Theo số liệu thống kê lượt tìm kiếm cụm từ “Học marketing ra trường làm gì?” từ Google có khoảng 15.700.000 kết quả (0,54 giây) . Đây có lẽ là chủ đề rất nhiều bạn đã và đang rất quan tâm.
Marketing hiện là một trong những lĩnh vực phát triển nhất của nền kinh tế thị trường. Không còn là một bộ phận hữu danh vô thực trong các công ty, Marketing đã và đang thể hiện được vai trò thiết thực của mình đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và đối với việc kinh doanh nói riêng.
Bởi những ảnh hưởng lớn của Marketing trong thời đại số, các doanh nghiệp ngày càng dành nhiều sự quan tâm cho bộ phận này. Do đó, cơ hội việc làm cho những người theo học ngành Marketing cũng được mở rộng. Vậy có những công việc nào dành cho người theo học ngành Marketing? Cùng đọc hết bài viết này Simple Page sẽ giúp cho bạn trả lời câu hỏi “Sinh viên học Marketing ra trường làm gì?” nhé !!!
Mục lục bài viết
Marketing là gì?
Nhu cầu tuyển dụng và tìm việc làm Marketing ngày càng gia tăng khiến ngành này trở thành một nghề nghiệp có sức hấp dẫn thuộc hàng “top” trên thị trường việc làm. Tuy thuật ngữ Marketing rất quen thuộc nhưng học Marketing ra trường làm gì thì không phải ai cũng nắm rõ tường tận.
Marketing là một thuật ngữ mượn từ tiếng Anh có nghĩa là tiếp thị, nó bắt nguồn từ từ “market” có nghĩa là thị trường. Hiểu một cách đơn giản, Marketing hay tiếp thị là một hoạt động trong quá trình kinh doanh. Marketing là toàn bộ các hoạt động hướng đến khách hàng nhằm mục đích tạo mối quan hệ và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.
Marketing sẽ bao gồm 5 đầu công việc chính:
- Nghiên cứu thị trường,
- Nghiên cứu phân khúc thị trường,
- Định vị sản phẩm và thị trường,
- Lên kế hoạch và thực thi quá trình thực hiện
- Kiểm soát.
Sinh viên học Marketing ra trường làm gì?
” Sinh viên học Marketing ra trường làm gì?”. Thật ra, cơ hội việc làm ngành Marketing rất rộng mở, với chuyên môn về Marketing, bạn có thể dễ xin việc việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận. Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí trong ngành Marketing, từ chuyên viên cho đến quản lý tại các bộ phận, có khả năng cạnh tranh ở các vị trí sau:
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing.
Học ngành Marketing, ra trường bạn có thể làm việc tại:
- Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia
- Các công ty quảng cáo (Advertising agency)
- Công ty truyền thông (Media agency)
- Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency)
- Giảng viên hoặc bộ phận marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành Marketing.
Kỹ năng chuyên ngành Marketing cần là gì?
Sau khi trả lời được câu hỏi ” Học marketing ra trường làm gì?” Sinh viên chuyên ngành Marketing cần nỗ lực rèn luyện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để sau khi ra trường có thể tìm được cơ hội thực tập và làm việc trong các doanh nghiệp lớn như Apple, Viettle, Vinamilk,… Các kỹ năng quan trọng để sinh viên chuyên ngành Marketing phát triển và thành thạo bao gồm:
- Nghiên cứu hiệu quả : Để đánh giá nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, các chuyên gia tiếp thị cần có cả kỹ năng nghiên cứu định lượng và định tính.
- Giao tiếp : Kỹ năng viết, lời nói và trình bày được trau dồi .
- Làm việc theo nhóm : Kỹ năng lãnh đạo, hợp tác và làm việc nhóm mạnh mẽ .
- Điều phối sự kiện : Có khả năng lập kế hoạch và quảng bá các sự kiện và chiến dịch.
- Mối quan hệ giữa các cá nhân : Mong muốn và khả năng thu hút người tiêu dùng trực tiếp và khuyến khích họ mua sản phẩm và dịch vụ.
- Sáng tạo : Năng lực trong việc tạo ra các phương tiện truyền thông trực quan và thiết kế sản phẩm, lên ý tưởng khẩu hiệu và chủ đề cho các chiến dịch tiếp thị.
- Sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp về tiếp thị có thể soạn quảng cáo chiêu hàng cho các chiến dịch quảng cáo, văn bản cho thông cáo báo chí và nội dung truyền thông xã hội, vì vậy họ phải có kỹ năng viết tốt.
Mức lương trung bình của các ngành thuộc lĩnh vực Marketing
Đừng lo vì câu hỏi ” Học marketing ra trường làm gì? Mức lương là bao nhiêu” Rất nhiều tin tuyển dụng ngành Marketing có nội dung “không cần kinh nghiệm”. Mức lương cũng không có sự chênh lệch quá lớn giữa những bạn mới ra trường và có kinh nghiệm. Cụ thể như sau (thông tin tham khảo tổng hợp từ Internet ):
Mức lương Ngành nghề lĩnh vực Advertising:
► Account Director
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 6-7 năm
Mức lương: 46.000.000 – 50.000.000 VNĐ/tháng
► Creative Director (Giám đốc Sáng tạo)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 60.000.000 – 80.000.000 VNĐ/tháng
► Senior Account Manager
Học vấn: Ngành Quản trị kinh doanh/Kinh tế/Ngôn ngữ
Kinh nghiệm: 3-4 năm
Mức lương: 40.000.000 – 50.000.000 VNĐ/tháng
► Account Manager
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-3 năm
Mức lương: 24.000.000 – 34.000.000 VNĐ/tháng
► Media Production Manager
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 30.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng
Mức lương Ngành nghề lĩnh vực Marketing
► Brand Manager (Quản lý Thương hiệu)
Học vấn: MBA
Kinh nghiệm: 7-8 năm
Mức lương: 35.000.000 – 45.000.000 VNĐ/tháng
► Marketing Manager (Trưởng phòng Marketing)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 5-6 năm
Mức lương: 70.000.000 – 100.000.000 VNĐ/tháng
► Head of Marketing/Marketing Director (Giám đốc Marketing)
Học vấn: MBA
Kinh nghiệm: 9-10 năm
Mức lương: 90.000.000 – 120.000.000 VNĐ/tháng
► Digital Marketing Manager (Trưởng phòng marketing kỹ thuật số)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-5 năm
Mức lương: 36.000.000 – 45.000.000 VNĐ/tháng
► Consumer Insight/Market Research Manager (Trưởng phòng nghiên cứu thị trường)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-5 năm
Mức lương: 32.000.000 – 45.000.000 VNĐ/tháng
► Senior Marketing Executive (Nhân viên Marketing)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-4 năm
Mức lương: 14.000.000 – 18.000.000 VNĐ/tháng
Mức lương Ngành nghề lĩnh vực Public Relations
► Corporate Communication Manager
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-3 năm
Mức lương: 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
► Marketing Assistant (Trợ lý Marketing)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 0-1 năm
Mức lương: 7.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng
► Corporate Communication Manager (Quản lý Truyền thông Doanh nghiệp)
Học vấn: Cử nhân trở lên, MBA là điểm cộng
Kinh nghiệm: 7-8 năm
Mức lương: 40.000.000 – 50.000.000 VNĐ/tháng
► PR Manager (Trưởng phòng quan hệ công chúng/truyền thông)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 40.000.000 – 50.000.000 VNĐ/tháng
Mức lương Ngành nghề lĩnh vực FMCG – Food & Beverage Tobacco
► Head of Sales/Sales Director (Trưởng phòng kinh doanh/Giám đốc kinh doanh)
Học vấn: Cử nhân trở lên, MBA là điểm cộng
Kinh nghiệm: 9-10 năm
Mức lương: 80.000.000 – 120.000.000 VNĐ/tháng
► Regional Sales Manager (Quản lý bán hàng khu vực)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 5-6 năm
Mức lương: 45.000.000 – 60.000.000 VNĐ/tháng
► Area Sales Manager (Quản lý bán hàng khu vực)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-4 năm
Mức lương: 25.000.000 – 35.000.000 VNĐ/tháng
► Sales Supervisor/ Executive (Giám sát Bán hàng/Điều hành)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-3 năm
Mức lương: 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
► Sales Operation/ Analyst (Bán hàng/Chuyên viên phân tích)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-5 năm
Mức lương: 25.000.000 – 35.000.000 VNĐ/tháng
► Trade Marketing Manager (trưởng phòng tiếp thị thương mại)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 5-7 năm
Mức lương: 35.000.000 – 60.000.000 VNĐ/tháng
► HORECA/Channel Manager (Giám đốc kênh)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 35.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng
► Modern Trade Manager (Quản lý thương mại)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 4-5 năm
Mức lương: 45.000.000 – 60.000.000 VNĐ/tháng
► Key Account Manager (Quản lý tài chính)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-5 năm
Mức lương: 30.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng
► Sales Assistant (Trợ lý bán hàng)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 0-1 năm
Mức lương: 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
► Sales Coordinator (Điều phối viên bán hàng)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 0-1 năm
Mức lương: 8.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng
► Senior/Trade Marketing Executive (Quản trị marketing thương mại cấp cao)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 1-3 năm
Mức lương: 15.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng
► Group Brand Manager (Nhóm quản lý thương hiệu)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 7-8 năm
Mức lương: 50.000.000 – 65.000.000 VNĐ/tháng
► Senior Brand Manager (Quản lý thương hiệu cấp cao)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 5-6 năm
Mức lương: 40.000.000 – 60.000.000 VNĐ/tháng
► Brand Manager (quản lý thương hiệu)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 3-4 năm
Mức lương: 30.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng
► Assistant/Junior Brand Manager (Trợ lý / Giám đốc thương hiệu )
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 2-3 năm
Mức lương: 15.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng
► Brand Executive (Quản trị thương hiệu)
Học vấn: Cử nhân trở lên
Kinh nghiệm: 1-2 năm
Mức lương: 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng
Kết luận
Bài viết này Simple Page đã liệt kê ra một vài công việc đối với sinh viên ngành Marketing. Hy vọng những thông tin tại bài viết sẽ giúp bạn trả lời được cho câu hỏi “Học marketing ra trường làm gì?”.
Chúc bạn thành công có một công việc phù hợp với đam mê và mang lại mức thu nhập cao. Đừng quên để lại thắc mắc của bạn dưới phần comment bài viết, mình sẽ hỗ trợ nha!!!
Sẵn tiện đây cũng giới thiệu, Simple page là đơn vị hàng đầu về cung cấp giải pháp hỗ trợ thiết kế Landing page, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Nếu bạn đang có mong muốn tìm hiểu bảng giá thiết kế landing page cao cấp, vui lòng liên hệ với team Simple Page để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm: