• Blog
    • Tài liệu – Ebook
    • Hướng dẫn
  • Kho giao diện
  • Bảng giá
  • Tính năng
  • Khóa học
  • Giải pháp
    • Giải pháp kinh doanh online
    • Thiết kế Landing Page
    • Thiết kế Website Chuẩn SEO
    • Dịch vụ SEO Guest Post
Dùng thử ngay
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Cach-phan-tich-doi-thu

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh mới nhất 2022

Thoại Nghiêm Bởi Thoại Nghiêm
10/03/2023
Trong chiến lược marketing, kiến thức marketing, Tin tức chung
0
5/5 - (1 vote)

Phân tích đối thủ trong kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình và đối thủ trên thị trường, từ đó có thể xây dựng chiến lược quảng bá phù hợp để phát triển kinh doanh. Vậy cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh thế nào mới hiệu quả? Hãy cùng Simple Page giải đáp qua bài viết sau nhé!

Mục lục

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
  • Tại sao cần phân tích đối thủ cạnh tranh?
  • Cách phân tích đối thủ cạnh tranh mới nhất
    • Xác định ngành , phạm vi quy mô và tính chất doanh nghiệp hướng đến
    • Xác định các đối thủ cạnh tranh của bạn là ai
    • Xác định những chiến thuật và điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh
    • Phân tích hoạt động Marketing của đối thủ cạnh tranh
  • Những lưu ý khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Phân tích hay còn gọi là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tiếng anh là competitor analysis, là quá trình xác định các doanh nghiệp trong thị trường cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự doanh nghiệp bạn và đánh giá những đối thủ đó dựa trên một tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định trước.

Để các phân tích đánh giá thực sự hữu ích và mang lại hiệu quả, điều quan trọng là bạn cần phải thực hiện những điều sau:

  • Chọn đối thủ cạnh tranh phù hợp để phân tích
  • Nên phân tích những khía cạnh sẽ mang lại lợi ích của đối thủ
  • Chọn nguồn dữ liệu uy tín
  • Biết cách sử dụng những insight và những thông tin bạn thu thập được để phát triển doanh nghiệp mình.

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ có thể giúp bạn nắm được cơ chế hoạt động của các đối thủ của bạn, mà còn giúp xác định những cơ hội tiềm năng giúp bạn có thể giành được ưu thế so với đối thủ.

Phân tích đối thủ cạnh tranh tốt sẽ giúp bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình và đối thủ cạnh tranh thông qua con mắt của khách hàng. Từ đó xác định điều bạn có thể cải thiện.

Cách Phân Tích Đối Thủ cạnh Tranh trong Kinh doanh

Theo Arthur Weiss, giám đốc điều hành Aware tại Anh:

“Cho dù bạn có muốn thừa nhận hay không, đối thủ cạnh tranh của bạn vẫn ở ngoài thị trường, và họ đang thèm khát khách hàng của bạn. Vì vậy, bạn cần phải dành thời gian và tiền bạc để theo dõi các đối thủ. Bằng cách theo dõi các đối thủ cạnh tranh đang làm gì, bạn có thể biết được hành vi của họ và dự đoán những gì họ sẽ làm tiếp theo. Sau đó, bạn có thể lập kế hoạch chiến lược để giữ chân khách hàng của mình khỏi sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh”.

Tại sao cần phân tích đối thủ cạnh tranh?

Trước khi đi sâu vào cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh, hãy cùng điểm qua 1 vài lợi ích đem lại cho doanh nghiệp nếu bạn thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả.

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình xác định các doanh nghiệp trong thị trường cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự doanh nghiệp bạn và đánh giá những đối thủ đó dựa trên một tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định trước.

Phân tích đối thủ cạnh tranh tốt sẽ giúp bạn nhìn thấy doanh nghiệp của mình và đối thủ cạnh tranh thông qua con mắt của khách hàng. Từ đó xác định điều bạn có thể cải thiện.

Bên cạnh đó, việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bạn:

  • Tiết lộ thông tin thích hợp về độ bão hòa của thị trường, cơ hội kinh doanh và các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong ngành.
  • Biết khách hàng nhìn nhận bạn như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.
  • So sánh doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu để xem doanh nghiệp có thể cải thiện ở đâu và tận dụng thị trường ngách.

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh mới nhất

Nếu muốn thực hiện việc nghiên cứu và phân tích đối thủ trong kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải thực hiện các bước như sau:
  • Xác định ngành – phạm vi quy mô và tính chất của ngành.
  • Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là ai.
  • Xác định khách hàng của bạn là ai và họ mong đợi những lợi ích gì?
  • Xác định các điểm mạnh chính của bạn.
  • Xếp hạng các yếu tố thành công chính bằng cách cho từng trọng số một.

Xác định ngành , phạm vi quy mô và tính chất doanh nghiệp hướng đến

Xác định các đối thủ cạnh tranh của bạn là ai

A1 chia đối thủ của bạn thành hai loại:
  • Direct Competitors

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những công ty cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm giống như bạn trong cùng khu vực địa lý, nhắm đến cùng một đối tượng và phục vụ cùng một nhu cầu.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp thường là trọng tâm của phân tích đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đang xây dựng một công cụ trò chuyện, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn sẽ là các công ty như Slack, HipChat và Campfire.

Nhắc đến đối thủ cạnh tranh trực tiếp, chúng ta thường liên tưởng đến các tên tuổi đã đối đầu, cạnh tranh với nhau trong nhiều năm qua như các “cặp đôi”: Apple – Samsung, Coca Cola – Pepsi, Adidas – Nike, OMO – Tide…

Tại thị trường trong nước, chúng ta cũng có thể kể đến các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Tường An và Meizan. Đây là 2 nhà sản xuất bơ thực vật cùng tương đương về khối lượng đóng gói, mức giá, kênh phân phối sản phẩm tại Việt Nam.

Ở lĩnh vực phần mềm quản trị nhân sự, chúng ta cũng có thể kể đến sự đối đầu, cạnh tranh của các nhà cung cấp như FPT, Tinh Vân, VnResource…

Tại sao cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh

  • Indirect Competitors

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là đối thủ cung cấp các sản phẩm không giống nhau nhưng có thể đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng hoặc giải quyết cùng một vấn đề.

Nếu bạn đang xây dựng một công cụ trò chuyện, các đối thủ cạnh tranh gián tiếp sẽ bao gồm email, Facebook Groups và các công ty tiềm năng như Skype hoặc Trello.

Ví dụ: Trên cùng một khu phố, 2 nhà hàng món ăn Việt sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Còn nhà hàng món ăn Âu sẽ là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của 2 nhà hàng món ăn Việt.

Indirect Competitors

Tmakerting mách: Bạn có thể xác định cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp bằng cách tìm kiếm các từ khóa cụ thể trong Google hoặc bằng cách sử dụng Trình khám phá từ khóa của Google. Sau đó, đào sâu hơn. Đến những nơi mà người dùng đang dành thời gian như Facebook hoặc Linkedin và nói chuyện trực tiếp với họ.

Sau khi bạn đã xác định được các đối thủ của mình, bạn cần phải xây dựng hồ sơ của những đối thủ lớn và trực tiếp của mình. Những hồ sơ này sẽ cho bạn một mô tả chi tiết về nền tảng, tài chính, sản phẩm, thị trường, cơ sở vật chất, nhân viên và các chiến lược của đối thủ. Nó sẽ bao gồm:

  • Lý lịch:

-Địa chỉ văn phòng, nhà máy và các hình thức hiện diện online (Website. Fanpage)

-Lịch sử – Đặc điểm chính, ngày tháng quan trọng, các sự kiện và xu hướng

-Chủ sở hữu, ban quản trị và cơ cấu tổ chức

  • Tài chính:

-Tỉ trọng P-E, chính sách trả cổ tức, và lợi nhuận

-Các tỉ lệ tài chính

-Phát triển lợi nhuận như thế nào và phương pháp

  • Sản phẩm:

-Dòng sản phẩm và tỉ trọng các sản phẩm

-Các cải tiến của sản phẩm mới, tỉ lệ thành công của sản phẩm mới, ưu thế R&D

-Thương hiệu, ưu thế của thương hiệu, sự trung thành dành cho thương hiệu hiệu và độ nhận thức thương hiệu

Tại sao cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh

  • Marketing:

-Phân khúc thị trường, thị phần, nền tảng khách hàng, tỉ lệ tăng trưởng và sự trung thành của khách hàng

-Promotional mix, ngân sách quảng bá, chủ đề quảng cáo, agency quảng cáo, tỉ lệ chốt sale,

-Các kênh phân phối, các thỏa thuận, đối tác và độ bao phủ địa lý

-Giá, cả, các chương giảm giá, và trợ cấp

  • Nhân viên:

-Số lượng nhân viên, các nhân viên nòng cốt và các kỹ năng cần có

-Khả năng quản lý và phong cách quản lý

-Lương thưởng, tỉ lệ thôi việc

  • Các chiến lược của tổ chức và các chiến lược marketing

-Mục tiêu, tầm nhìn, kế hoạch phát triển, thành tựu

-Các chiến lược marketing

Xác định những chiến thuật và điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh

Điểm mạnh ở đây có thể là sản phẩm, giá cả, công nghệ.

Tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng công nghệ nào. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh lãng phí và đầu tư hiệu quả hơn, từ đó, tăng năng suất và hiệu quả công việc.

Ví dụ như, trong lúc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn có thấy nhiều đánh giá tích cực về dịch vụ khách hàng của họ. Và bạn biết được rằng các đối thủ của mình đang sử dụng các công cụ, phần mềm dịch vụ khách hàng mà bạn chưa từng sử dụng. Thông tin này sẽ giúp bạn giành được ưu thế trong các quy trình hoạt động so với đối thủ cạnh tranh.

Để biết được các đối thủ của bạn đang sử dụng công cụ hay phần mềm bổ trợ gì, bạn có thể copy URL của đối thủ vào Built With, đây là một công cụ hiệu quả giúp bạn biết được các đối thủ của bạn đang sử dụng những công nghệ nào, plugin nào, v.v từ các hệ thống phân tích cho đến CRM.

Phân tích hoạt động Marketing của đối thủ cạnh tranh

  • Phân tích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu kĩ về những hàng hóa hoặc dịch vụ mà đối thủ của bạn đang offer qua các khía cạnh sau:
  • Technology – loại công nghệ nào được sử dụng để tạo nên sản phẩm?
  • Perks – họ có tặng free thứ gì không, ví dụ như ebooks hoặc webinars? họ có offer khuyến mãi, giảm giá không?
  • Core selling point – họ đang nhắm tới ai?
  • Một bản phân tích chi tiết về sản phẩm sẽ giúp bạn xác định được những ưu điểm, lợi thế mà đối thủ bạn đang rao bán và dựa vào đó tạo lợi thế cho mình. Có thể bạn cũng sẽ tặng kèm những khóa webinars hấp dẫn? liệu bạn có nên offer free trial?

Tìm kiếm cả những hệ thống affiliate của đối thủ vì nhờ kiểu chương trình này mà brand awareness được lan tỏa rộng rãi đồng thời gia tăng doanh thu.

Đặc biệt đối với công ty có sản phẩm công nghệ thì có thể tìm hiểu thêm về công nghệ họ sử dụng bằng hai cách. Một là sử dụng các trang web mà nói về những loại công nghệ nào tạo nên sản phẩm như web BuiltWith. Hai là nhìn vào danh sách nhân sự và công việc họ làm. Thường là các công ty khi tuyển nhân sự mới sẽ ghi ra các yêu cầu cũng như loại công việc sẽ làm như ngôn ngữ lập trình, email marketing, hệ thống phân tích dữ liệu, …

  • Phân tích cách các đối thủ cạnh tranh của bạn tiếp thị sản phẩm của họ.

Bạn sẽ cần phải phân tích các dòng sản phẩm của họ và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sản xuất.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải quan tâm đến giá cả và các chương trình khuyến mãi mà họ đưa ra cho các khách hàng.

Để đánh giá các nỗ lực marketing của các đối thủ, bạn có thể phân tích website của chính công ty của họ.

Phân tích hoạt động Marketing của đối thủ

  • Nghiên cứu chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn.

Để làm được điều đó, bạn nên lưu ý vào số lượng của những yếu tố sau.

Họ có hàng trăm các bài blog, hay chỉ vài bài blog cơ bản? Fanpage của họ có nhiều bài viết không?

Sau đó là tần suất ra nội dung. Họ có xuất bản nội dung liên tục, mỗi tuần hay mỗi tháng? Có thường xuyên xuất bản case study và ebook hay các trải nghiệm thực sự từ chính các khách hàng không?

Kế đó, bạn nên bắt đầu đánh giá các nội dung của họ. Nếu như họ có rất nhiều bài blog, nhưng chất lượng của từng bài blog lại không có, thì các khách hàng mục tiêu cũng sẽ không có thêm bất cứ giá trị nào.

Sau đó, bạn cần xem xét vào các hình ảnh mà các đối thủ đang sử dụng, họ sử dụng hình ảnh bản quyền, hay có sử dụng câu từ hoặc CTA trên ảnh không?

Sau khi bạn đã hiểu được chi tiết các chiến lược nội dung của đối thủ, bạn cần phải đánh giá xem liệu các chiến lược này có đang hiệu quả.

Lưu ý: Bạn cũng cần nghiên cứu về cách đối thủ của bạn đang làm SEO như thế nào

Khi đánh giá về SEO của đối thủ thì ta cần chia thành hai nhóm chính:

Cấu trúc của content

Đầu tiên là xem những content họ làm có cấu trúc như thế nào, họ có sử dụng các thành tố tương tác như mục lục? Họ có sử dụng nền màu cho text? Họ đặt headings như thế nào? … Những yếu tố này có vẻ vụn vặt nhưng tất cả cộng hưởng lại sẽ tạo nên tác động tích cực tới website cũng như định vị thương hiệu.

Keyword

Nhắc đến SEO thì không thể không nhắc đến từ khóa – keyword. Bạn có thể tìm hiểu xem đối thủ đang sử dụng những loại từ khóa nào và họ đang xếp hạng bao nhiêu với từ khóa đó để ta có thể khai thác và lên chiến lược phù hợp để vượt họ với những từ khóa thích hợp, có lợi thế cho doanh nghiệp.

Ngoài ra ta có thể tìm hiểu thêm về các vấn đề khác trong làm SEO của đối thủ cạnh tranh như phân tích backlinks, domain, nội dung content, …

  • Phân tích mức độ tương tác trên nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn 

Để biết được độ tương tác của người xem đến các nội dung của đối thủ, bạn cần phải xem cách mà các khách hàng mục tiêu phản hồi với những bài đăng của đối thủ cạnh tranh của bạn.

Phân tích hoạt động Marketing của đối thủ

Kiểm tra số lượng comment, share và like trên các nội dung của đối thủ, và xem rằng liệu:

  1. Có chủ đề nào có lượt tương tác cao hơn những chủ đề khác không
  2. Các bình luận có tiêu cực, tích cực hay cả hai
  3. Người đọc có phản hồi tích cực trên các cập nhật của Facebook về nội dung cụ thể nào không

Đừng quên lưu ý lại nếu như các đối thủ của bạn chia danh mục các nội dung của họ dựa trên tag, và liệu họ có thêm và các kênh truyền thông social của mình trên các nội dung không. Đây đều là những hoạt động giúp tăng tương tác cho những nội dung của đối thủ

  •  Quan sát cách đối thủ cạnh tranh của bạn quảng bá nội dung tiếp thị.
Tiếp theo đó, bạn cần phải xem xét cách mà họ tiếp thị nội dung của mình:
  1. Độ phân bố của keyword
  2. Cách tối ưu hình ảnh
  3. Cách sử dụng internal link

Các câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn tập trung vào những yếu tố cần thiết nhất:

  1. Họ có đang sử dụng keyword nào mà bạn chưa sử dụng không?
  2. Các nền tảng social media nào mà các đối tượng mục tiêu của bạn đang sử dụng và ưa thích.
  3. Traffic đến các website của đối thủ bao gồm những ai?

Phân tích hoạt động Marketing của đối thủ

  • Xem xét sự hiện diện trên mạng xã hội, chiến lược và nền tảng truy cập của đối thủ cạnh tranh.

Làm cách nào mà các đối thủ của bạn tăng độ tương tác đối với thương hiệu của họ thông qua các kênh truyền thông xã hội.

Nếu như các đối thủ của bạn đang sử dụng những mạng xã hội mà bạn chưa tham gia, bạn có thể  tìm hiểu thêm về nền tảng đó để phát triển doanh nghiệp của mình.

Để biết được liệu các nền tảng truyền thông xã hội đó có xứng đáng đến đầu tư hay không, hãy tham khảo tỉ lệ tương tác của đối thủ trên các trang đó.

Một số nền tảng phổ biến hiện nay là: Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, LinkedIn, YouTube, Pinterest

Sau đó bạn cần phải tìm hiểu về:

  1. Số lượng fan, người theo dõi
  2. Tần suất đăng bài
  3. Độ tương tác

Phân tích hoạt động Marketing của đối thủ

Để phân tích các đối thủ cạnh tranh, bạn cũng cần phải phân tích về chiến lược content marketing của đối thủ.

  1. Họ đang đăng những loại nội dung nào? Có hướng người dùng đến landing page không, có nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng tiềm năng không?
  2. Các content này có “chính chủ” không? Hay được lấy từ những nguồn nào.
  3. Cách mà các đối thủ của ban tương tác với những người xem? Tần suất người theo dõi tương tác với các bài viết
  • Thực hiện Phân tích SWOT để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của đổi thủ cạnh tranh.

Trong lúc bạn đánh giá mỗi yếu tố trong việc phân tích các đối thủ cạnh tranh (doanh nghiệp, doanh thu và marketing), bạn cũng đừng quên thực hiện các phân tích SWOT về các đối thủ kinh doanh của mình.

Bạn có thể bắt đầu từ một số câu hỏi như:

  1. Những gì mà các đối thủ của bạn đang làm tốt? (Sản phẩm, content marketing, social media,…)
  2. Những ưu thế của đối thủ so với doanh nghiệp của bạn
  3. Nhược điểm của các đối thủ
  4. Ưu thế của doanh nghiệp bạn so với đối thủ
  5. Ở mảng nào mà bạn xem các đối thủ của mình là một mối nguy cơ
  6. Có cơ hội nào trong thị trường mà các đối thủ của bạn đã xác định được

Phân tích hoạt động Marketing của đối thủ

Từ đó, bạn sẽ có thể so sánh các yếu điểm của đối thủ so với các điểm mạnh của mình, và ngược lại. Nhờ vậy mà bạn sẽ không chỉ có thể nâng tầm vị thế của công ty, mà còn khám phá ra được những khu vực mới giúp cải thiện chính thương hiệu của mình.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo các mô hình để phân tích đối thủ cạnh tranh như:

  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: là mô hình giúp đánh giá, phân tích 5 lực lượng khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp như quyền lực thương lượng của khách hàng, mức độ cạnh tranh trong ngành, quyền lực thương lượng của nhà cung ứng, đe dọa của sản phẩm thay thế và đe dọa gia nhập mới.
  • Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: là một mô hình giúp xác định các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và so sánh các điểm mạnh/ điểm yếu của chính doanh nghiệp đó với đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp.
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: Mô hình đa giác cạnh tranh là mô hình gồm có nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong mối tương quan với các đối thủ.
  • Phân tích nhóm chiến lược: là khung phân tích cho phép doanh nghiệp phân tích các đối thủ cạnh tranh theo từng cụm.

Những lưu ý khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh

Các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong hoạt động marketing hiệu quả nhất hiện nay

Khi bạn bắt tay vào phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần chú ý một số lưu ý sau:

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh không phải việc một sớm một chiều: Thông tin về đối thủ là tập hợp dữ liệu trong một khoảng thời gian dài, doanh nghiệp đối thủ cũng không ngừng phát triển. Vì vậy, việc thu thập dữ liệu là một quá trình liên tục — không phải việc bạn làm một lần rồi không bao giờ lặp lại.
  • Lưu ý đến thời gian, thời điểm thực hiện phân tích: Khi xem xét dữ liệu của đối thủ cạnh tranh, hãy nhớ nghiên cứu xem các công ty đã phát triển và tiến bộ như thế nào theo thời gian thay vì xem xét các phương pháp tiếp cận của họ tại một thời điểm cố định duy nhất.
  • Cần có định hướng ngay từ khi bắt đầu: Nếu bạn thiếu định hướng trong khi tập hợp các phân tích cạnh tranh của mình và không có mục tiêu cuối cùng rõ ràng, công việc sẽ khó khăn hơn rất nhiều do bạn phải loay hoay giữa tập hợp thông tin hỗn độn. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, hãy xác định mục tiêu của bạn và những gì bạn hy vọng sẽ tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình.
  • Phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu (bỏ qua các thành kiến cá nhân): Khi bạn phân tích cạnh tranh, điều quan trọng là phải nhận thức được các giả định ban đầu của bạn và kiểm tra kỹ lưỡng trên cơ sở dữ liệu thay vì dựa vào những gì bạn “nghĩ” là đúng về đối thủ cạnh tranh của mình.
  • Đầu tư để có các thông tin chất lượng: Nếu bạn dám đầu tư để thu về những thông tin chất lượng thì sẽ giúp đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu xung quanh phân tích cạnh tranh. Điều đó giúp bạn có thể đưa ra những kết luận chính xác và nhanh chóng dựa trên những thông tin xác thực.

Trên đây là cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh mà Simple Page đã tổng hợp. Hy vọng bạn đã có thể những thông tin hữu ích và dễ dàng thực hiện khi phân tích đối thủ của chính doanh nghiệp mình.

Nguồn: Tổng hợp từ tmarketing, moavietnam, dnbvietnam
Xem thêm: Hướng dẫn tạo Bio Page gắn TikTok

Nếu bạn cần hỗ trợ có thể liên hệ Admin qua

ZALO NÀY=>ZALO

=> Ngoài ra tư vấn về Marketing Online, SEO, Guest Post, làm Website, làm Landing Page,… thì liên hệ thông tin ở trên nhé ! 

Có thể bạn quan tâm:

  • 3 bước cơ bản để xây dựng chiến dịch Digital Marketing
  • 3 sai lầm phổ biến khi triển khai nội dung quảng cáo Facebook
  • Cách tạo landing page đẹp miễn phí chỉ với 10 bước đơn giản

     

Bài Viết Trước

Cách đăng ảnh lên Facebook không bị vỡ hình

Bài Viết Tiếp Theo

Mindmap là gì? Tổng hợp các mindmap về Marketing hay nhất 2022

Thoại Nghiêm

Thoại Nghiêm

Xin chào, mình là Thoại Nghiêm.

Bài viết liên quan

hinh-thuc-kiem-tien-voi-mmo
Tin tức chung

MMO là gì? Top 12+ hình thức kiếm tiền với MMO hiệu quả nhất 2023

10/03/2023
cach-kiem-tien-online-hieu-qua-nhat
Case Study

Cách kiếm tiền online hiệu quả nhất 2023- Không vốn, ai cũng làm được!!!

10/03/2023
Cách kiếm tiền online 4.0 từ các sàn thương mại điện tử
Tin tức chung

Cách kiếm tiền online 4.0 từ các sàn thương mại điện tử

13/01/2023
Bài Viết Tiếp Theo
mindmap-la-gi

Mindmap là gì? Tổng hợp các mindmap về Marketing hay nhất 2022

Tổng Hợp 4 Công Cụ Digital Marketing Giúp Bạn Kinh Doanh Hiệu Quả Nhất Định Phải Biết

Tổng Hợp 4 Công Cụ Digital Marketing Giúp Bạn Kinh Doanh Hiệu Quả Nhất Định Phải Biết

Quy Trình Thiết Lập Đơn Hàng Ảo Vào Landing Page Nhằm Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi Bán Hàng

Quy Trình Thiết Lập Đơn Hàng Ảo Vào Landing Page Nhằm Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi Bán Hàng

6 Bước Triển Khai Digital Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Startup

6 Bước Triển Khai Digital Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Startup

Dành cho bạn

Thiết Kế Landing Page A-Z miễn phí
Cách Tạo Bio Link Tiktok Miễn Phí
1000+ Mẫu Landing Page chọn lọc
100+ Mẫu Bio links miễn phí
Kho Ebook Kinh doanh Marketing
1000+ Mẫu Content bán hàng
10 GB Tài liệu Digital Marketing

Bài viết xem nhiều

web-xem-phim-mien-phi

Tổng hợp 13 web xem phim miễn phí FULL HD tốt nhất 2023

16/02/2023
Tổng hợp 105 Font chữ Việt Hóa trên Canva

Tổng hợp 105 Font chữ Việt Hóa trên Canva

07/03/2023
Hướng dẫn xây dựng kênh Tiktok từ A-Z mới nhất 2023

Hướng dẫn xây dựng kênh Tiktok từ A-Z mới nhất 2023

16/02/2023

Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn có thể

Điền thông tin hoặc livechat góc phải, tư vấn viên sẽ hỗ trợ bạn ngay khi có thông tin!

Simple Page là nền tảng thiết kế Landing Page miễn phí với hơn 2000 mẫu Landing Page Việt hóa được tối ưu đẹp mắt. Hỗ trợ đắc lực cho cá nhân, doanh nghiệp trong các chiến dịch marketing online giúp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

ĐIỀU KHOẢN & CHÍNH SÁCH

  • Về chúng tôi
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Câu hỏi thường gặp
  • Chính sách Affliate
  • Tuyển dụng

KIẾN THỨC – TÀI LIỆU

  • Blog Kiến thức
  • Kho giao diện
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Khóa học Landing Page
  • Khóa học Quảng cáo
  • Tài liệu – Ebook kinh doanh

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

  • Tạo Bio Link miễn phí
  • Mẫu CV online
  • Web bán hàng TikShop
  • Dịch vụ thiết kế Landing Page
  • Dịch vụ thiết kế website
  • Dịch vụ Backlink/Guest Post

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Số 160 Đường số 2, KP 5, P. Hiệp Bình Phước, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
  • 0778 7777 97 (Tư vấn miễn phí)
  • info@simplepage.vn
  • simplepage.vn

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

  • CÔNG TY TNHH ATP MEDIA
  • Mã số doanh nghiệp: 0316213759
  • Lĩnh vực kinh doanh: Phần mềm Marketing
  • Thời gian làm việc: 8:00 – 22:00 (Thứ 2 – Thứ 7 )

KẾT NỐI VỚI SIMPLE PAGE

Facebook Layer-group Youtube
DMCA.com Protection Status

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Blog
    • Tài liệu – Ebook
    • Hướng dẫn
  • Kho giao diện
  • Bảng giá
  • Tính năng
  • Khóa học
  • Giải pháp
    • Giải pháp kinh doanh online
    • Thiết kế Landing Page
    • Thiết kế Website Chuẩn SEO
    • Dịch vụ SEO Guest Post

© 2020 Simple Page - NỀN TẢNG XÂY DỰNG LANDING PAGE MIỄN PHÍ.