Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp từ lâu đã là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp, đặt biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ hoặc các statup. Đây được xem là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thành công nếu áp dụng được đúng chiến lược. Hãy cùng Simplepage khám phá chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công từ con số 0.
Tại sao doanh nghiệp lại cần phải xây dựng thương hiệu?
Có một điều không thể phủ nhận rằng: Thương hiệu giành được sự tin tưởng, yêu thương của khách hàng và công chúng chính là tài sản có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp.
Theo khảo sát của Nielson, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng.
Những doanh nghiệp nhỏ thực sự sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc “đua” về quy mô khách hàng và ngân sách marketing với các ông lớn trong ngành. Họ chỉ còn duy nhất một vũ khí để đối chọi trong cuộc chiến thương trường không khoan nhượng: Thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu là gì?
Trước khi khám phá cách xây dựng thương hiệu thành công từ con số 0, bạn cần hiểu rõ thế nào là chiến lược xây dựng thương hiệu.
Chiến lược xây dựng thương hiệu là sử dụng các chiếc lược, kế hoạch tiếp thị để gia tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu. Mục tiêu của doanh nghiệp lúc này cần phải tạo dựng sự độc đáo và khác biệt của thương hiệu đối với những đối thủ khác trên thị trường.
Trong thời đại mà Internet có sự ảnh hưởng vô cùng lớn, doanh nghiệp cần áp dụng các chiến lược này để xây dựng hình ảnh thương hiệu:
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng (giao diện Website)
- Content Marketing và SEO
- Marketing trên nền tảng Social Media
- Tiếp thị qua Email (Email Marketing)
- SEM (PPC)
Khám phá 10 Bước xây dựng thương hiệu thành công
Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết các bước để tạo ra chiến lược xây dựng thương hiệu thành công, nổi bật.
1. Xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu
Một thương hiệu thành công cần có được sự ủng hộ từ những khách hàng mục tiêu. Đây là đối tượng mà doanh nghiệp cần tập trung nhiều nhất để giữ gìn và phát triển.
Thương hiệu của bạn sẽ chẳng thể nào thu hút toàn bộ khách hàng trên thị trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thông minh sẽ biết cách thu hẹp phạm vi đối tượng khách hàng, liệt kê toàn bộ đặc điểm của họ, và truyền tải thông điệp phù hợp đến với họ.
Xác định khách hàng mục tiêu cần được tiến hành càng cụ thể càng tốt. Bạn cần phác họa chân dung khách hàng một cách cụ thể và đảm bảo đầy đủ các yếu tố như sau:
- Tuổi tác
- Giới tính
- Nơi sinh sống
- Thu nhập
- Trình độ học vấn
Bên cạnh đó, bạn cũng cần khám phá thêm những yeus tố cụ thể khác như:
- Động lực của họ
- Mục tiêu trong công việc hay cuộc sống
- Đối tượng, sự việc truyền cảm hứng cho họ
- Thương hiệu sản phẩm/dịch vụ mà họ đang yêu thích
Khi đã nắm chắc được những yếu tố này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phát huy thế mạnh của mình và tận dụng thời cơ để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.
2. Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp của bạn đã thiết lập Brand Mission Statement – sứ mệnh doanh nghiệp hay chưa? Bởi đây là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu đấy.
Hãy diễn tả một cách cụ thể điều mà doanh nghiệp mong muốn khát khao trở thành nhất trong tương lai. Trước khi muốn khách hàng tin tưởng mình cần phải thấu hiểu giá trị mà họ mong muốn doanh nghiệp đem lại cho họ. Từ Logo, Slogan, tính cách, cho đến những hoạt động thường nhật, tất cả đều phải nhất quán với sứ mệnh mà doanh nghiệp đã thiết lập từ trước đó.
Thương hiệu Nike nổi tiếng với khẩu hiệu “Just Do It”. Tuy vậy, ít ai biết được sứ mệnh chính là “Truyền cảm hứng và động lực sáng tạo tới mọi vận động viên trên toàn thế giới”. Tính vận động và sáng tạo sẽ là yếu tố quyết định, giúp những người làm việc trong lĩnh vực thể thao có thể phấn đấu, mạnh mẽ tiến lên phía trước.
3. Tiến hành khảo sát về thương hiệu trên thị trường
Những doanh nghiệp nhỏ, Startup sẽ không đủ tiềm lực tài chính để thực hiện những chiến dịch tiền tỷ như các ông lớn. Vậy, điều gì làm nên sự khác biệt ở thương hiệu của bạn só với những doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường?
Bạn có thể xây dựng một bảng câu hỏi về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn, tìm hiểu xem làm thế nào để họ xây dựng thương hiệu vững mạnh như vậy. Khác biệt hóa chính là chìa khóa giúp bạn có thể nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Bạn có thể chú ý đến một số vấn đề trong bảng khảo sát của mình như:
- Doanh nghiệp đối thủ có đồng nhất về thông điệp trên tất cả các kênh truyền thông hay không?
- Khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ như thế nào?
- Phương thức truyền thông đến với công chúng là gì? Online, Offline hay cả hai?
4. Hãy làm nổi bật những lợi ích mà thương hiệu của bạn có thể đem đến cho khách hàng
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cũng gần giống như việc bạn đi chào bán sản phẩm/dịch vụ của mình với khách hàng. Vì vậy, bạn cần phải đem hết mọi ưu điểm và lợi ích của sản phẩm mình cho khách hàng biết được.
Hãy nhớ rằng, chỉ nói những gì khách hàng cần nghe – giá trị thực sự mà sản phẩm có thể đem lại tới khách hàng, chứ không phải chỉ liệt kê tính năng của chúng.
Một minh chứng rõ ràng nhất mà bạn có thể thấy đó chính là Apple. ông lớn này đã sớm nhận ra điểm mạnh của mình từ thiết kế đẹp mát cho đến hệ điều hành và Apps dễ sử dụng. Do đó, tất cả các ấn phẩm truyền thông của thương hiệu luôn nhấn mạnh sự đơn giản, tinh tế.
5. Xây dựng Logo và Slogan riêng cho thương hiệu
Điều khiến khách hàng ấn tượng đầu tiên không phải là sứ mệnh của thương hiệu, mà chính là Logo và bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Thiết kế Logo và sáng tạo câu Slogan là một việc hết sức thú vị khi xây dựng thương hiệu. Dù vậy, đây không phải là công việc đơn giản. Việc thiết kế Logo và tạo Slogan luôn cần đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thiết kế Logo thương hiệu từ các Agency uy tín.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý, Logo và bộ nhận diện thương hiệu cần phải chú trọng đến các yếu tố sau:
- Ý nghĩa và tính ứng dụng của Logo
- Chọn Tone màu phù hợp với thương hiệu
- Typography
- Thiết kế bộ Icon riêng
- Ứng dụng về mặt hình ảnh
- Các yếu đề liên quan tới thiết kế Website.
6. Xác định tính cách đại diện của thương hiệu
Tính cách đại diện của thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt đi sứ mệnh và các hoạt động thường nhật. Đây là yếu tố trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Bạn có thể chọn một vài các đặc điểm dưới đây để xây dựng tính cách đại diện thương hiệu:
- Sự chuyên nghiệp
- Sự thân thiện
- Sự uy tín
- Sự am hiểu – tính chuyên gia
- Mềm mỏng
- Sự chân thành
Khách hàng luôn có xu hướng tin tưởng và yêu thích một thương hiệu có tính cách liên quan tới họ. Đây chính là lý do bạn nên xây dựng tính cách cho thương hiệu của mình phù hợp nhất với đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn cần phải truyền tải tính cách ấy trong những ấn phẩm truyền thông đến với công chúng và có thể cân nhắc các yếu tố sau đây:
- Thương hiệu thống nhất dùng đại từ nhân xưng nào khi truyền thông
- Chia sẻ khoảnh khắc hậu trường phía sau những chiến dịch quảng cáo
- Chia sẻ trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ
- Mang cảm xúc vào trong các ấn phẩm truyền thông (vui nhộn, xúc động,…)
7. Xây dựng thông điệp thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng
Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với một thương hiệu có đầy đủ tính cách và những điểm đặc trưng hơn là một thương hiệu nhạt nhòa, kém ấn tượng.
Vì vậy, doanh nghiệp cần định hình cho mình một thông điệp đủ mạnh mẽ và truyền tải chúng đến khách hàng xuyên suốt trong các chiến dịch của mình. Thông điệp thương hiệu cần bao gồm các thành tố như:
- Doanh nghiệp của bạn là gì?
- Bạn cung cấp những sản phẩm/dịch vụ nào?
- Thông qua những sản phẩm/dịch vụ này bạn có thể mang đến điều gì cho cộng đồng?
Và quan trọng hơn, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải cần ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu nhất có thể. Đừng để khách hàng phải suy nghĩ quá nhiều để hiểu được những gì mà doanh nghiệp muốn thể hiện.
8. Thể hiện hình ảnh của thương hiệu trong mọi điểm chạm với khách hàng
Vừa bước chân vào không gian làm việc, khách hàng và đối tác thấy Logo và màu sắc của bộ nhận diện thương hiệu ở khắp mọi nơi. Nhân viên ai cũng mặc đồng phục có in Logo của doanh nghiệp. Hay khách hàng vừa mua một chiếc áo của thương hiệu, nhân viên nhanh chóng gói vào cái túi có Logo của doanh nghiệp trên đó…
Những ví dụ nêu trên sẽ tạo nên một ấn tượng chuyên nghiệp, chỉn chu cho thương hiệu của bạn. Vì vậy, đừng nên bỏ qua bất cứ điểm chạm nào, ngay cả trên các kênh Online cũng vậy. Hãy tận dụng chúng để đem thương hiệu của bạn đến gần hơn với công chúng.
9. Đề cao tính đồng điệu và nhất quán
Dù bạn xây dựng thương hiệu của bạn theo cách nào, điều quan trọng nhất là hãy luôn giữ sự thống nhất về hình ảnh, thông điệp,… trong tất cả các ấn phẩm truyền thông.
Sự thiết thống nhất sẽ khiến khách hàng rất khó để cảm nhận được bức tranh về thương hiệu mà doanh nghiệp đang cố vẽ ra cho họ thấy. Từ đó, đánh mất sự tin tưởng và tạo ra những ấn tượng không tốt nơi khách hàng.
10. Chính bạn là người hiểu rõ thương hiệu nhất
Không ai có thể hiểu rõ về thương hiệu như chính doanh nghiệp của bạn. Và chính bạn là người lan truyền đi thông điệp, sứ mệnh bằng các hoạt động và ấn phẩm truyền thông thường nhật.
Khi bạn tuyển dụng nhân sự, hãy đảm bảo những con người ấy hoàn toàn phù hợp với văn hóa công ty mà bạn đang dày công xây dựng và giữ gìn. Điều này rất quan trọng để có được sự đồng điệu nhất quán khi xây dựng thương hiệu như đã đề cập ở trên.
Đây là 10 bước cơ bản mà bạn cần thực hiện để tiến hành xây dựng thương hiệu từ con số 0 một cách hiệu quả và thành công. Simplepage mong rằng, những chia sẻ trên sẽ là kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp Startup và SME thêm vững bước trước để cạnh tranh cùng các thương hiệu khác trên thương trường đầy khốc liệt.
Nguồn tham khảo: Navee
Có thể bạn quan tâm:
5 xu hướng Digital Marketing từ 15 thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng nhất Internet