Trade marketing là gì? Công việc Trade marketing làm gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người trẻ đam mê lĩnh vực marketing thường đặt ra. Trong bài viết này, Simple Page sẽ chia sẻ tất cả các khía cạnh của Trade marketing mà bạn cần hiểu rõ. Cùng theo dõi ngay nhé!!!
Mục lục bài viết
Công việc Trade marketing là gì?
Trade Marketing (Tiếp thị thương mại) là những hoạt động nhằm tổ chức và xây dựng chiến lược cho ngành hàng cũng như thương hiệu trong kênh phân phối, thông qua việc nghiên cứu và hiểu rõ hành vi mua sắm của khách hàng, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và doanh số bán hàng cho công ty.
Người làm Trade Marketing được xem như một cái cầu nối giữa bộ phận tiếp thị và bán hàng. Trách nhiệm của họ bao gồm việc nghiên cứu và thiết lập chiến lược nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng tại các điểm bán hàng (Point of Sales Marketing – POSM), đồng thời tăng cường nhận thức về thương hiệu. Trade marketing cũng hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc kích thích doanh số bán hàng.
Ngoài ra, nhân viên Trade Marketing chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động phát triển hệ thống phân phối, bao gồm tiếp thị qua kênh phân phối, quản lý chiết khấu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng trung thành, cũng như đóng góp vào quá trình phát triển thương hiệu.
Mặc dù là một lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng công việc Trade marketing đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các bạn trẻ năng động và đam mê kinh doanh.
Mô tả công việc Trade marketing
Trade marketing là một lĩnh vực công việc khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Điều này làm cho nhiều người tỏ ra tò mò và đặt câu hỏi về nhiệm vụ cụ thể của nhân viên trade marketing là gì. Dưới đây là bản mô tả công việc trade marketing mà mình muốn chia sẻ để mọi người có cái nhìn rõ hơn về công việc mới này.
- Thu thập thông tin từ các điểm bán lẻ và thị trường để phân tích báo cáo về biến động sản lượng bán ra, xu hướng mua sắm và sử dụng, cũng như kế hoạch trade marketing của đối thủ.
- Đóng vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng.
- Thực hiện xây dựng và triển khai các chương trình trưng bày tại điểm bán, bao gồm treo gắn vật phẩm quảng cáo và các chương trình kích thích nhãn hàng để đảm bảo sự nổi bật của sản phẩm so với đối thủ.
- Xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược marketing dựa trên định hướng phát triển thương hiệu của công ty.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty và các đối tác kinh doanh để tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
- Giám sát và đánh giá các hoạt động trưng bày POSM (Point of Sales Marketing – tổng hợp các vật dụng hỗ trợ bán hàng tại điểm bán lẻ), cũng như quảng cáo triển khai theo lịch trình đề ra.
- Lập báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu từ cấp trên.
Xem thêm: Lợi ích của Digital Marketing trong doanh nghiệp
Yêu cầu của công việc Trade marketing
Là một phần của lĩnh vực marketing, vị trí trade marketing đặt ra những yêu cầu công việc khá đa dạng. Dưới đây là những điều doanh nghiệp nào cũng cần có từ nhân viên trade marketing:
- Tốt nghiệp cao đẳng/đại học chuyên ngành marketing.
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực trade marketing được xem là một lợi thế.
- Thành thạo tin học văn phòng.
- Có khả năng phân tích số liệu của công ty và đối thủ.
- Nhạy cảm về kinh doanh, kinh tế và thị trường, hiểu rõ nhu cầu của thị trường để điều chỉnh chiến lược phù hợp.
- Có tư duy logic và sáng tạo.
- Khả năng làm việc độc lập cũng như kỹ năng làm việc nhóm.
- Có khả năng đàm phán.
- Thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc thay đổi liên tục.
- Có nền tảng thể lực tốt do tính chất công việc yêu cầu di chuyển nhiều và sẵn sàng làm thêm giờ khi cần thiết.
Bật mí quyền lợi của nhân viên Trade Marketing
Với yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm, cùng với áp lực công việc lớn, thu nhập cho vị trí Nhân viên Trade Marketing chắc chắn sẽ phản ánh đúng giá trị công lao và kỹ năng của họ.
Lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực Trade Marketing rất rộng mở, và thu nhập phản ánh sự phát triển này. Tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm, mức lương của nhân viên Trade Marketing có thể dao động từ 10 đến 150 triệu đồng/tháng.
- Nếu bắt đầu từ vị trí Trade Staff với ít kinh nghiệm, mức lương khởi điểm thường là từ 8-10 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên Trade Marketing chính thức có thể nhận mức lương khoảng 10-13 triệu/tháng, kèm theo thưởng KPI khi đạt được doanh số.
- Nếu hoàn thành xuất sắc công việc ở vị trí Junior – Senior Executive, bạn có thể thăng chức lên vị trí Trade Marketing Assistant với mức lương lên đến 20 triệu đồng/tháng.
- Ở vị trí Trưởng phòng hoặc Trade Marketing Manager, mức lương thường nằm trong khoảng từ 30 đến hơn 50 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào quy mô của công ty.
- Đối với vị trí Trade Category Director – vị trí cao nhất với trách nhiệm lớn, mức lương có thể đạt từ 80-100 triệu đồng trở lên, là một mức thu nhập đáng mơ ước.
Tạm kết
Trong bài viết trên, Simple Page đã chia sẻ tất cả các khía cạnh của Trade marketing. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi, chúc bạn thành công.