Digital Marketing là ngành thu hút sự quan tâm đông đảo của các bạn trẻ trước các kỳ thi Đại học – Cao đẳng sắp diễn ra. Mặc dù có nhiều trường hay trung tâm đào tạo Digital Marketing trên toàn quốc nhưng không phải ai cũng biết cụ thể Digital Marketing học trường nào tốt, thi khối gì? Sẵn đây mình chia sẻ lại bài viết này để những ai đang băn khoăn ngành Digital Marketing học trường nào và tự học digital marketing ra sao khi chưa biết thông tin cụ thể về ngành thì hãy tham khảo bài viết Lộ trình học Digital Marketing cho sinh viên từ A – Z cùng Simple page nhé.
Mục lục bài viết
- Ngành Digital Marketing học khối nào?
- Ngành Digital Marketing học trường nào?
- Học Digital Marketing ra làm gì?
- Vị trí các công việc của Digital marketing
- Tâm thế nên có sinh viên học ngành Digital marketing
- Những công cụ hay dùng trong Digital Marketing
- Kinh nghiệm học digital marketing cho các bạn mới bắt đầu
Ngành Digital Marketing học khối nào?
Các tổ hợp môn xét tuyển chuyên ngành Digital Marketing
– A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học).
– A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh).
– D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh).
– D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
– D96 (Toán, Khoa học xã hội, Anh).
– C00 (Văn, Lịch sử, Địa Lý).
Ngành Digital Marketing học trường nào?
– Đại học RMIT (Hà Nội và TP.HCM): Xét tuyển theo tiêu chuẩn riêng.
– Đại học FPT: Xét tuyển tổ hợp môn A00; A01; D01; D96;
– Đại học Văn Lang: Xét tuyển tổ hợp môn A00; A01; D01; D96;
– Đại học HuTech: Xét tuyển tổ hợp môn A00; A01; D01; D96;
– Đại học Tài chính – Marketing : Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, D01, D96;
– Đại học Kinh tế Quốc dân: Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, D01, D07;
– Đại học Thương mại: Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, D01;
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc): Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, D01;
– Đại học Kinh tế TP.HCM: Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, D01, D07;
– Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM: Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, C00, D01;
– Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM: Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, D01;
– Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam): Xét tuyển tổ hợp môn A00, A01, D01;
– Đại học Hà Nội: Xét tuyển tổ hợp môn D01;
Học Digital Marketing ra làm gì?
Thật ra khái niệm Digital marketing rất rộng. Có rất nhiều thứ để học và để làm. Việc bạn tham gia học chứng chỉ Marketing ngắn hạn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong xin việc.
Công việc
Các công việc bạn sẽ làm nếu tham gia vào các đội ngũ Digital Marketing. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực mà bạn sẽ thực hiện những công việc chuyên ngành như
– Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
– Phân tích, tối đa từ khóa để nhắm đến tối tượng mục tiêu chính xác
– Báo cáo hiệu quả của các thủ thuật SEO áp dụng cho website công ty và những thông tin liên quan tới công ty.
– Thiết kế và thực hiện hệ thống hoá thông tin và giao diện website công ty.
– Tìm kiếm, khách hàng qua internet bằng quảng cáo Google Adwords, Facebook, SEO
– Thực hiện kế hoạch marketing và quảng bá sản phẩm qua internet
– Thực hiện và quản lý kênh tiếp thị, truyền thông qua email, các bản tin điện tử.
– Phối hợp với bộ phận bán hàng phát triển và thực hiện các chiến dịch tiếp thị email đến một cơ sở dữ liệu của khách hàng tiềm năng và hiện hành, có trách nhiệm thu thập số liệu.
– Biên dịch, phân tích dữ liệu hiệu suất và các số liệu.
– Phân tích đối thủ cạnh tranh.
– Hỗ trợ trong tổng hợp dữ liệu và phân tích để đánh giá hiện tại và tiềm năng hoạt động tiếp thị online…
Vị trí các công việc của Digital marketing
Digital Marketing rất rộng lớn nên kéo theo đó là rất nhiều các vị trí chuyên ngành. Nếu bạn muốn theo Facebook Marketing thi hãy lên Google gõ ngay Học Facebook Marketing ở đâu để lựa chọn trung tâm uý tín cho mình.
– Content (Sáng tạo nội dung)
– SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
– Social Media (truyền thông mạng xã hội)
– Email marketing (tiếp thị qua Email)
– Creative/ Design media (sáng tạo hình ảnh, video)…
Tâm thế nên có sinh viên học ngành Digital marketing
– Luôn chủ động đặt ra những câu hỏi và tương tác thường xuyên với giảng viên để có những giải đáp hợp lý và học hỏi được nhiều thứ xung quanh hơn
– Không ngại khó: Bắt đầu học bạn sẽ gặp khá nhiều thuật ngữ và những kiến thức mới lạ, ngoài những kiến thức trên lớp bạn nên cố gắng tìm hiểu thêm kiến thức ở trên internet, trong sách chuyên ngành marketing
– Chia sẻ lại: những kiến thức bạn có được khi chia sẻ lại cho người khác bạn sẽ thấy mình biết được nhiều thứ hơn, biết được lỗ hổng kiến thức của mình ở chổ nào và sớm khắc phục có hiệu quả
– Không chủ quan bỏ buổi học: Mỗi buổi học điều là một mảng kiến thức xâu chuỗi liên kết liên tục với nhau, nếu không có lý do gì đặc biệt bạn nên tham gia các buổi học một cách đầy đủ nhất để có được kiến thức một cách trọn vẹn nhất có thể
Những công cụ hay dùng trong Digital Marketing
– Website/landing page/blog…
– Content (nội dung) – có thể không được tính là một công cụ nhưng là phần hay dùng nhất.
– SEO (Search engine optimization – tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm).
– SEM (Search Engine Marketing – Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords).
– Email Marketing (Tiếp thị tới người dùng bằng email).
– Online PR (Quan hệ công chúng trên môi trường internet).
– Quảng cáo banner online.
– Social Media Marketing (Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội).
– Mobile Marketing (Mobile application, SMS, Location based…).
– Web analytics (hay dùng Google Analytics).
Kinh nghiệm học digital marketing cho các bạn mới bắt đầu
Mỗi người sẽ có cách thứ và lộ trình khác nhau, dưới đây là kinh nghiệm của bản thân mình muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn thấy hữu ích thì hãy lưu lại và áp dụng nhé!
1. Hãy tự học – tự nghiên cứu trước
Tự học đối với ngành này là điều không dễ dàng, mình đã học tập và rèn luyện tới nay 4 5 năm rồi mới nắm được những kiến thức và gặt hái những kinh nghiệm nhất định. Và vẫn còn quá nhiều thứ mới hay ho để phải học và trau dồi.
Nhưng để các bạn không bị nhầm và học cho hiệu quả thì trước tiên mình nghĩ các bạn nên dành thời gian tự nghiên cứu trước đã. Hãy đọc nhiều vào, đọc sách, đọc các bài viết chia sẻ trên cộng đồng để nắm tổng quan kiến thức về Digital marketing. Cái này cực kỳ quan trọng với newbie.
Khi tự tìm hiểu các bạn có thể tìm thấy một mảng nhỏ trong digital marketing là lợi thế của bản thân để phát triển nó, hoặc tìm thấy một công việc mà các bạn yêu thích để khởi đầu hoặc chuyển hướng.
==> Làm sao để tự học, bắt đầu từ đâu?
Mỗi người sẽ có cách tiếp cận và học khác nhau, các bạn hãy chọn cho bản thân một công cụ của Digital mà bạn thích để theo đuổi.
Nếu vẫn chưa biết bạn thích gì trong Digital Marketing – cứ bắt đầu với bất cứ công cụ nào trg đó khiến bạn thích thú. Bạn sẽ khoogn biết được giới hạn bản thân tới đâu nên cứ thử và chọn lọc thôi.
2. Kinh nghiệm học tại các trung tâm giảng dạy Digital Marketing
Nếu bạn có vài triệu và bạn không có nhiều thời gian để mày mò tự học, lúc này học ở các trung tâm là cách khá nhanh để bạn tiếp cận và hiểu cách Digital Marketing hoặc một công cụ của Digital Marketing vận hành như thế nào, các bạn lưu ý là đi học chỉ đem lại những điều căn bản nhất – đừng mong đợi những gì trên lớp dạy sẽ giúp bạn tự tin làm được, muốn làm được bắt buộc các bạn phải tự tìm hiểu hoặc đọc thêm vì trên lớp thầy sẽ chỉ giảng những điểm mấu chốt.
Trước tiên đi học, bạn phải tự trả lời được “Học để làm gì”?
– Để quản lí: kiểu như Sếp không muốn nhân viên qua mặt, Client không muốn Agency bùa phép. Với mục tiêu này thì bạn chẳng cần đi học ở đâu cả. Hãy tìm 1 chuyên gia trong lĩnh vực đó để kết bạn, chỉ cần vài buổi cafe cộng với tầm hiểu biết sẵn có của bạn là đủ để giải đáp hết mọi vấn đề.
– Để cho biết: kiểu như nghe nói Digital hay hay nên muốn biết thêm. Ca này dễ trả lời. Có tiền thì đi học trung tâm. Ít tiền thì đi seminar, offline, cafe. Muốn free thì tự đọc tài liệu, blog hoặc tham gia các forum, group
– Để làm việc: Nếu vậy bạn đừng nên đi học các khoá tổng quát, hoặc thập cẩm. Học xong rất dễ tẩu hoả nhập ma hoặc cái gì cũng biết mà chả biết làm cái gì. Điều quan trọng là phải HÀNH mới thấm được.
Kinh nghiệm thời đi học mình tham gia các khóa học:
– Nên chọn các khóa dạy từng công cụ của Digital marketing, dùng tham khảo nguyên bộ tổng quan vì có quá nhiều kiến thức, một khóa học sẽ khoogn thể nào giải quyết hết.
– Học xong phải thực hành và áp dụng vào thực tế mới biết được hiệu quả, học để biết mà không làm thì phí quá. Nếu được khi học xong bạn hãy chia sẻ bí quyết lại cho các bạn khác. Có rất nhiều cách để bạn lan tỏa giá trị.
– Đa bỏ tiền ra học thì nhớ hỏi nhiều và khai thác tất cả những gì có thể để hiểu thật rõ cho đáng tiền. Hãy trở thành một học trò chăm chỉ và năng động nhất để học thật tốt.
3. Giai đoạn chọn ngách cho bản thân và phát triển khả năng
Sau khi bàn đã tự học và học các khóa học để có kiến thức, mình nghĩ nếu không có gì thay đổi bạn cũng dần nhận ra bản thân phù hợp với một ngách nhỏ nào đó trong ngành này. Thế nên việc tiếp theo bạn nên làm đó là tiếp tục phát huy thế mạnh của mình với một ngách nhất định bạn có thế mạnh.
Hãy tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ngách đó kèm phát triển những kiến thức xung quanh. Lăn xả nhiều hơn để học thêm những kiến thức và kỹ năng phục vụ cho định hướng tương lại của bạn.
Để bắt đầu bằng việc nhìn xa hơn, mình đã update bản thân với 16 kỹ năng như sau:
***Note: Đây là những kỹ năng bản thân mình tự update và học dần trong những năm làm việc, thật sự còn rất rất nhiều thứ mình cần phải học thêm …học mãi thôi. Nhưng mình nghĩ những checklist case study dưới đây sẽ giúp cho bạn có được động lực để thấy rằng một cô gái nhỏ bé như mình còn chịu cày chịu học như vậy thì tại sao bạn lại không?
1. Kỹ năng cơ bản về marketing (chiến lược) và truyền thông
=> Mình áp dụng kỹ năng này vào công việc hằng của dự án và tư vấn cho khách hàng.
2. Kỹ năng tìm kiếm, tra cứu, nghiên cứu, chọn lọc, chọn lựa, phân loại, tổng hợp, logic
=> Mình áp dụng nó để phục vụ công việc viết lách và marketing cho cty
3. Kỹ năng xâu chuỗi sự kiện và dữ liệu liên quan đến ngữ cảnh, xu hướng, sản phẩm, thị trường, đối thủ,…
=> Mình áp dụng kỹ năng này để kiếm thêm chất liệu để viết content, góp ý để phát triển sản phẩm của dự án.
4. Kỹ năng nghiên cứu hành vi và tâm lý khách hàng mục tiêu và khách hàng ảnh hưởng và đặc biệt là bố trí content theo đặc thù của hành trình khách hàng.
=> Mình áp dụng kỹ năng này để áp dụng vào chiến lược Growth Hacking của cty mình.
5. Kỹ năng sáng tạo Big Idea (Ý tưởng lớn) và lập kế hoạch triển khai Big Idea theo từng giai đoạn và mục tiêu chiến dịch.
=> Mình áp dụng hàng ngày, vào từng dự án mình làm và mình đã tạo được 1 khóa học để training cho học viên về cách lập plan Big Idea siêu chi tiết với khóa content marketing đa kênh của mình.
6. Kỹ năng đo lường, đọc và phân tích dữ liệu thống kê hành vi.
=> Mình áp dụng cho vị trí một người leader dự án và một người đang triển khai kinh doanh cho chính dự án SimplePage
7. Kỹ năng giao lưu, tham gia cộng đồng, KOL, hệ thống media để quảng bá nội dung.
=> Mình áp dụng để “bán thân” xây thương hiệu và phát triển hệ sinh thái của cty.
8. Kỹ năng viết bài chuẩn SEO để có thể lên Top Google
=> Mình áp dụng để tạo ra được hàng ngàn bài viết lên top cao thu hàng triệu traffic cho hệ sinh thái website.
9. Kỹ năng thiết kế Landing Page + website bán hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao
=> Mình áp dụng để build dự án SimplePage, training team và tự dựng website của riêng bản thân là ngaocontent .com và hầu như đều nhận được lượng chuyển đổi trong từng thiết kế rất tốt.
10. Kỹ năng sáng tạo ảnh quảng cáo, thiết kế hình ảnh theo ý muốn.
=> Mình áp dụng để tạo hàng ngàn ebook, infographic, tài liệu phục vị cho từng chiến lược của doanh nghiệp mình.
11. Kỹ năng viết bài PR báo chí hấp dẫn người đọc từ đầu tới cuối.
=> Mình áp dụng để nhiều bài PR cho dự án, cho bản thân và cho chính cty.
12. Kỹ năng giật tít, sáng tạo Headline/ Tagline bán hàng tốt.
=> Mình đã áp dụng và tạo ra rất nhiều content viral và có tính hiệu quả để đội nhóm lấy và sharing, khách hàng lấy để áp dụng vào thực tế.
13. Kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng thông qua nội dung: Fanpage, Groups, Email, SMS, Blog, video hd,…
=> Mình áp dụng để sale và training đội nhóm
14. Kỹ năng viết nội dung quảng cáo ấn tượng, sáng tạo và chạy các chiến dịch quảng cáo Facebook, Adwords, Display…
=> Mình áp dụng vào chính quá trình quảng cá đa kênh của dự án
15. Kỹ năng sử dụng các công cụ cơ bản hỗ trợ về Video, âm thanh, hình ảnh, tìm kiếm, đo lường…
=> Mình áp dụng cho chính công việc sáng tạo nội dung để xây profile, xây nền tảng cho công ty.
16. Kỹ năng tạo năng lượng tích cực và push tinh thần bản thân
=> Làm nghề này siêu áp lực các bạn ạ. Mình phải trau dồi và áp dụng kỹ năng này hằng ngày hằng giờ để có thể luôn giữ được nhiệt với nghề.
……
Thật sự còn rất rất nhiều kỹ năng mình đã học và trau dồi cho bản thân nhưng để trả lời câu hỏi của bạn là “để không chỉ mãi là “thợ viết”” thì mình nghĩ 16 checklist cũng đủ để bạn hiểu được những gì mình nên update thêm rồi.
4. Áp dụng vào thực tế – Đi làm
Và sau khi có kiến thức chắc chắn chúng ta cần áp dụng vào thực tế để đo lường và gặt hái thành quả. Đến bước này bạn có thể bắt đầu với việc thực tập hoặc làm việc cho một công ty nào đó rồi. Mọi thứ ta đọc sẽ mãi mãi là của người khác nếu không áp dụng vào thực tế. Sau khi mài kiếm đã kỹ với các nguồn lực phía trên, bạn có thể xin làm trainee, intern hoặc cái gì cũng được, miễn đó là có thể áp dụng cái đã học.
Có 3 thứ các bạn được học khi đi làm, những cái này có thể dùng để viết cho blog của các bạn.
– Học về bản chất công việc: quan sát cách các anh chị làm việc, quan sát công việc của chính mình để hiểu bản chất công việc, hiểu vì sao mình apply vị trí đó ngay từ đầu. Ví dụ làm account intern với mục đích chính là hiểu cách thức làm việc giữa client vs agency, hiểu các task cơ bản của 1 agency khi làm việc với client. Hoặc nếu làm việc với client thì nên chọn công ty có training đầy đủ và học cách làm việc tại từng bộ phận cụ thể tại đó.
Vào làm intern ở Social Agency thì công việc có thể chỉ có ngồi tìm kiếm tin tức, tổnh hợp thông tin của các đầu báo, xem các publisher đang nói gì làm vì… làm là để hiểu rõ vai trò của Social Listening trong quá trình giao tiếp giữa Client và Customer/Consumer …
Bạn phải hiểu rõ mình apply làm gì để không đứng núi này trông núi nọ. Đa phần các bạn thích những thứ rất hào nhoáng như là Strategic Planner, Creative, nhưng thật sự ngoại trừ những bạn rất xuất sắc, phần đông sẽ không có cơ hội để apply vào những vị trí đó. Vậy nên, nhìn vào thực tế và năng lực bản thân để chú tâm vào những thứ phù hợp hơn và dần update bản thân để vươn tới những gì bạn mong ước. Hãy làm tốt việc của mình trước, sau đó tìm hiểu dần công việc ở các vị trí khác.
Mình cũng từng là cô Intern đi thực tập nhưng lúc này nhận thức của mình rất rõ về việc sẽ học gì và làm gì:
– Học cách đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ. Có thể làm gì tốt hơn không khi đứng ở góc nhìn của Client / Agency / Người nhận thông điệp. Đây là cách tự học hiệu quả nhất. Sau mỗi case làm việc đều note lại và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và doanh nghiệp.
– Học thái độ làm việc. Đi làm ở các vị trí Intern, Trainee ngoài việc học kiến thức còn là việc học các thái độ cơ bản của một người làm Digital marketer – nhanh nhẹn, cẩn thận, cầu tiến nhưng trách nhiệm. Có trách nhiệm với bản thân đã khó, có trách nhiệm với đồng nghiệp cũng là cách ta mở rộng con đường phát triển của mình. Vì không ai muốn làm việc với người không có thái độ tốt, dù họ rất giỏi trong chuyên ngành. việc kết hợp trong công việc là rất quan trọng.
– Học tính cầu thị, không ngừng update: mình may mắn được làm việc tại môi trường Client cho phép bản thân được thể hiện năng lực hết mức có thể thử làm ở bât cứ vị trí gì miễn bản thân đủ khả năng. Vì thế mình cũng không ngại học thêm các ky năng này nọ để phát triển công việc.
…
Một điều mình muốn khuyên bạn nữa là:
5. Đừng chỉ đặt giới hạn bản thân ở vị trí mình đang làm
Thật sự chả bao giờ biết được giới hạn của bạn ở đâu đâu. Làm việc trong ngành marketing này bạn càng cần phải học hỏi không ngừng ở tốc độ nhanh hơn. Phàm việc nào dính tới công nghệ thì đều phát triển nhanh cả. Nếu không sớm bắt nhịp, bạn sẽ sớm bị đào thải.
Ngoài việc tìm tòi về Marketing nói chung, bạn hãy học thêm về kiến thức kinh tế, kinh doanh, tài chính, lĩnh vực xung quanh, các công nghệ mới,… Điều đó không chỉ làm phong phú thêm vốn sống và kinh nghiệm của bạn, đó còn là kho báu vô cùng quý giá bạn sẽ sử dụng trên chặng đường sắp tới của mình.
Cứ thế nhé
Dần dần bạn sẽ thấy bản thân mình thay đổi rất nhiều. Mình của 1 năm trước so với mình của 1 năm nay thay đổi to lớn đến nổi mình không nhận ra. Đến khi bạn nhìn lại bài viết hoặc một việc làm của bạn 1 năm về trước thật sự phát thốt lên câu “chời móa, nó ngáo” thì lúc đó bạn đã thấy được “gì gì đó” để fix nó rồi.
Mình còn rất nhiều thứ muốn chia sẻ cho các bạn và chính những câu hỏi của các bạn sẽ là chất liệu để mình có thêm ý tưởng và sharing tốt hơn. Mình không ngại chia sẻ hết kinh nghiệm bản thân, vì khi mình sharing hết là lúc minh biết mình phải cần “nạp” thêm nhiều thứ khác để lắp đầy những gì đang thiếu hụt hiện tại. Nên đừng ngại đặt câu hỏi và “khai thác” mình nhé.
Chúc mình và các bạn sẽ ngày càng thành công
Nguồn Trần Hoàng Ngọc Tâm – Co Founder Simple Page Việt Nam
Ánh Tuyết – Tổng hợp và Edit.
Có thể bạn quan tâm:
- Checklist cần làm cho ngành Digital Marketing khi không biết làm gì
- 5 Xu hướng Digital Branding giúp bạn thành công trong năm 2020
- BỘ GIẢI PHÁP DIGITAL MARKETING HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG MÙA COVID-19
- Tổng hợp 500+ bộ tài liệu Digital Marketing đầy đủ nhất cho các marketers năm 2021
- 3 CÔNG CỤ LÀM BÁO CÁO TUYỆT VỜI MÀ BẤT KỲ DIGITAL MARKETER NÀO CŨNG CẦN BIẾT