Nhiều người trong chúng ta hẳn đã một lần thử sử dụng kỹ năng phân tích của mình, chẳng hạn cố tìm ra lời giải cho một khối rubik. Bài toán rubik được giải quyết khi mỗi mặt của nó trở thành một màu đồng nhất và việc này buộc phải vận dụng các kỹ năng nhận diện, tư duy logic và giải quyết vấn đề.
Mục lục bài viết
Kỹ năng phân tích là gì?
Kỹ năng phân tích là khả năng thu thập và xử lý thông tin, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, hiệu quả.
Khả năng nắm bắt và giải quyết vấn đề cần thiết với một marketer muốn theo đuổi sự nghiệp lâu dài. Bởi điều này giúp marketer có góc nhìn từ toàn cảnh đến chi tiết để hiểu hoàn toàn một vấn đề. Từ đó, ta dễ dàng nhận diện được vấn đề trước mắt, hiểu rõ quy trình thực hiện và có thể đề xuất những giải pháp tích cực. Vận dụng các kỹ năng phân tích để giải quyết vấn đề vừa là cách xử lý có hệ thống, vừa thể hiện khả năng sáng tạo.
Có nhiều loại kỹ năng phân tích khác nhau, nhưng trước tiên, hãy cùng phân biệt kỹ năng phân tích và tư duy phản biện.
Kỹ năng phân tích vs. Tư duy phản biện
Người có kỹ năng phân tích là người biết sử dụng tư duy logic để nhận diện đại cuộc, suy nghĩ, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định dựa trên những kết quả từ thông tin đó. Còn tư duy phản biện chỉ là một phần của quá trình phân tích.
Marketer có tư duy phản biện tốt sẽ đưa ra những phán đoán hợp lý và suy nghĩ thấu đáo trong từng quyết định. Họ cung cấp các dẫn chứng và lập luận chặt chẽ để củng cố cho lựa chọn của mình, chính điều này sẽ dẫn đến các quyết định sáng suốt và tăng khả năng thành công cho công ty.
Một vài ví dụ về các kỹ năng phân tích
Nếu muốn tìm kiếm những công việc liên quan đến phân tích, chẳng hạn như vị trí nghiên cứu thị trường, marketer nên phát triển các kỹ năng cho chuyên môn này. Tuy nhiên, đây chỉ là một kỹ năng mềm, vị trí cụ thể sẽ yêu cầu những kỹ năng cứng khác nhau.
Chẳng hạn, một phân tích viên cần biết cách sử dụng Google Analytics và các phần mềm thống kê, đồng thời kết hợp các kỹ năng thu thập dữ liệu và trình bày quan điểm với quản lý.
Nhìn chung, marketer có thể hưởng lợi từ việc trau dồi những kỹ năng phân tích cần thiết như:
1. Tư duy phản biện
Kỹ năng sử dụng tư duy phản biện đều cần thiết đối với bất kỳ cấp bậc nào trong công ty, chẳng hạn như việc đặt câu hỏi hoặc tìm lý do khi có vấn đề phát sinh. Tư duy phản biện tồn tại nhiều hình thức khác nhau, hỗ trợ giải quyết các vấn đề mà nhiều người cho rằng tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Dưới đây là một số dạng tư duy phản biện trong marketing.
2. Phân tích dữ liệu
Neil Hoyne, Chiến lược gia đo lường tại Google từng nói, “Một công ty thành công là công ty biết cách xử lý dữ liệu chứ không phải đoán mò.”
Bên cạnh thu thập và đọc dữ liệu, xử lý dữ liệu giải thích những gì diễn ra trước mắt bằng cách liên kết và nhận diện vấn đề từ chi tiết đến toàn cảnh. Người có kĩ năng phân tích dữ liệu tốt có thể nắm bắt insight khách hàng từ lượng thông tin khổng lồ, sau đó đề xuất ý tưởng cho người có vai trò quyết định . Những kỹ năng bao gồm:
3. Tư duy sáng tạo
Một người quản lý từng nói: “Câu trả lời đầu tiên không phải là đáp án thực sự”. Sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề là xem xét mọi việc từ nhiều góc độ. Từ đó, marketer sẽ tìm ra những giải pháp đột phá nhất từ những điểm thường bị người khác bỏ qua. “Sáng tạo” nằm trong danh sách 20 kỹ năng hàng đầu đối với lực lượng lao động ngày nay. Tại nơi làm việc, kỹ năng sáng tạo dựa vào những yếu tố sau:
4. Kỹ năng giao tiếp
Nhà tuyển dụng luôn coi giao tiếp là một kỹ năng phải có đối với một nhân viên. Điều đó thể hiện qua khả năng giải thích ý tưởng và đưa ra nhận xét. Giao tiếp rõ ràng giúp mọi người làm gì ăn ý hơn khi thực hiện một chiến dịch hoặc khi xuất hiện một vấn đề cấp bách. Những kỹ năng giao tiếp cần thiết trong marketing bao gồm:
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là việc biết cách xử lý khủng hoảng truyền thông, phân bổ ngân sách quảng cáo hợp lý, hay định vị những vị trí cần ưu tiên tuyển dụng để phát triển đội ngũ. Tất cả những tình huống này đều có thể xảy ra trong suốt quá trình làm việc và đòi hỏi sự linh hoạt để giải quyết. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết:
6. Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng hợp tác tốt cải thiện các mối quan hệ với đồng nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ đúng giờ, đạt được các mục tiêu ngắn và dài hạn.
Marketing sẽ phải làm việc cùng nhóm sales, phát triển sản phẩm và đội ngũ sáng tạo để hoàn thành công việc. Biết cách tạo “sức mạnh đồng đội”, công việc trở nên mượt mà và thú vị hơn. Kỹ năng hợp tác phổ biến cho các marketer ngày nay là:
Vậy làm sao để trau dồi và nâng cao những kỹ năng này?
Không giống những kỹ năng cơ bản khác vì có cách tiếp cận và định hướng rõ ràng, kỹ năng phân tích cần nhiều thời gian và nỗ lực để cải thiện và và phát triển. Dưới đây là cách giúp nâng cao kỹ năng của bản thân và đóng góp vào năng suất cũng như thành công của công ty.
Tham gia các khóa học, chứng chỉ hoặc các buổi đào tạo về công việc
Luôn có nguồn tài nguyên vô hạn để cải thiện kỹ năng phân tích. Các trường đại học và các công ty như Coursera thường cung cấp chương trình học trực tuyến, Học viện HubSpot cũng cung cấp các khóa học cấp chứng chỉ miễn phí. Ngoài ra, nhiều công ty trợ cấp các hoạt động giáo dục thường xuyên cho nhân viên.
Do đó, hãy xác định kỹ năng mà bản thân muốn học hỏi và nghiên cứu để tìm các nguồn tài nguyên phù hợp với nhu cầu, năng lực và ngân sách.
Tìm một người cố vấn
Bất cứ marketer nào cũng nên tìm một người hướng dẫn tốt. Thử để ý cách họ tiếp cận tình huống và giải quyết vấn đề, bản thân sẽ rút ra được những bài học cho riêng mình. Qua đó, ghi chú lại và áp dụng những bài học đó vào công việc. Để đẩy nhanh tiến độ, có thể mời cố vấn của mình một buổi cà phê hoặc gọi điện chia sẻ , họ sẽ chỉ dẫn cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích.
Thử thực hành giải quyết các vấn đề
Thay vì chỉ đọc kiến thức hay thông tin về những chiến dịch truyền thông, marketer cần bắt tay vào thực hành, trải nghiệm những tình huống khác nhau và tìm ra hướng giải quyết chúng.
Tùy thuộc vào từng kỹ năng để chọn những phương thức lên ý tưởng và thực hành phù hợp. Sau đó, marketer có thể tham khảo đồng nghiệp hoặc cố vấn của mình để nhận được góp ý bổ ích.
Chơi game để cải thiện kỹ năng phân tích
Ngay cả việc dành thời gian chơi Sudoku cũng mang lại nhiều lợi ích cho kỹ năng phân tích Trò chơi này giúp đánh giá sự nhanh nhạy, khả năng ghi nhớ và củng cố suy nghĩ bản thân. Một số trò chơi trí tuệ đã trở thành kinh điển, như:
- Sudoku
- Xếp hình Jigsaw
- Board games (Scrabble, Settlers of Catan, Splendor, Pictionary, và Bananagrams)
- Các trò chơi trên máy tính và điện thoại (Lumosity, Elevate, và Peak)
- Cờ vua
- Xếp hình crossword
Kỹ năng phân tích là điểm mạnh giúp trở thành một ứng viên tiềm năng
Một khi đã đủ tự tin với những kiến thức sẵn có, marketer đừng quên trình bày chúng trong hồ sơ, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm – 5 đến 10 kỹ năng phân tích để nhà tuyển dụng dễ dàng nhận diện ứng viên tiềm năng.
Ngoài ra, lưu ý phần mô tả công việc để nêu bật những kỹ năng liên quan. Chẳng hạn công việc quản lý tài khoản xã hội của công ty thì cần chứng tỏ sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, thể hiện giá trị nội dung và tăng trưởng số liệu. Việc áp dụng kỹ năng phân tích để chứng tỏ điểm mạnh bản thân sẽ biến marketer trở thành ứng viên sáng giá cho mọi công ty.
Theo Thuận Duyên | Advertising Vietnam