Google là một công cụ tìm kiếm thông minh nhất hiện nay nhưng vẫn không ngừng cải tiến thuật toán để phát triển. Một người SEOer muốn thực hiện được kết quả tốt thì cần phải nắm vững những thuật toán Google. Từ đó giúp tránh được những lỗi sai và nguyên tắc của Google để quá trình làm SEO được đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong bài viết này là những thuật toán cốt lõi mà bạn nên biết khi làm SEO website.
1. Thuật toán Google là gì
1.1 Khái niệm
Thuật toán Google là từ ngữ thông dụng đối với các SEOer khi tối ưu hóa website. Để hiểu rõ hơn, bạn cần nắm chắc khái niệm “thuật toán” trước khi phân tích chi tiết. Thuật toán (Algorithm) là một tập hợp hữu hạn các hướng dẫn rõ ràng để bài toán có thể theo đó mà giải quyết được vấn đề.
Nói đơn giản, thuật toán Google là tập hợp các giải thuật và quy tắc chặt chẽ để giúp Google xử lý dữ liệu. Phương thức hoạt động của thuật toán đảm bảo Google chọn lọc kết quả và sắp xếp thứ hạng tìm kiếm trên website.
1.2 Đầu vào và đầu ra
Khi tìm kiếm, đầu vào cơ bản nhất là chỉ số Google Index và đầu ra là trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). Người ta thường nghĩ thông tin trang web là đầu vào, ngược lại, kết quả tìm kiếm là đầu ra. Thực tế, quá trình Google thu thập thông tin dữ liệu và trả về kết quả khi người dùng tìm kiếm khá phức tạp.
Index được gọi là chỉ mục của Google và tập hợp thông tin sắp xếp theo bảng Alphabet. Tương tự, Google Index là quá trình phân loại và sắp xếp dữ liệu từ các website. Dữ liệu địa phương, mạng lưới xã hội là tập hợp các cơ sở dữ liệu của Google.
Các dữ liệu sẽ được phân thành từng vùng trung tâm dữ liệu. Từ đó thông qua công cụ tìm kiếm, bạn sẽ có đầu ra là trang kết quả của bộ máy SERP. Trong SEO, SERP là yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng trang web. Với mục đích mang nội dung tương thích nhất cho người dùng, các thuật toán làm SEO cần được nâng cấp liên tục.
1.3 Xếp hạng và sự tương thích
Để trang web có thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm, SEOers cần tối ưu hóa SEO phù hợp với thuật toán tìm kiếm của Google. Để làm được điều đó, bạn cần chú ý hai bước cơ bản là sự tương thích (relevance) và thứ hạng (ranking). Một trong những nguyên lý cơ bản giúp website của bạn được đánh giá và sắp xếp thứ hạng cao.
Hoạt động thuật toán của Google
Đối với bước thứ nhất, Google sẽ chọn ra các trang chứa nội dung phù hợp với kết quả tìm kiếm và xếp theo thứ tự. Thứ hai, thứ hạng là điều kiện cần trong hoạt động của thuật toán. Trang web có thứ hạng cao hay thấp còn phụ thuộc vào các tiêu chí xếp hạng của Google.
1.4 Các hình phạt và disavow
Là một người làm SEO chuyên nghiệp, bạn cần tuân thủ các quy tắc trong nguyên tắc quản trị trang web của Google . Ví dụ, Google áp dụng hình phạt thủ công – manual penalty đối với các website kém chất lượng. Để tránh hình phạt từ Google, bạn có thể kiểm tra website thông qua Google Webmaster Tools.
Tương tự, Disavow – tên đầy đủ là Google Disavow Backlink, một công cụ được quản lý bởi các nhà quản trị mạng. Trong lĩnh vực SEO, quản lý Backlink rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn trên trang tìm kiếm. Công cụ Disavow ra đời giúp các nhà quản trị ngăn chặn các liên kết đen và loại bỏ hình phạt từ thuật toán.
2. Tại sao phải hiểu được thuật toán Google trong làm SEO
2.1 Thuật toán Google đối với SEO
Đối với các SEOers, họ buộc phải cập nhật thông tin liên tục liên quan đến thuật toán làm SEO. Trong 2 – 3 tháng, thuật toán Google thay đổi thường xuyên và kèm theo hình phạt mới. Hiểu được các quy tắc của thuật toán bạn sẽ vận hành website hiệu quả và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Trong vài trường hợp, nhiều SEO “mũ đen” vẫn có các chiêu trò để tránh hình phạt từ Google và tăng thứ hạng trang. Việc lạm dụng từ khóa của các SEOers sẽ làm thứ hạng trang web bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thuật toán cập nhật liên tục và thay vì cố gắng “lách luật”, bạn nên tìm hiểu kỹ thuật toán để tránh các hình phạt “nặng” từ ông lớn Google.
Xem báo giá thiết kế landing page giá tốt nhất tại Simple Page Việt Nam!
2.2 Thuật toán Google trong tìm kiếm
Đối với những bạn làm Content, việc nắm các nguyên tắc hoạt động của công cụ tìm kiếm giúp công việc trở nên thuận lợi hơn. Google là Công cụ tìm kiếm cơ bản dùng truy xuất dữ liệu từ mục tìm kiếm. Thuật toán tìm kiếm của Google là một trong các thuật toán hỗ trợ người dùng tìm từ khóa nhanh chóng và chính xác.
Thuật toán tìm kiếm của Google luôn được nâng cấp theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, Google sẽ đưa ra các kết quả phù hợp với mong muốn của từng cá nhân. Nếu nắm được nguyên lý công cụ tìm kiếm của Google, bài SEO của bạn sẽ đạt chất lượng tốt nhất.
3. Tìm hiểu 10 thuật toán Google cốt lõi mà bạn phải biết khi làm SEO
3.1 Thuật toán Google Panda
Ngày ra mắt: 24 tháng 2 năm 2011
Cách hoạt động: một bộ lọc nội dung nhằm đảm bảo chất lượng và tăng lượt truy cập website.
Cách điều chỉnh: kiểm tra trang web thường xuyên để tìm nội dung trùng lặp, nội dung mỏng và nhồi nhét từ khóa.
Để tránh vi phạm khi sử dụng thuật toán Google Panda, bạn cần chú ý các lỗi sau khi làm SEO sau đây và đảm bảo nội dung được đánh giá đều đạt tiêu chuẩn chất lượng:
- Nội dung sơ sài và trùng lặp với các trang khác.
- Lạm dụng từ khóa.
- Chứa quá nhiều quảng cáo.
- Nguồn thông tin thiếu uy tín.
- Trải nghiệm người dùng kém.
[
3.2 Thuật toán Google HummingBird (chim ruồi)
Ngày ra mắt: 22 tháng 8 năm 2013
Cách hoạt động: Thuật toán Hummingbird giúp Google giải thích tốt hơn các truy vấn tìm kiếm và cung cấp kết quả phù hợp với ý định của người tìm kiếm. Thuật toán này giúp gia tăng trải nghiệm cho người dùng và tạo uy tín cho trang web của bạn.
Cách điều chỉnh: Mở rộng nghiên cứu từ khóa của bạn và tập trung vào các khái niệm đằng sau các từ khóa. Phân tích cẩn thận các tìm kiếm có liên quan, từ đồng nghĩa và các thuật ngữ cùng xuất hiện.
Một số lưu ý khi sử dụng thuật toán chim ruồi:
- Nội dung chất lượng.
- Cấu trúc website rõ ràng.
- Từ khóa dễ hiểu.
- Tối ưu hóa hình ảnh chuẩn SEO.
- Tạo sự đa dạng trong từ khóa trên trang web.
- Xây dựng nội dung website hướng tới đối tượng khách hàng và chủ đề rõ ràng.
3.3 Thuật toán Google RankBrain
Ngày ra mắt:26 tháng 10 năm 2015
Cách hoạt động: xử lý và cải thiện kết quả truy vấn dựa trên ý định người dùng.
Cách điều chỉnh:Thuật toán tìm kiếm này giúp nâng cao thứ hạng trang web và mang lại kết quả tìm kiếm cho người dùng một cách tốt nhất, nhanh nhất.
Người làm Content Marketing cần hiểu rõ những vấn đề cơ bản sau trong thuật toán RankBrain:
- Nội dung thiếu tính liên quan.
- Chất lượng trải nghiệm người dùng kém.
3.4 Thuật toán Penguin
Ngày ra mắt: 24 tháng 4 năm 2012
Cách hoạt động: Google Penguin là giảm thứ hạng các trang web có các liên kết ngược trông không tự nhiên, giúp đánh giá nội dung kém chất lượng
Cách điều chỉnh: Penguin thường áp dụng hình phạt cho các liên kết spam và SEOers “lách luật”. Những bản cập nhật của Penguin được đánh giá là một phần của thuật toán cốt lõi Google.
Thuật toán Penguin chủ yếu nhắm đến các mục tiêu Spam liên kết, các chiến thuật tự động hoá hay những liên kết kém chất lượng. Bạn hãy chú ý cái yếu tố sau đây để tránh nhận hình phạt của Google khi sử dụng thuật toán này:
- Backlink chứa nội dung không phù hợp.
- Các anchor text chèn.
- Trang liên kết kém chất lượng.
3.5 Thuật toán Google Pigeon
Thuật toán Pigeon hay được gọi với cái tên quen thuộc là thuật toán Chim bồ câu.
Ngày ra mắt: 22 tháng 12 năm 2014
Cách hoạt động: Google Pigeon là một thuật toán có ảnh hưởng lớn tới kết quả tìm kiếm địa phương. Mục đích của thuật toán là trả về các kết quả chuẩn xác và liên quan đến vị trí địa lý của người dùng.
Cách điều chỉnh: Thuật toán tìm kiếm này tập trung vào thiết kế đưa ra các tham số xếp hạng tìm kiếm dựa trên khoảng và vị trí.
Một số yếu tố quan trọng và lưu ý khi dùng thuật toán Pigeon:
- Tính tương quan.
- Khoảng cách và độ nổi tiếng.
- Tối ưu hóa kém sẽ khiến trang web của bạn có thể bị phạt.
- Trang web thiếu trích dẫn và thông tin liên hệ không rõ ràng.
3.6 Thuật toán Mobile Friendly
Ngày ra mắt: 21 tháng 4 năm 2015
Cách hoạt động: Thuật toán này giúp người dùng đánh giá mức độ thân thiện của trang web trên thiết bị di động.
Cách điều chỉnh: Tối ưu hóa các trang của bạn cho tìm kiếm trên điện thoại di động và tập trung vào tốc độ và khả năng sử dụng. Bao gồm:
- Chữ to, dễ đọc.
- Giao diện đơn giản.
- Số lượng hình ảnh vừa đủ.
3.7 Thuật toán Google Fred
Ngày ra mắt: 08 tháng 03 năm 2017
Cách hoạt động: mục đích lọc các trang web kiếm lợi từ quảng cáo và liên kết web không phù hợp với người dùng. Phần lớn các trang web được Google Fred nhắm đến là trang web có số lương nội dung quảng cáo lớn.
Cách điều chỉnh: Đối với những website cung cấp thông tin không hữu ích và kiếm tiền quảng cáo từ các thông tin đó sẽ bị “xử phạt” nặng theo quy tắc thuật toán. Đây là một số lỗi mà bạn cần tránh:
- Nội dung không đầy đủ.
- Lạm dụng quảng cáo.
3.8 Thuật toán Google Possum
Ngày ra mắt: 01 tháng 09 năm 2016
Cách hoạt động:Google Possum là một trong những thuật toán làm SEO quan trọng nhất. Phương thức này lọc ra các kết quả tìm kiếm gần với khu vực khách hàng và được dùng trong kỹ thuật SEO địa phương.
Cách điều chỉnh: Doanh nghiệp thực hiện đúng danh mục của mình để tránh được hình phạt của thuật toán:
- Lọc các doanh nghiệp trùng lặp địa chỉ và cùng dịch vụ.
- Loại trừ các doanh nghiệp không nằm trong phạm vi thành phố của người dùng.
3.9 Thuật toán Google Pirate
Ngày ra mắt: tháng 8 năm 2012
Cách hoạt động: Google Pirate là thuật toán tìm kiếm của Google nhằm bảo vệ nội dung bản quyền của website. Điểm mạnh của thuật toán này là giảm thứ hạng các trang web vi phạm bản quyền và thường bị khiếu nại về nội dung.
Cách điều chỉnh: Dưới đây là những vấn đề cần tránh khi làm SEO:
- Nội dung bị khiếu nại đạo văn.
- Vi phạm bản quyền.
3.10 Thuật toán Zebra
Ngày ra mắt: tháng 04 năm 2011
Cách hoạt động: Thuật toán Zebra có mức độ rà soát các lỗi vi phạm cao. Thuật toán giúp sắp xếp các thông tin dựa trên mức độ hữu ích nhằm đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng.
Cách điều chỉnh: Một số lỗi lưu ý khi sử dụng thuật toán Zebra:
- Mạo danh tài khoản người khác.
- Chia sẻ quá nhiều liên kết.
Trên đây là những thuật toán Google cốt lõi giúp SEOer làm SEO hiệu quả và an toàn. Việc nắm được cách thức hoạt động của Google là một trong những yếu tố quan trọng để vận hành website. Hy vọng những kiến thức hữu ích này của SEODO sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt khi làm SEO website.
Thảo Nhi – Simple Page
Nguồn bài viết: Brandsvietnam