Rèn luyện kỹ năng này giỏi thì sẽ vô cùng nhạy bén, sáng tạo
Chuyện là hôm trước, trong một bài viết nói về kỹ năng cần trang bị để có kết quả tốt trong công việc, đời sống, kinh doanh. Một anh khách của mình có dặn là viết một vài về kỹ năng copycat này nhé… nghe nó lạ, hay & thú vị đấy.
Thế là sáng nay, trong lúc đi mua cà phê trong mùa WFH. Mua gần òm ấy, vì chỉ việc đi thang máy xuống trệt là có thể mua rồi.
Mua xong ra ghế đá gần sảnh, ngồi biên bài… ôi không khí trong lành phết, gió mát, trời nắng sáng.
Tầm này mà ngồi chém gió thì y bài ấy chứ nhể
Thôi không luyên thuyên, lòng vòng lắm anh/em lại đấm cho không trượt phát nào.
Thế thì..
Copycat là gì?
Thực ra, mình cũng chẳng biết Copycat là gì đâu. Thấy cũng nhiều người chia sẻ, nói về nó… rồi trong một lần gần nhất mình research thì cũng chẳng có mấy thông tin gì về khái niệm này.
Có người thì bảo là sao chép
Có người thì nói là mô phỏng
Có khái niệm thì bảo là trong trường hợp “một phạm nhân sao chép một phạm nhân khác”
Thôi đơn giản dễ hiểu là thế này. Copycat là thấy cái gì hay thì ta học, mô phỏng hay lấy ý tưởng để phục vụ cho mục đích nào đó của ta: có thể là trong công việc, đời sống, kinh doanh, bán hàng, rèn luyện kỹ năng, thể chất, …
Vậy Copycat đơn giản là mô phỏng
=> có dễ hiểu hơn không anh/em?
Thế thì, Copycat nên ứng dụng như thế nào để hiệu quả & thiết thực nhất. Chẳng phải là mình nói, nếu trang bị được kỹ năng này thì mức độ nhạy bén, sáng tạo của bản thân sẽ tốt lên rất nhiều hay sao?
Hãy để ý những người kinh doanh =>> họ cũng là bậc thầy trong việc ứng dụng “thuật copycat” này đấy
Nhưng! Có một điều quan trọng là: phạm trù giữa sao chép & mô phỏng là cực kỳ mong manh.
Bởi lẽ: học hiểu hành với việc “học vẹt” là khác nhau hoàn toàn.
Cho nên, việc sao chép & mô phỏng cũng như thế.
– Học hiểu hành: là học, hiểu vấn đề, thực hành để có kết quả
– Học vẹt: là học, thực hành để có kết quả (nhưng không hiểu bài học, bản chất vấn đề)
Sự khác nhau giữa việc mô phỏng & sao chép đó là: người mô phỏng sẽ chủ động, còn người sao chép sẽ thụ động => bởi vì người mô phỏng hiểu bản chất, họ làm để làm gì, mục đích rõ ràng (5w 1h ấy) còn người sao chép thì ngược lại.
Cho nên kết quả sẽ khác nhau rất nhiều đấy.
Ta lấy một ví dụ đơn giản thế này: có 2 người cùng học 1 lớp học về nghề viết lách, đến module bài học “cách đặt tiêu đề thu hút”
Người a thì hiểu là vì sao nên đặt tiêu đề, đặt để làm gì, làm sao thu hút, nên dùng loại tiêu đề nào cho phù hợp với bài viết của họ
=> mỗi lần viết bài, họ luôn biết lựa chọn & đặt tiêu đề phù hợp với bài viết của họ
Người b thì chỉ biết là bài viết phải đặt tiêu đề thì mới thu hút & hay
=> mỗi lần viết bài, họ cứ copy paste các tiêu đề có sẵn, công thức có sẵn mà chẳng biết là nó có phù hợp hay không
Tất nhiên, người a sẽ tiến bộ nhanh hơn sau mỗi lần viết & người b thì ngược lại (họ chẳng biết sai đúng chỗ nào)
=> nên khái niệm căn bản đôi khi là điều quan trọng vô cùng.
Nhấp thêm một ngụm cà phê đắng, lời câu chữ lại thêm tuôn trào một ít nữa…
Vậy, để ứng dụng “thuật copycat” hiệu quả, thiết thực thì chúng ta cần?
– Khái niệm căn bản (hiểu bản chất vấn đề)
– Là mô phỏng chứ đừng sao chép (thấy cái gì hay thì lấy, đừng sao chép y hệt)
– Và nên hiểu là: có những cái phù hợp với mình & có những cái thì không. Vì đơn giản (nguồn lực, xuất phát điểm, môi trường, … khác nhau)
– Cho nên là nên biết lựa chọn, chắt lọc, nhận định & quan sát nha anh/em
– …
Ứng dụng Copycat trong các trường hợp nào?
Cùng xem các ví dụ này để dễ hình dung nhé các bạn
1. Sáng nay ta đi mua cà phê, ta thấy có ông khách cầm ly cf chụp hình với cái view toà nhà đẹp => ta cũng học ổng để có bức hình đẹp “sống ảo”
2. Lên trên công ty đi làm, thấy có thằng bạn nó phong thái ăn mặc gọn gàng => ta học theo để gọn gàng, đẹp trai như nó
3. Lướt Facebook thấy có ông chuyên gia đăng bài nói về chủ đề kia hay quá. => Ta thấy cái tiêu đề cuốn, ta lấy ý tưởng để viết bài – sáng tạo nó thành A+ cho chúng ta
4. Vào một cái cộng đồng, thấy cách người ta điều hướng member hay, tạo ra topic thảo luận => ta cũng về tạo các topic phù hợp cho cộng đồng của mình
5. Tình cờ vào được Facebook của một doanh nhân, ta thấy cách họ viết bài, chia sẻ & phong thái vô cùng chuẩn mực => ta học phong thái, cách viết đó cho một phần của bài viết của mình
6. Xem TikTok, ta thấy cách người ta làm video – concept nội dung chuẩn chỉnh => ta phân tích, lấy cái hay về chia sẻ cho team & ta áp dụng
7. Thấy anh chàng kia, hay đăng bài sống ảo, kỹ năng selfie cực đỉnh => ta cũng học hỏi một phần đề thực hành chụp ảnh tốt hơn
8. Tình cờ ta thấy được một bình luận của anh kia được nhiều like – cảm xúc. Ta nhận ra cách để được nhận diện, user đánh giá tốt => ta học hỏi để áp dụng cho lần sau
9. Xem livestream thấy cách ông diễn giả kia truyền đạt hay, cách nhấn nhá, lấy ví dụ rõ ràng => ta đúc kết, lựa chọn những cái phù hợp để học mà livestream cho tốt
10. Ta thấy ông anh kia được mọi người quý mến, tôn trọng => ta học phong thái điềm đạm hơn, từ tốn & khiêm nhường hơn
11. Thằng em mình, qua nó nói là em thường vào “phây búc” anh Tèo “ăn cắp ý tưởng” => ta thường xuyên follow người tốt, sáng tạo để có thêm ý tưởng viết bài, chia sẻ & học hỏi
12. Thấy đối thủ áp dụng chương trình khuyến mại kia hay quá, được nhiều đơn =>> về áp dụng y chang cái SML @@
Còn nhiều, mà lười quá… anh/em tự viết thêm để hiểu hơn
Thế tóm lại đơn giản là ta thấy gì hay thì ta học, nhưng quan trọng là phải hiểu bản chất vấn đề. Nên ranh giới giữa SAO CHÉP & MÔ PHỎNG là vô cùng mong manh.
Còn một thông điệp cuối cùng mình muốn nói là. Nhiều anh/em còn “e ngại” trong việc mô phỏng & nhất là sợ giống người khác. Nếu còn tâm lý này thì mình nói thật rất khó tiến bộ nhanh được.
Cho nên, thấy gì hay thì học thôi. Chẳng ai giống ai cho đến lúc bạn chỉ đi sao chép mà chẳng hề biết mô phỏng.
Mỗi người có một chất riêng cơ mà!
Nguồn Phan Anh Toàn
Ánh Tuyết – Tổng hợp và Edit.
Có thể bạn quan tâm:
- 50+QUY LUẬT VIẾT CONTENT AI MÀ VIẾT GÌ CŨNG NÊN BIẾT
- 20+ content bất động sản thu hút và độc đáo nhất 2021
- 5+ sai lầm khi viết content website mà bạn cần lưu ý
- Cách tạo nội dung 2021: Hướng dẫn cơ bản để tạo content marketing 2021
- 1000 mẫu content chạy Facebook Ads mới nhất của 50 ngành hàng 2021