Một vài nghiên cứu cho thấy, đến 81% khách hàng tìm kiếm nhà hàng trên các ứng dụng điện thoại và 92% tìm kiếm thông qua các trình duyệt web trong 6 tháng vừa qua; 84% trong số đó có xu hướng tìm kiếm các thông tin về một nhà hàng trước khi quyết định dùng bữa ở đó. Vì thế, đầu tư vào việc cải thiện website nhà hàng để hiển thị tốt hơn là một cách hiệu quả để tăng doanh thu bán hàng.
Vậy thì, làm thế nào để các nhà hàng tiếp cận được với các thực khách đang tìm kiếm một nơi phù hợp để dùng bữa? Dưới đây là 5 cách để tối ưu hóa hiển thị trên internet và tăng doanh thu cho nhà hàng.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhà hàng theo khu vực
Hơn 82% khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm theo khu vực? Trên thực tế, tra cứu theo vị trí gần 1/3 tổng các tìm kiếm trên Google. Khi khách hàng muốn xác định một nơi nào đó để ăn uống với bạn bè, họ có xu hướng tìm kiếm những quán ăn gần nơi họ sống.
Nhiều khách hàng tìm kiếm nhà hàng dựa trên định vị khu vực xung quanh họ
Ở mức độ chuyên sâu hơn, khách hàng tìm kiếm nhà hàng dựa trên địa điểm, chất lượng và loại hình. Họ có xu hướng tìm kiếm những quán ăn có gì đó đặc biệt, nhưng trong khu vực họ tiện di chuyển. Một vài từ khóa tìm kiếm phổ biến nhất là nhà hàng gần tôi hay nhà hàng tốt nhất tại thành phố X nào đó.
Vì thế, thiết kế giao diện website phù hợp với đặc điểm tìm kiếm của khách hàng là một điều khá quan trọng với các nhà hàng. Phát triển thương hiệu nhà hàng vẫn là mục tiêu lớn, nhưng điều bức thiết hơn cả là chuyển đổi được lượng khách hàng truy cập này thành doanh thu thực tế.
Do đó, các nhà hàng có thể cân nhắc điều chỉnh các món ăn hiển thị cho phuf hợp với nhu cầu của thực khách từng khu vực. Ví dụ, nếu website của bạn định vị là nhà hàng đồ chay, bạn có thể tối ưu được các tìm kiếm như nhà hàng chay gần tôi, nhà hàng chay ở Sài Gòn, nhà hàng chay ở quận %, hoặc nhà hàng chay ở trung tâm. Các bộ từ khóa này không chỉ thu hút các khách hàng không ở khu vực này mà còn thu hút cả những khách hàng có nhu cầu đến trong tương lai.
Trên thực tế, cách đơn giản nhất để quảng bá nhà hàng là biết chính xác bạn đang phục vụ cái gì và ở đâu, từ đó chia sẻ thông tin một chính xác nhất. Thuật toán của Google được tạo ra để tối ưu hóa điều này. Ngoài ra, đừng quên check-in địa chỉ quán của mình trên Google+, Facebook, Zalo, Foody, … để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.
Tận dụng các kênh review trực tuyến miễn phí hoặc trả phí
Xuất hiện trên các bảng xếp hạng trực tuyến luôn được Google đánh giá cao. Dưới đây là một vài trang review đồ ăn uy tín trong lĩnh vực này.
Một vài trang Review trực tuyến miễn phí
- TripAdvisor
- Google (có đến khoảng 64% người dùng truy cập)
- Foody
- Địa điểm ăn uống
Một vài trang xếp hạng trực tuyến trả phí ( không phổ biến ở Việt Nam)
- OpenTable
- AirBnb (thuộc Rezy)
- Rezy
- Grubhub
- DoorDash
- Seamless
- UberEats
- Postmates
Phần lớn các nền tảng nầy đều được tích hợp định vị trên Google và tối ưu hóa tìm kiếm với từ khóa nhà hàng trong khu vực hoặc nhà hàng gần tôi. Nhà hàng chỉ cần thường xuyên theo dõi và đọc các bình luận của khách hàng. Nhiều trang trong số này cũng bao gồm các xếp hạng trả phí. Danh sách này được tạo cho các nhà hàng đăng ký dịch vụ, và cũng để tối ưu hóa từ khóa giao đồ ăn gần tôi.
Giao diện Review của Foody
Chủ động kiểm soát các này và phản hồi các đánh giá của khách hàng nhanh chóng nhất có thể . Ngoài ra, việc chủ động kiểm soát các kênh này cho phép nhà hàng thường xuyên cập nhật thông tin như giờ mở cửa hay các thay đổi trong menu.
Dành thời gian kiểm tra từng nền tảng, từng bình luận một là một công việc tốn thời gian và công sức, thế nhưng đây là một sự đầu tư xứng đáng.
Tận dụng các phản hồi tích cực để Marketing
Những phản hồi tích cực có giá trị cực kỳ lớn với nhà hàng, nhất là khi chúng đang ngày càng có sức ảnh hưởng đến với giới trẻ. Không có công cụ Marketing nào hiệu quả hơn là các phản hồi tích cực chân thành từ chính thực khách.
Theo thống kê, có đến 88% người dùng tin vào các phản hồi trực tuyến và chia sẻ điều đó với bạn bè, trong khi 92% khẳng định họ tin tưởng vào các thông tin này hơn là quảng cáo thông thường. Các phản hồi thể hiện được chân thực nhất cảm nhận của khách hàng đã từng trải nghiệm dịch vụ.
Những đánh giá phản hồi tích cực chính là công cụ Marketing tốt nhất của nhà hàng
Các trang như Google, Facebook và Foody đang hỗ trợ ngày càng đắc lực cho việc đánh giá phản hồi và chứng tỏ được sức mạnh của chúng với kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, đây là một hành trình cần có thời gian.
Bạn hoàn toàn có thể hiển thị thêm các đánh giá này trên các trang như facebook, Google để kích thích người dùng. Ngoài ra, xây dựng các tính năng cho phép khách hàng viết đánh giá trực tiếp trên trang web cũng là một ý tưởng không tồi. Thuật toán của Google có thể đo đếm được các phản hồi này và tăng khả năng tiếp cận của khách hàng đến với các nhà hàng chất lượng.
Thêm nữa, các đánh giá của khách hàng cũng là một công cụ hỗ trợ nhà hàng nhận diện được những điểm tích cực hay tiêu cực đang diễn ra. Nhiều công cụ đang hỗ trợ tích hợp phản hồi khách hàng ngay trên ứng dụng đặt hàng và chăm sóc khách hàng.
Tạo ra một trang thực đơn riêng
Một khảo sát của OpenTable cho thấy, có 93% người dùng tìm kiếm thực đơn nhà hàng trước khi quyết định đặt chân đến. Thiết kế một trang thực đơn riêng không phải là một điều không khó nhưng có thể mang lại những hiệu quả không ngờ. Các chủ nhà hàng cũng nên chú trọng tạo ra một giao diện thực đơn hấp dẫn để thúc đẩy khách hàng ra quyết định nhanh. Ngoài ra, cập nhật thường xuyên menu và đặt tên món chứa các từ khóa cũng hỗ trợ tăng khả năng xuất hiện trong các tìm kiếm.
Đăng tải một thực đơn rõ ràng dễ hiểu và có đầu tư không chỉ giúp tối ưu hóa tìm kiếm mà còn kích thích khách hàng đến nhiều hơn
Đừng chỉ dừng lại ở việc đăng tải một file PDF thực đơn lên trang web của mình. Bởi lẽ, Google có một con “bọ” đọc tần suất xuất hiện của các từ khóa trên trang web. Khi tìm thấy nhiều từ khóa liên quan trong trang web, Google sẽ nhận diện trang của bạn có thông tin phù hợp với tìm kiếm của khách hàng. Đây là một trong những cách chuẩn xác và đơn giản nhất để nâng hạng hiệu quả các kết quả tìm kiếm.
Nếu thông tin bạn đăng tải nằm trong file PDF, thực đơn sẽ cần được mã hóa trên trang web. Nhờ có điều này, trang web của bạn có thể hiển thị khi khách hàng tìm kiếm những từ khóa liên quan.
Trước khi đăng tải nội dung này, hãy đọc thật kỹ và chắc chắn rằng thông tin đủ rõ ràng và dễ hiểu. Hãy thêm thật nhiều từ khóa và hình ảnh liên quan. Hãy truyền tải đủ độ “ngon” của món ăn thông qua website, vì bạn biết đó, từ “food porn” sinh ra có lý do của nó. Thêm nữa, hình ảnh minh họa đi kèm trong các thực đơn thúc đẩy thêm 53% người dùng lựa chọn thay vì các thông tin vu vơ không có cơ sở trên Internet.
Xây dựng một chiến lượt SEO có đầu tư
Chiến lược phát triển danh sách các từ khóa mục tiêu
Khi tìm hiểu về SEO dành cho nhà hàng, bạn có thể thấy có nhiều cách để cải thiện kết quả tìm kiếm website của nhà hàng. Một trong những cách đó là xác định được các từ khóa phù hợp và tối ưu nó. Bao gồm cả từ khóa và cụm từ khóa.
Từ khóa, hay từ khóa chính, thường chứa một hoặc hai từ người dùng Google hay tìm kiếm nhất.
Ví dụ, trong ngành F&B, đó là các từ như nhà hàng, giao hàng nhà hàng, nhà hàng Ý, nhà hàng Trung… Các từ khóa gốc này có thể được hiển thị mở rộng ra với các tìm kiếm liên quan. Những từ khóa này thường dành cho những thực khách chưa có kế hoạch cụ thể nào khi tra cứu mà chỉ đang mơ hồ chung chung,
Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ để trang web của bạn xuất hiện ở vị trí đầu trên trang tìm kiếm. Đơn giản thôi, vì những từ khóa kiểu này xuất hiện đầy rẫy trên mạng, gần như nhà hàng nào cũng sẽ SEO những từ khóa này. Dù không thể đưa bạn lên những vị trí đầu trong kết quả tìm kiếm nhưng các từ khóa này vẫn cần được sử dụng. Bởi lẽ, khi trang web của bạn ngày càng được hoàn thiện, con “bọ” Google sẽ hiểu đây là nội dung chính của trang web và sẽ tối ưu hóa việc hiển thị đến các đối tượng chính xác hơn.
Các cụm từ khóa dài thường chứa khoảng ba từ trở lên, có xu hướng chuyên biệt hơn. Đây cũng là những từ khóa hỗ trợ trang web của bạn nổi trội hơn so với các trang tương tự na ná. Một vài ví dụ cho các cụm từ khóa này là gà tikka masala hay nhà hàng đang mở cửa hay đơn giản là cái tên của chính nhà hàng.
Theo thời gian, bạn lại càng cần phát triển thêm nhiều các cụm từ khóa để hiện thị tốt hơn trên internet. Thêm nữa, các cụm từ khóa dài cũng hỗ trợ xác định nhóm khách hàng mục tiêu của bạn, ví dụ như từ khóa nhà hàng ăn chay bình dân.
Thêm Schema vào trang web
Khi nội dung của trang web đã đầy đủ, và phần nào cải thiện được thứ hạng của mình trên các kết quả tìm kiếm, bạn có thể quan tâm đến các thay đổi về sâu hơn bên trong, liên quan đến kỹ thuật
Một kỹ thuật có thể sử dụng để cải thiện hiển thị trong các kết quả tìm kiếm là thêm các Schema vào web.
Schema được hiểu là một đoạn code được gắn vào website để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết, phân loại và trả về kết quả nhanh chóng, chính xác hơn. Nếu không có Schema thì một website sẽ chỉ bao gồm các thông tin không có ngữ cảnh.
Schema thực chất cũng đã được thêm vào trang web khi bạn sử dụng các bên thứ ba hỗ trợ. Nếu không, tự thêm Schema vào trang web cũng một cách hữu hiệu để hỗ trợ hoạt động.
Schema.org, một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các trang web
Nghe có vẻ to tát nhưng thực chất công việc này tương đối đơn giản. Nếu muốn tự mình làm, bạn có thể truy cập Schema.org và làm theo hướng dẫn. Hơi mất thời gian một chút, nhưng công cụ này không quá phức tạp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Google’s Structured Data Markup Helper, một công cụ miễn phí hỗ trợ tạo Schema. Tất nhiên nhờ đến sự trợ giúp của bên thứ ba cũng là một lựa chọn không tồi.
Một lời khuyên là Schema đặc biệt hữu dụng với các đánh giá của người dùng, hỗ trợ tăng các nhận xét. Đây là nguồn nội dung Google nhận định có giá trị cao để đánh giá xếp hạng.
Theo Fnbvietnam