Cấp độ kinh doanh là gì? Cùng Simple Page tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !
3 cấp độ kinh doanh
Cấp độ 1: Kinh doanh vốn tự có
Đừng có nghĩ bậy mà nghĩ thế cũng không sai đâu nhé. Vốn tự có là thứ chúng ta đang sẵn có và đem ra đổi lấy tiền. Ở đây sẽ bao gồm như:
- Đi làm
Đổi thời gian + kĩ năng thành lương & thưởng hàng tháng. Kĩ năng càng điêu luyện thì càng được định giá cao. Nên có người lương chỉ 3tr nhưng có người 500tr. Muốn lương cao thì cách dễ thấy nhất là học và rèn.
- Chạy grab
- Bán hàng online
(1) Am hiểu: càng biết mối hàng ngon, xu hướng thị trường và cách làm content thả thính càng kiếm dc nhiều lợi nhuận.
(2) Quan hệ: càng đi nhiều chơi nhiều càng am hiểu và thêm cơ hội
Cho nên các group trả phí và workshop của các đơn vị tổ chức rất nên đi các bạn nhé. Phần đông sẽ ở trong cấp độ 1 này. Nhưng chỉ cần năng động, tham vọng hơn 1 xíu bạn sẽ qua đến Cấp 2.
Cấp 2: Kinh doanh hệ thống
Bạn thấy rằng nếu có thêm đồng đội và công cụ sẽ kiếm được nhiều hơn, và có thể mở rộng gấp nhiều lần quy mô. Lúc này ngoài các năng lực ở cấp 1, bạn cần thêm Lãnh đạo & Quản trị
- Lãnh đạo : Ở mức căn bản thì lãnh đạo là 3 thứ sau đây hợp lại
- Truyền cảm hứng: tạo niềm tin, khí thế và năng lượng cho đội ngũ. Cái này ko nằm ở chuyên môn, mà là cái tâm kết hợp với thuật dụng nhân
- Dẫn dắt: chỉ ra các cơ hội và định hướng để mọi người đi theo. Đại loại biết chỗ nào vàng để đào, chỗ nào vực để né
- Gắn kết: giữa bên trong với bên ngoài, giữa phe này với phe khác.
- Quản trị : ở mức căn bản thì Quản trị là 3 thứ sau đây hợp lại
(3) Gia tăng các ưu thế và năng lực lõi: để đi lâu dài cần tạo dựng được khoảng cách so với đối thủ, và tăng hiệu quả trên nguồn lực. Nhà quản lí tốt sẽ biết đầu tư cho công nghệ, quy trình, mối quan hệ, đối tác…để tăng trưởng
Ví dụ điển hình là đa cấp. Bán những sản phẩm rất vớ vẩn, nhưng thu hút hàng vạn người tham gia 1 cách say mê, cống hiến 1 cách điên dại. Vừa nghe có mấy công ty bán mỹ phẩm online theo hướng đa cấp doanh số cả ngàn tỉ sau vài năm mà sững sờ.
Cấp 3: Kinh doanh Thương hiệu
Khi bạn đã xây được 1 hệ thống rồi, thì cần có thương hiệu – chính là 1 tài sản vô hình, nhưng có thể sinh ra tiền 1 cách khủng khiếp
- Nhân hiệu: tiêu biểu là PTL, người kiếm dc xx tỉ nhờ các khoá học phát triển cá nhân . Hay LTD, cũng đạt tới x tỉ/ tháng nhờ các khoá học online
- Nhãn hiệu: các công ty có Nhãn hiệu ngon có thể: (1) Thu hút nhân tài, dễ thấy Apple mà tuyển thì nhân sự hào hứng tột độ, còn Abcphone tuyển chắc không mấy ai quan tâm; (2) Thu hút nhà đầu tư tài: đọc báo thấy các mô hình xyz ko ra lợi nhuận mà định giá cả triệu đô. Trong khi mình làm ra lợi nhuận mà ko ai quan tâm. Ăn thua ở cái tiếng; (3) Thu hút đối tác: nhà cung cấp cho nợ, đối tác xếp hàng muốn làm cùng, 1 cái file excel nhượng quyền thôi cũng hàng người muốn theo.
Ban đầu thương hiệu khá liên quan đến Nhân hiệu của người chủ. Nhưng về lâu dài thì người ta chỉ còn nhớ đến công ty. Ví dụ các bạn khởi nghiệp đều biết Sơn Trần – Ceo Tiki 10 năm trước nhưng khi Tiki quá lớn rồi thì cái tên Tiki sẽ thu hút công chúng hơn.
Cấp 4, cấp 5, …cấp n. Vô số , không kể hết được. Kết lại: muốn kinh doanh được cần:
- Biết mình mạnh ở đâu: từ đó phát huy, gia tăng cơ hội trên năng lực vốn có
- Biết ai để cộng tác: chọn đúng người thì gấp vài lần thành công. Vì vậy networking cực kì quan trọng
- Biết huy động nguồn lực ở đâu: để gia tăng năng lực, đốt cháy giai đoạn. Nên càng muốn lên cần hiểu về Lãnh đạo, Quản trị, Tài chính, Đầu tư….
Chúc các bạn thành công.
Nguồn: Kinh doanh trong kỉ nguyên số
Có thể bạn quan tâm:
5 Lý do tại sao kinh doanh phải làm Branding