Ở phần này chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan SEO Copywriting là gì, một số yếu tố có ảnh hưởng nhất của SEO Copywriting và một số công cụ hỗ trợ tối ưu SEO Copywriting.
Bí quyết để xây dựng một nền tảng quan hệ vững chắc với người đọc, người tiêu dùng chính là phương pháp viết Content nội dung sao cho giá trị, hấp dẫn, đồng thời cũng phải đơn giản hóa nội dung đó trên các tiện ích tìm kiếm như Google, Bing… Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đúng về hai khái niệm: viết Content nội dung sao cho thu hút và đơn giản hóa Content như thế nào tốt nhất?
Thực tế, SEO là một khái niệm phức tạp và dễ gây hiểu lầm, nhiều người thường hiểu sai về bản chất cũng như tối ưu hoá SEO, nhưng viết nội dung SEO (SEO content) thì lại không quá phức tạp, nó đơn giản là viết và tối ưu nội dung chất lượng, hấp dẫn với người đọc, sau đó là phù hợp với các thuật toán của công cụ tìm kiếm.
Do đó, để phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử (kinh doanh trực tuyến), bạn phải xây dựng được nội dung thoả mãn 2 điều kiện: có chất lượng, thu hút được người dùng và thứ 2 là phải giải quyết được nhu cầu của họ như tìm kiếm thông tin, tìm kiếm sản phẩm, so sánh chất lượng, giá thành…
Vậy, câu hỏi đặt ra là làm sao để tạo ra được nội dung đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu có, vừa sở hữu vị trí tốt trên Google và vừa có sức thuyết phục với người đọc?
Khái niệm SEO và SEO Copywriting
SEO là gì?
Đây là một câu hỏi rất phổ biến, khi truy cập các công cụ tìm kiếm như Google, gõ từ khóa “SEO là gì”, bạn sẽ ngay lập tức nhận được hàng loạt các kết quả trả về.
Về cơ bản, SEO là một phương pháp tối ưu hóa toàn diện giúp website của bạn xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm theo từ khoá đưa ra với thứ hạng cao hơn so với các trang web của đối thủ cạnh tranh.
Bởi vậy, SEO thực hiện từ các bước:
- Nghiên cứu từ khóa…
- Sau đó, chọn ra các từ khóa phù hợp để phát triển…
- Sau đó là xây dựng nội dung tối ưu theo các từ khoá đó…
- Nếu nội dung của bạn thực sự hữu ích và hấp dẫn, người đọc sẽ đọc và chia sẻ trên Twitter, Facebook, blog cá nhân và các phương tiện truyền thông xã hội khác.
Theo Redevolution, Google sẽ hiển thị các trang web trong kết quả tìm kiếm của họ dựa trên các yếu tố đánh giá và sự tương tác của trang web đó. Vậy làm sao để đánh giá được các yếu tố này?
- Google xác định sự liên quan từ khoá trong trang web của bạn bằng cách phân tích nội dung dựa trên một vài yếu tố như vị trí của từ khóa và tần suất lặp lại của từ khóa xuyên suốt trong nội dung bài.
- Google sẽ quan tâm đến các liên kết giới thiệu trỏ đến trang web (backlink) và kiểm chứng chất lượng của những liên kết đó
SEO là một quy trình phức tạp với nhiều yếu tố kết hợp như nghiên cứu từ khoá, tối ưu nội dung, xây dựng liên kết …
Liên kết đến trang web (backlink) là một yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng từ khoá và được quyết định bởi số lượng và chất lượng liên kết, tuy nhiên thì chất lượng của các liên kết luôn được đánh giá cao hơn số lượng.
Chất lượng của nội dung và chất lượng liên kết đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong xếp hạng trong Google, đặc biệt là kể từ khi Google cập nhật Panda và Penguin.
Vì thế, bạn cần có cái nhìn đúng đắn về SEO và cách làm SEO hiệu quả nhất để tìm được vị trí xếp hạng tốt cho website.
Hiểu đúng về Copywriting
Có thể nói Copywriting là một nghệ thuật để tạo ra nội dung hấp dẫn với mục đích cuối cùng là khiến người đọc có hứng thú đặt mua / đăng kí vào danh sách / dùng thử… các sản phẩm, dịch vụ mà bạn mong muốn.
Bruce Bendinger cho biết, trong thương mại điện tử thì copy writing là một nghệ thuật bán hàng. Nhiệm vụ của copywriting là khiến người đọc tìm được điều họ muốn, mỉm cười, hài lòng và thuyết phục họ trở thành một khách hàng.
Người thực hiện biến những nội dung hướng người đọc trở thành khách hàng là ai? Là copywriter. Vậy copywriter là gì? Đó chính là một chuyên gia lành nghề trong lĩnh vực ngôn từ, am hiểu về quảng cáo, khuyến mãi và các mong muốn của khách hàng. Trong tiếp thị, thì họ được xem là những người sáng tạo.
Một copywriter đúng nghĩa sẽ hiểu về bản chất con người, tức là đặt mình vào vị trí người đọc, phán đoán xem họ thích đọc/xem gì, những từ ngữ nào phù hợp, tạo cảm xúc cho họ. Từ tiêu đề, câu, chữ, đoạn văn đều phải thuyết phục và khiến người đọc hành động đúng với mục đích của website.
Nếu bạn là một nhà văn, một bloger tự do hay một chủ doanh nghiệp, thì bạn đều có thể trở thành một copywriter đúng nghĩa cho việc chia sẻ, quảng cáo, không ngừng sáng tạo và ngày càng hoàn thiện kỹ năng viết.
Nếu muốn xây dựng một doanh nghiệp bán hàng trực tuyến phát triển mạnh và có thể tồn tại trong thế giới không ngừng thay đổi của SEO thì công việc của bạn là tạo ra nội dung hữu ích, thú vị, có sức thuyết phục với người đọc. Đồng thời nội dung này phải được tối ưu hóa tốt nhất cho các công cụ tìm kiếm – và tất cả quy trình này bạn phải làm một cách nhất quán, nghĩa là nội dung của bạn phải hấp dẫn với người đọc đồng thời được tối ưu phù hợp với các công cụ tìm kiếm.
SEO Copywriting là gì?
SEO copywriting đã bắt đầu phát triển mạnh kể từ khi Google bắt đầu tung ra các thuật toán đánh giá để cải thiện chất lượng xếp hạng. Nếu bạn muốn tạo nội dung thực sự hữu ích và có vị trí xếp hạng tốt trên Google bạn phải tìm hiểu về các thành phần của thuật toán xếp hạng của Google và thực hiện tối ưu phù hợp với các thuật toán này.
Thực chất, SEO copywriting chính là tạo ra nội dung hữu ích, hấp dẫn và có giá trị với mục tiêu từ khóa cụ thể mà chúng hướng tới và quan trọng là hướng người đọc/khán giả/khách hàng sẵn sàng thúc đẩy, phát triển nó bằng cách chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Mục đích chính của SEO Copywriting là thu hút người dùng, chuyển đổi thành khách hàng và giúp website đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm
Điều này làm tăng độ uy tín và chất lượng của nội dung trên website của bạn và cải thiện thứ hạng của website trên bảng xếp hạng của Google cho các từ khóa đã chọn.
SEO copywriting giúp bạn nhắm đến mục tiêu là khách hàng và luôn tìm cách giải quyết các vấn đề cụ thể mà khách hàng hướng tới với nội dung chất lượng và sáng tạo.
Chúng ta cùng phân tích chi tiết hơn về SEO Copywriting
Phần 1: Các yếu tố của SEO Copywriting
Những yếu tố quyết định một nội dung có giá trị, như: sự hấp dẫn và bắt kịp thời đại cũng chính là những tiêu chuẩn của copywriting.
Thực hiện SEO tốt xuyên suốt nội dung sẽ đưa bài viết của bạn lọt top 10 tìm kiếm trên Google và tăng lượng truy cập của bạn.
Có những yếu tố cho phép bạn luôn xếp hạng cao trên Google, cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Trước khi bạn thực hiện các yếu tố của SEO copywriting, hãy nhớ rằng có những thứ nên làm trước khi tối ưu hóa trên trang.
Dưới đây là 6 yếu tố quan trọng của SEO copywriting:
1) Tốc độ trang web
Một nghiên cứu của Akamai đã cho ra những số liệu thống kê sau:
- 40% số người dùng sẽ rời khỏi một trang web nếu nó phải mất hơn 3 giây để tải toàn bộ trang.
- 47% số người dùng mong đợi một trang web có thể tải trong hai giây hoặc ít hơn.
Tốc độ trang web đã được xem là một yếu tố xếp hạng kể từ năm 2010 và hai giây là thời gian tải tiêu chuẩn cho các trang web. Do đó, bạn phải thực hiện lại các bước tối ưu hóa để cải thiện tốc độ web nếu thời gian tải của bạn nhiều hơn định mức này.
Nên nhớ, cho dù nội dung của bạn có hữu ích và thú vị đến đâu đi chăng nữa thì người đọc cũng sẽ rời đi nếu tốc độ trang web quá chậm vì khả năng tập trung của con người thường rất ngắn.
Để đo thời gian tải site của bạn, hãy làm theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Truy cập vào công cụ kiểm tra tốc độ website của Google (https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/)
Bước 2: Nhập đường dẫn website và chọn phân tích
Ở đây, bạn sẽ thấy các phân tích, đánh giá về tốc độ tải trang và độ tương thích của website trên các thiết bị máy tính, di động và đặc biệt là phần xem xét khắc phục (Suggestions Summary) với các đề xuất hướng dẫn tối ưu của Google.
Bước 3: Ở bên dưới phần xem xét khắc phục là các đề mục với phần hiển thị cách khắc phục hướng dẫn chi tiết cách tăng tốc cho website
Một điều chắc chắn là tốc độ tải trang web sẽ cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Việc tăng tốc độ tải trang web của bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 7%.
Ở một số website đã có một sự gia tăng ấn tượng trong tỷ lệ chuyển đổi khi họ dọn dẹp cơ sở dữ liệu cũng như các plugin cũ và sáp nhập tất cả các cơ sở dữ liệu thành một.
2) Tiêu đề
Tiêu đề là một yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO copywriting, cho dù phần nội dung có giá trị, nhưng nếu tiêu đề của không đủ hấp dẫn thì tỷ lệ nhấp chuột (nhấp chuột từ công cụ tìm kiếm) vẫn sẽ thấp.
Trung bình, số người chỉ đọc tiêu đề thường nhiều hơn gấp 5 lần số người đọc toàn bộ bài viết. Rất nhiều blogger và SEO dành 55% thời gian của họ để sáng tạo nội dung, giám sát các tín hiệu mạng xã hội cũng như phản ứng của người tiêu dùng, theo dõi phân tích,… Tuy nhiên, người viết dành bao nhiêu thời gian để viết ra một tiêu đề hoàn hảo?
Trong SEO copywriting, tiêu đề của bạn phải thu hút sự chú ý của người đọc và lôi kéo họ click và đọc tiếp nội dung bài viết.
Khi bài viết của bạn lọt top 10 tìm kiếm trên Google, thì dù nó ở vị trí thứ 1 hay thứ 4 cũng không quan trọng bởi vì tiêu đề của nó hấp dẫn và thu hút nhiều người đọc cũng như lượng truy cập cho trang web sẽ từ đó mà tăng lên. Giống như quy tắc ngón tay cái, hãy viết tiêu đề trước khi viết nội dung của bài viết hoặc bài đăng blog.
Lưu ý: Tiêu đề là nơi truyền tải một thông điệp hoặc ý tưởng cụ thể tốt nhất đối với người tìm kiếm. Theo một số chuyên gia nghiên cứu, tiêu đề có chữ số luôn thu hút hơn và tạo cảm giác hơn.
Những tiêu đề với số lượng, hướng dẫn, liệt kê, câu hỏi… luôn được người dùng chú ý hơn
Tạo ý tưởng bài viết: Nên lấy ý tưởng bài viết từ các xu hướng mới, nhiều người quan tâm, nên hướng vào các bài viết thoả mãn những câu hỏi của người đọc như: Hướng dẫn, thủ thuật, so sánh, liệt kê…
Phân tích các kết quả công cụ tìm kiếm: Giả sử bạn tiến hành tìm kiếm từ khóa “tiết kiệm tiền” thì Google sẽ cho ra hầu hết các kết quả SEO – friendly (và chính xác với từ khóa). Trong khi đó, một số kết quả tìm kiếm khác lại có tiêu đề không hấp dẫn người đọc.
Một số copywriter nhiều kinh nghiệm còn chia sẻ cách sử dụng plugin Yoast SEO tích hợp vào nền tảng WordPress để tối ưu hoá nội dung SEO. Khi thực sự nắm được bản chất của SEO copywriting thì bạn có thể viết những nội dung có giá trị, được xếp hạng cao trong các kết quả tìm kiếm của Google cũng như thu hút được sự quan tâm của người đọc, nhất là những khách hàng tiềm năng.
Lưu ý: Để toàn bộ tiêu đề của bạn được hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên Google thì đoạn văn tiêu đề phải ngắn hơn 65 ký tự, nếu tiêu đề qúa dài sẽ bị cắt ngắn bớt.
3) Nội dung
Nội dung là một yếu tố quan trọng của SEO Copywriting. Người dùng luôn tìm kiếm trên Google và công cụ tìm kiếm khác để tìm kiếm những nội dung hữu ích. Các công cụ tìm kiếm luôn ưu tiên cho những website có nội dung được cập nhật mới mẻ, đó là lý do vì sao bạn nên luôn thường xuyên cập nhật nội dung mới cho website của mình.
Marcus Sheridan (một trong 3 người đồng sở hữu River Pools & Spas tại Warsaw, Virginia. Công ty của ông nổi tiếng về xây lắp bể bơi và bồn tắm nóng từ Maryland đến Virginia) công ty có dưới 10.000 đến 80.000 khách hàng tháng, trong vòng 6 tháng và ông đã tăng lượng traffic của mình bằng cách viết blog 2-3 lần một tuần.
Khi Marcus bắt đầu nhắm mục tiêu các từ khóa dài trong các bài viết blog của mình, mọi thứ đã thay đổi. Ông nói rằng “trong vòng vài giờ sau khi viết một bài viết với mục tiêu từ khóa cụ thể, website đã được hiển thị trên trang đầu tiên của Google với các từ khoá đó.”
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Planner, Google Trend, Keywordtool.io…để nghiên cứu từ khoá dài.
Sử dụng công cụ keywordtool.io để nghiên cứu từ khoá dài, điền từ khoá chính, mục tiêu và search
Công cụ sẽ đề xuất những từ khoá dài với lượng truy cập, CPC…tương ứng
Nếu bạn muốn viết nội dung chất lượng, xếp hạng tốt trong Google, bài viết cần phải nhắm mục tiêu vào các cụm từ khóa có mục đích cụ thể. Đặc biệt phải tránh nhồi nhét từ khóa hoặc quá tối ưu hóa tạo ra sự khó chịu cho người đọc. Nên đặt từ khóa trong tiêu đề nhưng phải chắc chắn nội dung phải trơn tru, dễ đọc, dễ hiểu.
Thuật toán Google Panda 4.1 được Google cập nhật để phạt các nội dung sơ sài, kém chất lượng, các website có nội dung sơ sài, kém chất lượng sẽ có thứ hạng không tốt trên bảng xếp hạng. Thông thường một bài viết điển hình phải có ít nhất 1000 từ, tuy nhiên, không phải là tất cả các bài viết dài đều tốt, bởi vì một số bài viết ngắn nhưng chi tiết, vừa đủ thông tin vẫn có thể cạnh tranh để xếp hạng và giữ được vị trí trong các trang tìm kiếm của Google.
Trước khi bạn viết nội dung, cần xác định rằng nội dung đó phải dễ hiểu và đáp ứng được mục đích của người đọc. Sau đó, tập trung vào một vấn đề cụ thể mà người đọc đang quan tâm, nội dung bạn viết có thể giải quyết được vấn đề, thắc mắc của người đọc – đó là mục tiêu của việc kết hợp SEO và copywriting.
Ngoài ra, nội dung bạn viết cần một phần giới thiệu hấp dẫn, phần giới thiệu là phần ngay sau tiêu đề (và tiêu đề phụ nếu bạn nhập trong nội dung). Phần giới thiệu nên có ít nhất một trong những cụm từ khóa mục tiêu, đặc biệt là một từ khóa dài.
4) Mô tả Meta Description
Mô tả meta description chính là phần văn bản tóm tắt nội dung bài viết, đây là bộ phận rất quan trọng khi tối ưu cho công cụ tìm kiếm, định hướng cho công cụ tìm kiếm cũng như người dùng hiểu được tổng quát nội dung bài viết đồng thời cũng là cách thức lý giải tại sao những từ khóa và cụm từ khoá mục tiêu lại được xuất hiện nhiều trong bài viết.
Lưu ý rằng các mô tả meta là thuộc tính HTML dùng để “tóm tắt nội dung” để các công cụ tìm kiếm hiểu được mục đích nội dung viết về điều gì. Các thẻ được đặt trong thẻ <head> </ head> trên trang web.
Google sẽ sử dụng các thẻ mô tả trên trang của bạn kết hợp với tiêu để để hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm và tiếp cận với người dùng khi tìm kiếm các từ khóa có liên quan. Đoạn mã này cùng với đoạn tiêu đề sẽ quyết định xem người dùng có hoặc không nhấp chuột vào website của bạn.
Để tốt nhất cho SEO, phần mô tả nên có khoảng từ 150-160 ký tự .
Google lấy phần mô tả description để hiển thị, nếu phần này quá dài sẽ bị tự động cắt bớt
Lưu ý: Nếu bạn sử dụng nền tảng WordPress, bạn có thể cài đặt plugin All-In-One SEO Pack và sử dụng để thiết lập tiêu đề, mô tả và các từ khóa có liên quan.
Câu hỏi lớn: Làm thế nào để viết phần mô tả thu hút sự chú ý của mọi người, đứng ở thứ hạng tốt trên Google?
Bước 1: Đặt ra từ khóa mục tiêu. Mục đích chính của từ khóa và mục tiêu bán hàng.
Ví dụ, bạn là một nhà tư vấn du học và bạn muốn thu hút khách hàng đến doanh nghiệp của bạn. Thì từ khóa chính của bạn có thể là “tư vấn du học”. Mô tả meta của bạn phải có liên quan và hấp dẫn được người đọc.
Bước 2: Sau khi bắt tay vào bài viết, điều tiếp theo là viết mô tả của bạn.
Với mô tả, giữ ở mức khoảng 150 ký tự (đối với giao diện mobile là 113 ký tự). Bạn nên đưa ra một mô tả ngắn tổng quát nội dung trong trang và một lời kêu gọi hành động để lôi kéo người tìm kiếm nhấp chuột vào trang web của bạn.
Trong mô tả phải bao gồm các từ khóa mục tiêu. Tương tự như các thẻ tiêu đề, các từ khóa trong mô tả của bạn cần được in đậm. Đồng thời, đảm bảo mô tả của bạn là duy nhất trên webiste, không được để phần mô tả của các trang trên website trùng lặp nhau. Mô tả thường bị bỏ qua bởi các quản trị web, nhưng Google lại rất coi trọng và thu thập, lập chỉ mục nhanh chóng.
Lưu ý: Bạn không nhất thiết phải bao gồm từ khóa chính xác trong mô tả của bạn, đặc biệt là khi nó không trôi chảy. Đã có rất nhiều các trang web xếp hạng trong top 10 của Google mà không có các từ khóa chính trong mô tả.
5) Mật độ từ khóa
Mật độ từ khóa là thông số hiển thị số lần từ khóa bạn chọn xuất hiện trên trang web. Mật độ này không chỉ là số lượng từ khóa sẽ hiển thị trong bài viết mà còn được tính từ các bài liên quan trên trang. Tần số xuất hiện từ khóa và mật độ bố trí không còn mang đến nhiều hiệu quả khi sử dụng, nhất là khi khi Google bắt đầu tung ra bản cập nhật thuật toán một cách thường xuyên hơn. Những thuật toán này giúp tránh sai lầm tối ưu hóa trên trang, hạn chế tình trạng nhồi từ khóa, chèn từ khóa quá nhiều gây loãng nội dung trang web.
Tuy nhiên, mật độ từ khóa vẫn còn tác động một mức đó nào đó đến xếp hạng của trang. Theo chuyên gia Brian Dean, mật độ từ khoá là một trong 200 yếu tố xếp hạng, có nghĩa là bạn vẫn nên xem xét tối ưu nó. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng.
Dưới đây là những gì Brian Clark đã nói về tần suất/mật độ từ khóa:
Cách duy nhất để biết sự lặp đi lặp lại từ khóa của mình là tốt hay chỉ như một dạng spam là bạn cần đo tần số xuất hiện của từ khóa so với chiều dài tổng thể của nội dung. Nếu mật độ từ khóa lớn hơn 5,5% , tức là bạn đã nhồi quá nhiều từ khoá và trang của bạn có thể bị trừng phạt bởi Google. Do đó, bạn không cần phải cố gắng lặp lại từ khóa để tối ưu hóa. Bởi trong thực tế, nếu bạn làm thế, có khả năng sẽ đạt được kết quả ngược lại. Để kiểm tra mật độ từ khóa, có thể sử dụng công cụ add on SEO Quake tích hợp vào trình duyệt.
Cài đặt SEO Quake, vào trang muốn kiểm tra, nhấp chọn biểu tượng SEO Quake và chọn Density
6) Liên kết trên trang web
Liên kết nội bộ và liên kết ngoài là cấu trúc cơ bản trong trang web và nó sẽ dẫn người đọc đến nhiều bộ phận nội dung khác có liên quan đến bài viết. Các liên kết trang sẽ cho Google biết bài viết của bạn có sự kết nối với những nội dung hữu ích với người dùng. Những nội dung này có thể là những liên kết nội của bạn hoặc lấy từ một trang web hay một tác giả nào khác.
Đồng thời, khi gắn các liên kết ngoài cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đánh giá cao những gì người khác tạo ra. Google sẽ thưởng cho bạn vì đã đồng bộ với nhiệm vụ của họ: kết nối thông tin trên toàn thế giới.
Những gì copywriter thường làm là tìm các từ khóa thích hợp, nghiên cứu dữ liệu chính xác và sau đó sử dụng để viết những nội dung có giá trị khiến người đọc không thể cưỡng lại. Đó là lý do tại sao copywriting là một trong những yếu tố cơ bản của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Quy tắc gắn liên kết cần lưu ý:
- Gắn các liên kết nội bộ và các liên kết ngoài trang web của bạn trong phần mở đầu bài viết.
- Kết nối với những bài hướng dẫn sâu hơn hoặc nội dung trên trang web của bạn hoặc các trang web khác.
- Liên kết với anchor text thích hợp, có sự kết nối tự nhiên với nội dung.
Như đã nói trước đó, những quy định này không được thiết lập bởi Google hay công cụ tìm kiếm nào khác. Nếu bạn có thể hiểu được đối tượng mục tiêu của bạn và bạn xây dựng nội dung tốt nhất mà sẽ giải quyết các thắc mắc, vấn đề của người đọc… khi đó bạn không cần phải lo lắng về mật độ từ khóa, liên kết trang và tín hiệu xã hội, bởi vì tất cả sẽ xảy ra một cách tự nhiên.
Hãy nhớ rằng nội dung rất hữu ích sẽ luôn thu hút trong việc thu hút quan tâm, bình luận của người đọc và cho việc bán hàng.