHUYÊN MỤC CHÍNH trong bài viết (phần brainstorming)…. chúng ta sẽ nhóm ý phụ vào 1 cục, và tìm tiêu đề phù hợp cho nó…. việc vẽ sơ đồ hình nhánh thường xuyên sẽ tập cho chúng ta tư duy bố cục, tư duy phân tích … rõ ràng, rành mạch hơn trong việc viết bài. Dĩ nhiên, vẽ sơ đồ hình nhánh là 1 công thức tuyệt đỉnh cho LẬP DÀN BÀI:
Chủ đề chính:
I. Một la mã
1. Một nhỏ
a) a nhỏ
b) b nhỏ
c) C nhỏ
2. Hai nhỏ
3. 3 nhỏ
II. Hai la mã
III. ba la mã
LUÔN THAM KHẢO DÀN BÀI CỦA NGƯỜI KHÁC
Đây là điều cực cực cực quan trọng trong viết luôn á. Nếu mình là người có kiến thức nhiều thì không sao, nhưng nếu mình là người mới thì mình nên tập thói quen này (ngay cả những BEST CONTENT họ cũng làm điều này mỗi ngày).
“không phải lúc nào chúng ta cũng có được một dàn ý hay”
Mỗi người đi trước đều là một tấm gương, mỗi người đi trước đề có những vết xe đổ… càng đọc nhiều, càng xem nhiều chúng ta sẽ càng đúc kết được những thứ hay ho và quan trọng nhất là không LẬP LẠI NHƯNG SAI LẦM mà họ đã mắc phải
—–> Hãy tham khảo mục lục, hoặc nếu không có mục lục thì tự note lại ý của họ xem họ đã triển khai ý như thế nào (phương pháp tự học)
DÙNG GIẤY ĐỂ VIẾT DÀN BÀI THAY VÌ MÁY TÍNH
Này là thói quen của Minh thôi, Minh thấy việc dùng viết sẽ cho mình một cảm giác rất khác biệt, nó sẽ khiến nhận thức của mình rõ ràng hơn và sự sáng tạo trong đầu cũng nãy ra nhiều hơn.
-
– Viết là một hành động, khiến chúng ta tập trung hơn … vào những gì chúng ta đang viết
-
– Viết là một thói quen, nó gắn kết với việc học, nó sẽ đánh thức trí não của chúng ta, dễ tiếp thu, dễ học hỏi, dễ sáng tạo hơn.
-
– Viết là một trải nghiệm, nghe – nói – đọc – viết, khi viết rồi chúng ta sẽ nhớ nhiều hơn chúng ta chỉ đọc (việc note trên đt hay máy tính không nhớ được bằng việc viết đâu….)
-
– Viết là một trong những kỷ năng quan trọng, việc viết ra giấy thường xuyên cũng giúp cho chúng ta cải thiện kỷ năng viết.
…..
Hãy viết thay vì dùng note, tập thói quen viết cũng giúp cho việc học của bạn được tốt hơn, kỹ năng viết là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong “nhóm kỹ năng tự học”.
CÁC CÔNG THỨC ĐỂ LẬP DÀN BÀI
Việc lập dàn bài với người mới khá khó nhưng thực ra chúng ta đã được học kỹ năng lập dàn bài trong qua 12 năm học tập làm văn…. đó chính là công thức:
– Mở bài
– Thân bài
– Kết luận
Đây là công thức đơn giản nhất cho việc lập dàn bài, bất cứ khi nào bị đuối ý, chúng ta nên nhớ về nó.
MỞ BÀI:
Đây là phần dẫn nhập vào câu chuyện của chúng ta. và cũng là một trong những thứ quan trọng nhất của bài viết vì thực ra, 80% người đọc sẽ bỏ qua bài viết của bạn nếu phần mở bài của bạn không hay, không đúng những gì mà họ quan tâm, mở bài bao gồm:
-
– Chủ đề mà bạn viết (có hấp dẫn người dùng hay không)
-
– Tiêu đề của bạn có thực sự sáng tạo hay không (gây kích thích đọc)
-
– Phần dẫn bài của bạn có “bánh cuốn” hay không”
Minh rất thích bước viết phần mở đầu của mỗi bài viết, vì nó kích thích sự sáng tạo tột độ… mình phải chọn chủ đề gì để tạo ra giá trị và hấp dẫn ta, tiêu đề đọc như thế nào hấp dẫn nhiều người click nhỉ, làm sao để viết phần mở đầu bánh cuốn đây?…. và đây là 10 cách viết phần mở bài mà mọi người sẽ thường xuyên thấy:
-
– Mở đầu bằng cách kể chuyện
-
– Mở đầu bằng một câu nói/ thành ngữ.
-
– Mở đầu bằng một sự kiện/thời sự
-
– Mở đầu bằng cách “BOOM”, tạo sự ngạc nhiên đặc biệt.
-
– Mở đầu bằng các dữ liệu phân tích
-
– Mở đầu bằng một kiến thức
-
– Mở đầu bằng một câu hỏi (cái này hay dùng lắm nè)
-
– Mở đầu bằng cách kể về một người nào đó
-
– Mở đầu bằng một vấn đề
-
– Mở đầu bằng một sự khẳng định
-
– Mở đầu bằng sự giới thiệu…. (cái này là một dạng tăng uy tín)
Ai biết thêm cách mở bài nào hay hay thì CMT cho mình nhé, chứ vét hết được mỗi 10 cái mà đôi khi chẳng cần viết cuốn, cứ đăng hình gái là auto nhiều tương tác….
THÂN BÀI:
Lưu ý: Với những bài viết ngắn thì đôi khi chúng ta không cần chia ra từng phần, chỉ cần một đoạn văn ngắn là ok. Trong bài này thì Minh đang nói về một bài viết dài nha .
Sau khi chúng ta đã có một cái mở bài “bánh cuốn” rồi thì tiếp theo đó chúng ta phải trao cho họ những giá trị tương xứng, cái này thiên về viết nội dung và bố cục rồi nên Minh cũng khôn biết chia làm sao, nhưng nói nôm na thì sẽ có các phần:
-
+ Kiến thức: cái này thì khỏi phải bàn cải rồi, như bài này là Minh đang viết theo dạng chia sẻ kiến thức.
-
+ Vấn đề
-
+ Lập luận cá nhân
-
+ Câu chuyện
-
+ Case study
-
+ Luận điểm, luận cứ gì gì đó @@, cái này ai làm văn nghị luận biết nè
-
+ Giải thích luận điểm, luận cứ
-
+ Đưa ra thực trạng
-
+ Đưa ra những trải nghiệm của mình hoặc của người khác
-
+ Bằng chứng
…..
Rất rất nhiều thứ chúng ta có thể bỏ vào phần này, ngoài ra, chúng ta còn có thể áp dụng các công thức cho thân bài như:
-
– Công thức Aida
-
– Công thức 4P
-
– Công thức SSS
-
– Công thức SMART
-
– Công thức 5W + 1H
-
…..
rất nhiều công thức, cái này Minh sẽ viết từng bài cho từng công thức thì mới được chứ viết chung chung trong bài này thì khá dài.
KẾT BÀI
Phần này là phần chốt vấn đề, Minh hay chọn nó để đúc kết lại những gì mình đã nói, đôi khi khách hàng đọc xong bài viết xong chả cảm nhận được gì hoặc quên mất những gì mà mình đã viết (khá buồn) nên mình phải chốt cho họ, cái này mấy bà sales hay bị nè, nói cho đã xong không chốt, rốt cuộc về kh loạn hết trơn rồi đi đâu mất tiêu luôn.
—–> Hãy chốt vấn đề giùm khách hàng
MỖI Ý PHẢI CÓ SỰ LIỀN MẠCH VỚI NHAU
À há, cái này mới là vấn đề nè nhiều khi mình đã lập dàn bài xong viết luôn thì cứ cảm thấy mình viết bị lan man, đó là do mình đã không đọc lại cái dàn ý của mình thật kỹ càng, đôi khi nó sẽ bị:
-
– Trùng ý, lặp ý (1 ý nhưng mình viết ra thành nhiều khái niệm khác nhau)
-
– Các ý không liên quan với nhau
-
– Các nhóm chủ đề dư thừa
-
– Các ý không đem đến giá trị cho người dùng.
….
Minh luôn tâm niệm rằng,các phần trong bài viết của mình ĐỀU PHẢI TRUYỀN ĐẠT GIÁ TRỊ… giữ vững tâm thế đó nên cứ mỗi lần viết lan man, viết dài dòng, viết không thực tế là mình lại xóa ngay đi phần đó. Khi mình lập dàn bài cũng vậy, chúng ta đang tạo ra một bài viết liền mạch, lập dàn ý chính là “tạo ra một bản đồ” khiến cho người dùng có thể đọc xuyên suốt từ trên xuống dưới.
-
– Mỗi “la mã” phải là cụm ý quan trọng – một chủ đề lớn
-
– Mỗi ý trong bài viết phải bổ sung cho chủ đề lớn, giúp phân tích chủ đề lớn tốt hơn
-
– Mỗi câu chuyện, mỗi case study trong bài đều phải phù hợp với chủ đề.
-
– …..
Đọc thật kỹ các ý và nhóm ý cũng là một kỹ năng, càng làm nhiều thì khả năng trình bày ý tưởng trong văn bản sẻ càng tốt.
———–
Vậy là xong phần lập dàn bài rồi bài này là một trong những kiến thức quan trọng của việc LÀM CONTENT. Chúng ta nên học hỏi dàn bài từ những người đi trước, học công thức của họ cũng như tránh đi lại vết xe đổ mà họ đã đi qua. Minh thường hay đọc các MỤC LỤC bài viết trên các blog hoặc trong sách để cải thiện kỹ năng lập dàn bài tốt hơn…. à mà, kết bài thì nó cũng có khoảng 10 dạng để kết bài, kết làm sao để cho người ta nhớ và cảm thấy mình có “chất” nữa.
Nguồn Leo Minh
Ánh Tuyết – Tổng hợp và Edit.
Có thể bạn quan tâm:
- Làm sao để sáng tạo concept trong Content Marketing hay nhất 2021
- 8 Checklist đào tạo nhân viên Content cho người không chuyên
- Top 7 xu hướng Content Marketing dẫn đầu trong 2020
- 1000 mẫu content chạy Facebook Ads mới nhất của 50 ngành hàng 2021
- 20+ content bất động sản thu hút và độc đáo nhất 2021