Để bắt đầu triển khai Digital Marketing cho hoạt động kinh doanh của mình với các startupers & doanh nghiệp SMEs, điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là NGHIÊN CỨU & LẬP KẾ HOẠCH ( dù là chủ doanh nghiệp hay marketers cũng đều nên có những kỹ năng phân tích này để có những chiến lược cạnh tranh đúng đắn, giúp doanh nghiệp cạnh tranh & tăng trưởng bền vững)
Để bắt đầu cho hoạt động nghiên cứu, chúng ta cần xác định 3-5 đối thủ “đáng gờm” nhất trong thị trường đã triển khai Digital Marketing hiệu quả. Sau đó phân tích thật thật kỹ những gì họ đang làm (kênh tiếp cận, ngân sách, ưu điểm, nhược điểm,…). Từ đó rút ra những điều hay ho để áp dụng, những điều họ làm chưa tốt để cố gắng TẠO LỢI THẾ cho riêng mình.
1. VẬY LÀM SAO ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỐI THỦ CẦN NGHIÊN CỨU?
Bằng kinh nghiệm thực nghiệm từ trước đến giờ làm kinh doanh
Dù là bất kỳ ai đang làm kinh doanh thì cũng đã tự xác định được một vài đối thủ dựa vào kinh nghiệm và sự quan sát từ trước, và giờ đây chúng ta cần phân tích kỹ hơn hoạt động của họ đang làm để học hỏi. Tuy nhiên việc xác định bằng kinh nghiệm này có thể chưa chính xác, vì thế chúng ta mới phải sử dụng thêm một số phương pháp khác để xác định chính xác hơn.
Sử dụng Google Search
Với công cụ Google, chúng ta dễ dàng tìm ra những website của đối thủ đang nằm trên top với những từ khóa liên quan đến lĩnh vực mình hoạt động. Từ đó truy cập website của họ, quan sát các thông tin, đo lường kỹ lưỡng hơn để xác định
Tìm hiểu trên Social
Dạo một vòng trên các mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Instagram, Zalo,…Chúng ta sẽ tìm ra những đơn vị thực sự mạnh từ các chỉ số lượng người quan tâm, nội dung, tương tác của người dùng,… Từ đó đưa ra những nhận định chính xác hơn ai thực sự là đối thủ đáng để ta phải học hỏi & cạnh tranh?
Hỏi khách hàng để biết chính xác hơn
Mỗi khách hàng khi sử dụng dịch vụ của chúng ta, chắc rằng họ cũng đã so sánh một vài đơn vị khác. Hoặc cũng có thể đã thấy những quảng cáo, chiến dịch truyền thông từ phía đối thủ. Và hãy đặt câu hỏi với khách hàng để tìm ra những đối thủ mạnh thực sự…
2. PHÂN TÍCH NHỮNG GÌ CÁC ĐỐI THỦ MẠNH?
Hoạt động marketing online của họ: với một đối thủ mạnh, chắc chắn họ không chỉ áp dụng một kênh marketing, vậy nên bạn hãy đi phân tích và liệt kê ra những kênh họ đang áp dụng. Tuy nhiên mỗi kênh này cũng sẽ có những kênh rất hiệu quả, và cũng có những kênh họ làm chưa thực sự hiệu quả, chúng ta hãy ghi chú lại để áp dụng và rút kinh nghiệm về sau
Phân tích website đối thủ: Với hoạt động Digital Marketing, thì website là một trong những kênh chủ lực và cập nhật đầy đủ thông tin nhất. Hãy truy cập website của họ và phân tích các từ khoá, backlink, nguồn traffic đến từ đâu, thứ hạng của website, các sản phẩm, chính sách giá, nội dung,… Từ đó đưa ra những nhận định sâu sắc hơn.
Phân tích kênh phân phối & teamwork: mỗi đơn vị mạnh họ không thể làm việc một mình mà luôn có đội nhóm làm việc, hãy xác định xem các đối thủ mạnh này họ đang có bao nhiêu nhân sự? Họ đang đi những kênh phân phối nào trên môi trường online? Các đối tác của họ là ai?… Những điều này là cần thiết để giúp chúng ta có sự đánh giá chính xác. Đôi khi một doanh nghiệp mạnh bởi vì nhân lực đông nhưng chưa chắc biên độ lợi nhuận đã thực sự lớn, hãy xác định chi phí trong hoạt động này của họ để nắm rõ…
Xác định những công nghệ, phần mềm họ đang áp dụng: hoạt động triển khai digital marketing không thể thiếu các công cụ để tiếp cận khách hàng, đo lường, tự động hóa mỗi hoạt động,… Để xác định điều này tuy không phải dễ dàng những hay cố gắng ghi lại những công cụ mà chúng ta thấy trong quá trình đi phân tích. Ví dụ như xem qua hệ thống email của họ xem họ đang sử dụng phần mềm gì? Sự chuyên nghiệp của họ ra sao?
Tự trải nghiệm sản phẩm & dịch vụ của đối thủ: cách để đánh giá chính xác nhất đó là hãy trở thành khách hàng của đối thủ, lọt vào kênh chăm sóc & nhận những sự tự vấn của họ. Quan sát những cách họ đeo bám khách hàng, remarketing ra sao? Và từ đó có thể học hỏi và ứng dụng tương tự hoặc tốt hơn họ…
Để phân tích chính xác và dễ dàng hơn các hoạt động Digital Marketing của đối thủ đang ứng dụng, những công cụ sau sẽ giúp ta làm tốt hơn. Đa số chúng đều miễn phí:
– Google trends
– Similarweb
– Alexa
– Ahref
– SocioGraph
– Graph Search
– Audience Insignt
– VidIQ
…
3. TỰ PHÂN TÍCH LẠI NGUỒN LỰC CỦA BẢN THÂN?
– Tìm ra những ƯU ĐIỂM, NHỮNG KHÁC BIỆT có thể cạnh tranh với các đối thủ mạnh
– Liệt kê ra 10-20 yếu tố khác biệt, lợi thế của bản thân mình so với những đối thủ
– Liệt kê những điều thua kém hiện tại & cố gắng làm để bằng hoặc tốt hơn họ trong tương lai
– Tìm một ngách thị trường mới để phát triển
– Tìm một ngách mới về sản phẩm để phát triển
– Tìm một ngách mới trong kênh tiếp cận mới mà các đối thủ chưa làm tốt để phát triển
…
Bằng mọi giá, nổ lực làm thật tốt để lọt vào top 3 trong lĩnh vực đang hoạt động
Nếu đang có quá nhiều đối thủ lớn thì hãy chọn thị trường ngách theo (local, theo phân khúc khách hàng, theo đối tượng khách hàng, theo mối quan hệ,… và cố gắng làm thật tốt trong thị trường ngách đó).
CÔNG THỨC THÀNH CÔNG: Sao chép 3-5 đối thủ mạnh thật chi tiết rồi sau đó cố gắng đạt 70-80% những gì họ đang có + 20-30% sự khác biệt mới từ bản thân mình => sẽ dễ dàng vượt mặt đối thủ và gặp hái thành công hơn. (Thông thường chúng ta phân tích được chỉ là BỀ NỔI CỦA TẢNG BĂNG & chỉ biết được 10-20% điều thực sự họ đang có, vậy nên hãy cố gắng phân tích thật tốt)
Một vài lời khuyên về tâm thế với các đối thủ:
– Đối thủ ko phải là kẻ thủ
– Đối thủ là người bạn “thúc đẩy” ta cố gắng và chạy nhanh hơn
– Đối thủ giúp ta chỉ ra các điểm yếu, điểm tốt để hoàn thiện
– Hãy lựa chọn những phương pháp cạnh tranh lành lạnh
– “SAY NO” nói xấu, dìm hàng hay chơi xấu đối thủ
– Đối thủ nếu có những chiêu trò chơi xấu thì cũng nên có động thái cảnh cáo họ
– Nếu đối thủ làm bạn khó chịu, đừng follow họ nữa & hãy tập trung vào bản thân tốt hơn
– Trong thị trường này, ai tạo ra giá trị nhiều hơn, sớm hơn! Người đó sẽ có lợi thế giành lấy thị phần
– Cũng nên cố gắng giữ lại một số “tuyệt chiêu” của bản thân và đừng cho đối thủ biết
– Đối thủ sẽ trở nên nhỏ bé nếu chúng ta với tâm thế CỐ GẮNG – SHARING – CẢI TIẾN SẢN PHẨM/DỊCH VỤ – CẢI TIẾN – PHÁT TRIỂN…
Theo Trần Thịnh Lâm – ATPSoftware