Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (eCommerce) song song với đó là xu hướng tiêu dùng mới của người dùng mạng xã hội, thương hiệu hiện có nhiều cách hơn để thúc đẩy hoạt động bán hàng.
Khi doanh số thương mại điện tử liên tục tăng trưởng trong những năm qua, các nền tảng truyền thông mạng xã hội (social media platforms) cũng đã dần thay đổi để thích nghi với bối cảnh kinh doanh mới.
Từ việc cập nhật các công cụ mua sắm khi phát trực tiếp (livestream shopping) đến việc mua sắm trong ứng dụng (in-app purchase), người dùng mạng xã hội hiện có nhiều cách hơn để tiến hành mua sắm mà không cần đến các nền tảng thứ ba.
Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra là, liệu người tiêu dùng có thực sự quan tâm đến việc mua những thứ được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của họ? Và liệu việc tích hợp thương mại điện tử với mạng xã hội (social commerce) có thực sự mang lại giá trị tăng thêm cho các nền tảng?
Để có thể làm rõ câu trả lời cho các câu hỏi này, các đội nhóm đến từ Bazaarvoice và Influenster Community đã tiến hành kháo sát ý kiến đóng góp từ hơn 14.000 người tiêu dùng về suy nghĩ của họ liên quan đến hoạt động mua sắm trong ứng dụng.
Dưới đây là một số thông tin chính từ nghiên cứu.
Cách người dùng mạng xã hội sử dụng ứng dụng để mua sắm.
Thông qua khảo sát, có đến 76% người tiêu dùng cho biết hành vi mua sắm của họ bị ảnh hưởng bởi các nền tảng mạng xã hội.
- 65% cho biết họ sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm cảm hứng mua sắm.
- 61% cho biết họ có xu hướng mua sắm khi xem thông tin từ Bảng tin và Câu chuyện.
- 60% cho biết họ mua sắm khi được những người có ảnh hưởng (influencer) khuyên sử dụng hoặc chia sẻ nội dung.
- 60% mua sắm từ những thương hiệu họ theo dõi.
- 55% mua sắm khi được bạn bè và gia đình giới thiệu.
- 42% sử dụng mang xã hội để thu thập thông tin về sản phẩm, thương hiệu hoặc doanh nghiệp.
Và đây là cách các nền tảng mạng mạng xã hội chính ảnh hưởng đến họ.
Tiếp đó, các danh mục sản phẩm khác nhau cũng được mua sắm theo những cách khác nhau.
Truyền tải những gì người mua sắm muốn trên mạng xã hội.
Để có thể khai thác sức mạnh của các nền tảng mạng xã hội, các thương hiệu hay nhà bán lẻ nên tận dụng tiếp thị truyền miệng từ mỗi người dùng trên nền tảng, bên cạnh đó hãy liên tục thử nghiệm và học hỏi để tìm hiểu xem đâu là những trải nghiệm mua sắm mà họ yêu thích nhất.
Trong khi các nền tảng liên tục thay đổi và hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng diễn ra theo cách tương tự, ‘thử nghiệm liên tục’ được cho là chiến lược ưu tiên hàng đầu mà các thương hiệu cần thích nghi và phát triển.
Anh Tài – Simple Page
Nguồn : marketingtrips.com