Gần đây, người ta hay nói với nhau rằng: “100% giới new rich (mới giàu) liên quan đến Internet”. Từ tỷ phú USD trẻ tuổi nhất Thế Giới sinh năm 1997 đến trật tự Top 10 nhân vật giàu nhất Thế Giới cũng dần dịch chuyển thay thế.
Rõ ràng nhất, khi dịch bệnh covid bùng phát trên toàn cầu, trái ngược với kinh doanh truyền thống là sự phát triển như vũ bão của các công ty công nghệ như Zoom (điều này khiến các đối thủ sừng sỏ e dè: facebook nhanh chóng ra đời facebook zoom, google có google meet) các sàn khóa học online như Udemy cũng được định giá tăng vọt… Bên cạnh đó là sự biến mất của những tên tuổi tồn tại hàng thập kỷ (F21, Victoria Secret…), công cuộc cắt giảm, đào thải kinh hoàng song song với tái cơ cấu, tổ chức mô hình của các công ty Đa quốc gia.
Việt Nam không nằm ngoài số đó, là một người làm về marketing và kinh doanh trên internet tôi chứng kiến sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận gấp 5, 10 lần “thời bình” từ những đối tác của mình. Cũng đau buồn chung với những anh em bạn bè trong lĩnh vực F&B (thực phẩm và đồ uống), lữ hành…
Trước đây, khi tôi còn đi làm. Ban đầu, các lãnh đạo luôn tập trung vào tiêu chí số lượng nhân viên để hút nhân sự. Tuy nhiên, sau này đã gạch bỏ nó, vì đó là sự “xấu hổ” đối với 1 công ty liên quan đến công nghệ 😀
Một lần nữa phải nhắc lại trong thời đại 4.0 khi máy móc dần thay thế con người. Một công ty có 5 nhân sự cũng đạt mức doanh thu hàng chục triệu USD/năm. Một công ty hoành tráng chưa chắc đã có mức thu nhập bằng 1 streamer/youtuber.
Vì vậy tôi muốn nhắn gửi tới bạn 2 điều:
1. Dịch chuyển công việc kinh doanh lên Interner (kinh doanh online) là điều tất yếu nếu bạn muốn tồn tại
2. Để phát triển Kinh doanh trên Internet bạn nhất định phải TINH GỌN mô hình
Và nếu bạn đang có mong muốn bắt đầu công việc của mình trên Internet nhưng còn mơ hồ thì tôi xin chia sẻ với bạn câu chuyện của mình.
Tôi nghỉ việc khi còn 1 tháng nữa là Tết Nguyên Đán, là 1 nhân sự cũng có thời gian gắn bó, tôi quản lý và điều phối 1 phòng ban không lớn tầm gần chục nhân viên chính thức và 200 cộng tác viên online. Lúc đó, tôi đang trong diện được bồi dưỡng đề bạt. Sếp tôi không khỏi sock trước sự ra đi của tôi. Tôi vẫn nhớ hình ảnh chị dơm dớm nước mắt, suýt chút nữa khiến tôi mỏi lòng (tôi cũng mong manh lắm ^.^)
Ai cũng bảo tôi “điên” kể cả bạn thân của tôi. Tôi cũng chẳng dám nói điều này với bố mẹ. Chắc họ sẽ mất ngủ mất. Quyết định này đối với tôi thời điểm đó thực sự là đốt thuyền. Có thể ai đó nghĩ tôi đã tìm ra cơ hội nào đó nhưng hoàn toàn không. Cách đó vài tháng tôi đã không còn hứng thú với công việc. Thậm chí tôi cố gắng ở lại làm thật khuya, làm cuối tuần cố tìm lại sự thích thú nhưng không còn nữa. Tôi thấy mình thật vô trách nhiệm với cuộc đời nếu thức dậy đi làm và cứ tiếp tục vòng lặp như vậy. Tôi dường như dừng lại chẳng hề có chút động lực để vươn lên. Một số người bạn thích công việc như tôi nhưng tôi luôn cảm thấy không có ý nghĩa. Nếu tiếp tục, tôi cảm thấy như lừa dối chính mình vậy. Ah, tôi quên nói với bạn, 1 năm kinh doanh thất bại khi vừa mới ra trường khiến tôi bao lần chùn bước. Cảm giác sợ thất bại lại trào lên. Ngăn cản tôi bao lần muốn làm lại. Và đó là thời điểm tôi quyết định mình phải chấm dứt việc này. Tôi tìm đến marketing vì các lý do:
• Tôi thích sự sáng tạo (nếu bạn là người yêu cầu niềm vui trong công việc hẳn bạn cũng không ưa những công việc lặp đi lặp lại)
• Tôi hiểu được tầm quan trọng của marketing (từng là 1 người bán hàng và từng làm trong 1 tổ chức giáo dục công nghệ tôi hiểu sale và marketing nó như cánh tay trái phải. Đặc biệt khi mọi sản phẩm dịch vụ đang chuyển dần lên online, khi người mua người bán không cần phải gặp mặt trực tiếp nhau nữa. Marketing online sẽ tác động trực tiếp đến doanh số)
• Đây là công việc của tương lai (chúng ta đã nói về cuộc cách mạng 4.0 sẽ sa thải những nhân sự mà máy móc có thể làm được. Vì vậy, nếu ngày hôm nay nói: 1 công việc nào đó là ổn định, nghĩa là có thể bị thay thế bất kỳ lúc nào. Có thể bạn bảo tôi đang nói những chuyện xa vời, vừa qua Trung Quốc đã sử dụng hàng loạt máy bay không người lái để giao hàng thay vì shipper và thậm chí những nghề mang tính chất nghệ thuật cũng có máy móc thay thế: robot nấu ăn có thể nấu 2000 món, hương vị như 1 siêu đầu bếp… Chúng ta không hề biết biến cố sẽ xảy ra khi nào nhưng nếu chúng ta phớt lờ nó, nó sẽ đến.
Sau đây là những điều những chuyên gia không hề muốn bạn biết: Kinh doanh và marketing online không dành cho:
• Người không muốn cạnh tranh, không đổi mới. Mọi thứ trên mạng diễn ra rất nhanh, ngày hôm nay bạn post bài viết này, video kia thì ngày mai đã có người làm tương tự rồi. Không đổi mới, không sáng tạo nghĩa là bạn phải dừng lại!
• Người không chịu học hỏi cập nhật: Tôi vẫn còn nhớ, khi thầy tôi nói: mua 1 cuốn sách mới xuất bản bên Mỹ thì lúc đó ở Việt Nam chưa mấy người áp dụng. 2 năm sau, ở Việt Nam có bản Tiếng Việt thì thành đại trà. Đương nhiên, người nắm trend bao giờ cũng là người thắng cuộc. Điều này cũng giải thích tại sao người ta gọi đây là linh vực kinh doanh không biên giới đồng nghĩa với việc sẵn sàng học hỏi không biên giới!
• Người không chịu hành động: gần đây có nhiều bạn hay nhắn tin hỏi tôi: “Em chạy Quảng Cáo không hiệu quả?” Một người chạy QC tốt họ phải test thử đến hàng chục (thậm chí trăm lần) cho 1 mẫu sản phẩm. Đo lường từ nội dung, hình ảnh, video đến nhắm đối tượng (nhân khẩu học, sở thích, hành vi…), trend… chưa kể đến một số phương thức “nuôi pixel” (đại khái là máy học) trong QC nâng cao.
Nếu bạn đã sẵn sàng với những điều trên, phần tiếp theo tôi xin trình bày ngắn ngọn và cơ bản nhất lĩnh vực bạn có thể lựa chọn để bước chân vào con đường này:
1. Kinh doanh online sản phẩm vật lý:
• Nhập hàng từ Trung Quốc (tại xưởng, Taobao, 1688…) sau đó đổ buôn trên các hội nhóm nguồn hàng hoặc bán lẻ (order theo đơn hoặc nhập trước): chủ yếu là các sản phẩm quần áo, dầy dép, phụ kiện, đồ gia dụng…
• Nhập hàng xách tay của các nước Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật, Hàn… đổ buôn cho các cộng tác viên hoặc bán lẻ: chủ yếu là các sản phẩm Mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp, thực phẩm chức năng, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm nhập khẩu…
• Đặt hàng sản xuất hoặc xây dựng nhà xưởng, dây truyền sản xuất: thường thấy nhất là các thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam… hình thức phân phối chủ yếu là kinh doanh theo Hệ thống. Đây cũng là 1 trong những hình thức phát triển mạnh. Môi trường mới xuất hiện nhiều “chủ tịch, tổng giám đốc”. Nếu bạn mới bắt đầu bạn có thể tham gia phân phối cho một hệ thống nào đó. Trong môi trường hệ thống bạn sẽ được training rất tốt. Một số người gọi với tên miệt thị Đa cấp …(tôi sẽ giải thích nếu bạn muốn biết. hihi)
• Kinh doanh truyền thống song song với kinh doanh online: Đối với 1 số lĩnh vực sản phẩm cồng kềnh hoặc khách hàng yêu cầu trải nghiệm sản phẩm trực tiếp. Môi trường online giúp họ xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng không trực tiếp bán hàng
• …
2. Kinh doanh sản phẩm thông tin:
• Affilate Marketing (Tiếp thị liên kết): Ở đây bạn đóng vai trò như người môi giới, sản phẩm của bên cung cấp cho khách hàng của họ. Và bạn được trả hoa hồng. Tùy theo từng mô hình, mức hoa hồng bạn được trả sẽ từ 5% – 100%. Đây là lĩnh vực sẽ theo bạn trong mọi giai đoạn phát triển trong nghề. Đi từ mức độ đơn giản đến mức độ cao cấp
• Xuất bản sách: phần lớn thì chúng ta sẽ bán trên chợ sách lớn nhất thế giới Amazon, một thị trường khác là trong chính cộng đồng của mỗi người. Một số diễn giả đôi khi xuất bản sách chỉ để làm quà tặng hoặc để tạo danh tiếng. Nếu ngoại ngữ bạn tốt bạn có thể mua bản quyền để dịch sách của những tên tuổi nổi tiếng trong cùng lĩnh vực của bạn. Điều này cũng giúp quảng bá và tạo dựng hình ảnh của mình.
• Làm App: nghề này rộ lên trong 1 thời gian. Mỗi khi nói đến đây tôi thật sự thương những người thật thà, ngây thơ nhưng ảo tưởng sức mạnh. Nếu bạn tin rằng làm 1 cái app bạn sẽ có nguồn thu nhập thu động thì hãy nhìn vào sự ra đi của nhưng App tên tuổi đã biến mất. Trong cộng đồng của tôi có người kinh doanh app theo kiểu mua đi bán lại nhưng cũng rơi vào tình cảnh mua những app cả nghìn đô nhưng bán mấy chục đô không ai mua. Đồng ý là không làm sẽ không có kết quả nhưng làm ơn hãy thực tế. Tôi muốn nói kỹ về điều này một chút, trên con đường mình đi tôi đã gặp những người thế chấp hết nhà cửa để nuôi hi vọng không có cơ sở. Hãy theo 1 người thầy tin cậy ở lĩnh vực bạn chưa hiểu biết, học từ những thành công và thất bại của họ đó là cách giúp bạn tiếc kiệm thời gian và tiền của nhất. Họ sẽ giúp bạn phân tích ý tưởng, phân tích thị trường, kêu gọi vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm, xây dựng App, marketing App, bán App… Bởi trước khi đạt được ước mơ bạn vẫn cần phải sống, vẫn cần có gia đình!
• Coaching: Huấn luyện, tư vấn, đào tạo. Đây là mảng yêu cầu bạn:
– Định vị rõ bản thân
– Đóng gói sản phẩm
– Tạo cộng đồng
Đương nhiên, nếu bạn đủ tầm coaching là mảng mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất, nâng 1 tầm cao mới. Bạn không chỉ lãnh đạo bản thân nữa mà là lãnh đạo người khác và lãnh đạo cả cộng đồng. Và cộng đồng của bạn thể hiện con người bạn!
…
Đối với nghề marketing tự do, hãy xác định thu nhập của bạn căn cứ vào kết quả không phải thời gian!
Có lẽ, phải cần nhiều buổi hơn để nói về 1 lĩnh vực. Tôi đã cố gắng tiết chế nhưng có vẻ vẫn dài 😀 (đương nhiên nếu các bạn quan tâm sẽ có tiếp phần 2) Tôi hi vọng bạn mường tượng ra 1 bức tranh tổng quan. Tôi sẽ quay lại nếu bạn quan tâm!
Và chào mừng bạn đến với Thế giới của tôi. Chúc bạn một tuần mới nữa tươi đẹp
Theo FB Đinh Thị Minh Trang